Nguyên nhân gây tuần hoàn máu kém ở chân
Nói một cách đơn giản, nguyên nhân là do dây thần kinh đã bị chèn ép và sự lưu thông máu bị cản trở.
Và khi mắc các vấn đề về tuần hoàn máu thì cảm giác tê rần và khó chịu này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn chứ không chỉ xảy ra sau khi ngồi một chỗ quá lâu. Ở những người bị suy tĩnh mạch, cảm giác này ở chân thường đi kèm với những hiện tượng khác như nặng nề, đau nhức, sưng phù, chân không yên và mỏi.
Tuần hoàn máu kém có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Nguyên nhân gây tuần hoàn máu kém ở chân
Các vấn đề về tuần hoàn máu xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần cơ thể (thường là chân) bị giảm. Hệ tuần hoàn gồm có các mạch máu với nhiệm vụ vận chuyển máu cùng với oxy và chất dinh dưỡng đến khắp các bộ phận trong cơ thể.
Vì vậy, khi xảy ra bất cứ vấn đề nào với mạch máu thì máu sẽ không thể đến được những bộ phận nà một cách bình thường.
Dưới đây là một số vấn đề phổ biến.
Suy giãn tĩnh mạch
Các vấn đề về tĩnh mạch là một trong những nguyên nhân chính gây lưu thông máu kém ở chân. Khi các tĩnh mạch bị tổn hại, máu sẽ không thể chảy qua một cách trơn tru.
Và lúc này, các vấn đề về tuần hoàn máu sẽ xảy ra và thậm chí có thể dẫn đến hình thành cục máu đông nếu tiếp diễn trong thời gian dài mà không được điều trị. Suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở chân.
Hình thành cục máu đông
Cục máu đông hay còn gọi là huyết khối là nguyên nhân phổ biến khiến sự lưu thông máu bị chậm hoặc giảm. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của cục máu đông mà lưu lượng máu sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Sự hình thành cục máu đông tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Nếu cục máu đông ở chân bị vỡ ra thì nó sẽ có thể di chuyển đến phổi hoặc tim và có khả năng dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì cục máu đông là vấn đề hoàn toàn có thể xử lý được.
Tìm hiểu thêm các cách để ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch chân tại đây.
Béo phì
Trọng lượng cơ thể lớn sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có cả các vấn đề về tĩnh mạch và tuần hoàn máu.
Lý do là bởi trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch và cản trở khả năng lưu thông máu trở lại tim một cách bình thường.
Nguy hiểm hơn, lượng mỡ thừa quá dày khi bị béo phì còn che đi các dấu hiệu ban đầu của suy tĩnh mạch, đó là những mạch máu phình lớn. Do đó mà tình trạng sẽ tiếp diễn và trở nặng mà người bệnh không hề hay biết. Do đó, cần kiểm soát cân nặng để giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề này và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có đặc điểm là lượng đường trong máu cao nhưng không chỉ có vậy, căn bệnh này còn gây ảnh hưởng đến cả các tĩnh mạch trongg cơ thể. Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tuần hoàn máu kém do mất cảm giác ở bàn tay và bàn chân.
Và đó chỉ là một vài vấn đề mà người bệnh tiểu đường sẽ gặp phải. Danh sách thực tế còn rất dài. Tốt nhất là nên thực hiện những biện pháp cần thiết để phòng tránh bệnh tiểu đường ngay từ đầu và khi đã mắc bệnh thì cần dùng thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.
Bệnh động mạch ngoại biên
Tê, châm chích và đau ở đùi, hông, bắp chân hay bàn chân có thể là những dấu hiệu của cho thấy các động mạch đã bị xơ cứng và thu hẹp lại, gây cản trở sự lưu thông máu đến các cơ ở chân. Thông thường, người bệnh gặp các triệu chứng này khi đi bộ, leo cầu thang hoặc tập thể dục và các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Khi không được điều trị, bệnh động mạch ngoại biên sẽ gây nên triệu chứng đau đớn và làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Trên đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân và là những điều cần tránh để không chỉ ngăn ngừa lưu thông máu kém mà còn cả các vấn đề sức khỏe khác.
Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của sự lưu thông kém ở chân do suy giãn tĩnh mạch:
- Đau nhức
- Chuột rút
- Sưng phù
- Buốt
- Nặng nề
- Ngứa
- Chân không yên (luôn có cảm giác thôi thúc đứng lên đi lại mỗi khi nằm hoặc ngồi)
- Mỏi
Nếu nghi ngờ đang bị các vấn đề về tuần hoàn máu liên quan đến bệnh tĩnh mạch thì cần đi khám bác sĩ ngay. Cần điều trị các bệnh này càng sớm càng tốt để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện ở chân
Chắc hẳn hầu hết mọi người đều đã từng bị sưng mắt cá chân ít nhất một lần do nguyên nhân nào đó. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như trẹo mắt cá chân, tích nước, đứng trong thời gian dài hoặc đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Suckhoe123 cung cấp mã trợ giá trị suy giãn tĩnh mạch chân còn 10.9 triệu bằng laser nội tĩnh mạch (giá gốc 24 triệu), thực hiện tại các bệnh viện uy tín.
Sự lưu thông máu sẽ kém dần đi khi chúng ta có tuổi. Nhưng các vấn đề về lưu thông máu có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người không thường xuyên vận động.
Tĩnh mạch mạng nhện có thể xuất hiện ở cả một số vị trí mà nhiều người không ngờ tới như mặt, bàn tay và bàn chân.
- 4 trả lời
- 26944 lượt xem
Nguyên nhân nào khiến cho các đường mạch máu nổi rõ ở mí mắt trên? Là do căng thẳng, khóc nhiều hay nhiệt độ cơ thể cao? Gần đầy tôi bị căng thẳng trong 1, 2 hôm và đã khóc khoảng 3 - 4 lần. Liệu chúng có tự biến mất không? Và nếu có thì mất bao lâu?
- 7 trả lời
- 1171 lượt xem
Nguyên nhân nào gây tĩnh mạch mạng nhện? Có phải do bắt chéo chân không?
- 7 trả lời
- 1795 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 6 trả lời
- 7619 lượt xem
Vùng hông và đùi của tôi có những đường tĩnh mạch màu xanh, chúng đã lan rộng ra rất nhanh trong 6 tháng qua. Tôi đã tìm đến một bác sĩ chuyên khoa tĩnh mạch và sau khi siêu âm thì bác sĩ nói rằng tôi không phải bị giãn tĩnh mạch mà chỉ là do da tôi quá trắng nhưng tôi thấy nhiều người còn trắng hơn tôi nhưng không hề bị vấn đề này. Bố mẹ tôi cũng không bị như vậy. Điều này có bình thường không và có thể loại bỏ bằng cách nào?
- 5 trả lời
- 1096 lượt xem
Cách xử lý các đường tĩnh mạch ở bàn chân