Nguyên nhân gây tĩnh mạch mạng nhện
Tĩnh mạch mạng nhện, hay còn được gọi là tình trạng giãn mao mạch là tình trạng giãn ra của những mạch máu nhỏ hơn tĩnh mạch và thường trông giống như bị cháy nắng. Chúng có màu đỏ hoặc xanh và thường xảy ra trên mặt và chân.
Điều trước tiên và quan trọng nhất cần làm là xác định xem tĩnh mạch mạng nhện có liên quan đến tình trạng trào ngược máu trong tĩnh mạch (suy tĩnh mạch) hay không. Nếu đúng là có tình trạng trào ngược máu thì thì điều này phải được điều trị trước khi tiến hành các phương pháp thẩm mỹ như tiêm xơ tĩnh mạch hoặc điều trị bằng laser.
Tình trạng suy tĩnh mạch hiện có thể được điều trị bằng phương pháp VNUS Closure hoặc laser nội mạch, thắt chặt hoặc cắt bỏ. Sau khi thực hiện xong các quy trình này thì có thể tiến hành tiếp phương pháp điều trị bằng laser qua da để xử lý tĩnh mạch mạng nhện. Nếu như không giải quyết tình trạng máu trào ngược thì bệnh tĩnh mạch mạng nhện sẽ có khả năng tái phát rất cao.
Một điểm quan trọng nữa cần lưu ý là bệnh suy tĩnh mạch thường đi kèm với các triệu chứng ở chân như đau nhức, nặng nề, mỏi, ngứa, rát, chuột rút, nhói hoặc sưng ở mắt cá chân hoặc chân, trong khi nếu chỉ bị tĩnh mạch mạng nhện thường không có các triệu chứng này. Bệnh suy tĩnh mạch có thể được chẩn đoán bằng các cách siêu âm tĩnh mạch.
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây tĩnh mạch mạng nhện có thể là do sự suy yếu của các van trong hệ thống tĩnh mạch hiển. Điều này là gây ra hiện tượng trào ngược máu và có thể chẩn đoán bằng cách siêu âm.
Về nguyên nhân, các đường tĩnh mạch nổi rõ ở chân là kết quả của sự suy van trong các tĩnh mạch mà nguyên nhân gây suy van có thể là do di truyền, hormone, đứng hay vắt chéo chân trong thời gian dài, thừa cân, mang thai hoặc chấn thương.
Tiêm xơ tĩnh mạch là một phương pháp xử lý tĩnh mạch mạng nhện và các tĩnh mạch dạng lưới ở chân. Phương pháp này rất đơn giản, được thực hiện bằng cách tiêm một dung dịch gây xơ hóa, làm các tĩnh mạch bị sụp và mờ dần. Số lần điều trị cần thực hiện sẽ phụ thuộc vào số lượng, mức độ nghiêm trọng của vấn đề và kết quả mà bệnh nhân muốn đạt được.
- Sự tắc nghẽn từ phía trên do van bị hỏng trong hệ thống các tĩnh mạch sâu.
- Ngồi vắt chéo chân
- Đứng liên tục trong thời gian dài
- Các hoạt động như chạy bộ
Tất cả đều có thể gây tĩnh mạch mạng nhện và ngoài ra còn có các yếu tố khác di truyền và nội tiết tố (bao gồm sự tăng estrogen trong thai kỳ).
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết tố (như trong thời kỳ mang thai, mãn kinh hoặc đang dùng thuốc tránh thai cũng như các loại thuốc nội tiết khác), một số vấn đề về da như bệnh trứng cá đỏ, béo phì (tĩnh mạch ở chân phải chịu áp lực lớn hơn) và lão hóa cũng đều có thể khiến cho các tĩnh mạch bị giãn xuất hiện trên da. Thường thì việc ngồi bắt chéo chân cũng có thể gây áp lực lên tĩnh mạch, dẫn đến giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện.
Ngoài ra, di truyền cũng là một nguyên nhân. Nếu một người trong gia đình bạn bị tĩnh mạch mạng nhện hoặc giãn tĩnh mạch thì khả năng cao là bạn cũng sẽ bị. Cuối cùng, nếu bạn da trắng sáng thì bạn sẽ có nguy cơ bị tĩnh mạch mạng nhện cao hơn, đặc biệt là trên mũi và má.
Nguyên nhân khiến mạch máu nổi rõ ở mí mắt?
Nguyên nhân nào khiến cho các đường mạch máu nổi rõ ở mí mắt trên? Là do căng thẳng, khóc nhiều hay nhiệt độ cơ thể cao? Gần đầy tôi bị căng thẳng trong 1, 2 hôm và đã khóc khoảng 3 - 4 lần. Liệu chúng có tự biến mất không? Và nếu có thì mất bao lâu?
- 4 trả lời
- 26977 lượt xem
Cách loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện màu đỏ xung quanh mũi
Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?
- 9 trả lời
- 1893 lượt xem
Cách hiệu quả nhất để điều trị các tĩnh mạch xanh trên chân?
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 7 trả lời
- 1800 lượt xem
Cách xử lý các tĩnh mạch lớn dưới mắt?
Có loại laser nào có thể thu nhỏ các đường tĩnh mạch trên mặt không?
- 6 trả lời
- 2731 lượt xem
Nên chọn tiêm xơ tĩnh mạch hay điều trị bằng laser?
Đùi và cẳng chân của tôi bị tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Tôi nên chọn liệu pháp laser hay nên kết hợp laser và tiêm xơ tĩnh mạch tĩnh mạch để điều trị cả hai vấn đề này?
- 8 trả lời
- 3571 lượt xem
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện ở chân
Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng ít nhất một lần gặp phải hiện tượng sau khi ngồi ở một tư thế quá lâu, chân đột nhiên bị tê rần, châm chích giống như có hàng trăm mũi kim cùng đâm vào da một lúc. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao điều này lại xảy ra chưa?
Chắc hẳn hầu hết mọi người đều đã từng bị sưng mắt cá chân ít nhất một lần do nguyên nhân nào đó. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như trẹo mắt cá chân, tích nước, đứng trong thời gian dài hoặc đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
“Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Về mặt bệnh lí, các triệu chứng diễn ra âm thầm và không được quan tâm đúng mức. Vì thế, hiện nay có nhiều ca để lại biến chứng nguy hiểm vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Suy giãn tĩnh mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị