1

Giãn tĩnh mạch ở chân: nguyên nhân và cách loại bỏ

Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện ở chân
Giãn tĩnh mạch ở chân: nguyên nhân và cách loại bỏ Giãn tĩnh mạch ở chân: nguyên nhân và cách loại bỏ

Tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là những mạch máu nhỏ có nhiệm vụ đưa máu trở về tim sau khi lưu thông khắp cơ thể. Chức năng của tĩnh mạch trái ngược với động mạch – các mạch máu lớn đảm nhận nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ tim đi khắp đến cơ thể. Các tĩnh mạch khỏe mạnh mang máu nghèo oxy trở lại tim và phổi để các tế bào máu được bổ sung oxy và tiếp tục vòng tuần hoàn. Các tĩnh mạch có van một chiều giúp giữ cho máu lưu thông theo một hướng (chảy về tim).

Suy giãn tĩnh mạch ở chân

Nếu các van trong tĩnh mạch ngừng hoạt động theo cách bình thường thì máu sẽ bắt đầu chảy ngược trở lại và dồn ứ trong các tĩnh mạch, làm tăng huyết áp trong mạch máu. Điều này dẫn đến bệnh tăng áp tĩnh mạch.

Sự gia tăng áp lực sẽ khiến cho thành tĩnh mạch bị giãn ra và mỏng đi. Quá trình này dẫn đến hiện tượng mạch máu phình to và nổi lên bề mặt da, được gọi là suy giãn tĩnh mạch.

tinh mach thuonng suy gian
Tĩnh mạch bình thường: Các van tĩnh mạch bình thường, máu lưu thông 1 chiều về tim.
Suy giãn tĩnh mạch: Các van tĩnh mạch bị hở, máu bị dội ngược lại, làm ứ máu gây giãn tĩnh mạch
van tinh mach1
Van tĩnh mạch bình thường (trái)
Van tĩnh mạch bị hở (phải)

Dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch ở chân là những mạch máu lớn, có màu xanh đậm hoặc tím ở bên dưới da. Chúng thường xuất hiện ở vùng bắp chân, mặt trong cẳng chân và mắt cá chân.

Khi các tĩnh mạch tiếp tục bị suy yếu do áp lực cao trong thời gian dài thì sẽ càng to lên và nổi rõ trên bề mặt da. Điều này làm cho da căng và mỏng đi hoặc bị chuyển màu.

suy gian tinh mach chan truoc sau dieu tri
Suy giãn tĩnh mạch ở chân: trước - sau khi điều trị

Những người bị suy giãn tĩnh mạch ở chân thường gặp hiện tượng đau nhức, nhói, chuột rút, nóng rát, ngứa và một số triệu chứng khác. Tuy nhiên cũng có nhiều người bị bệnh này mà không hề có triệu chứng nào trong suốt nhiều năm.

Giãn tĩnh mạch ở chân được coi là một “bệnh” vì các van trong tĩnh mạch bị hỏng và máu lưu thông ngược. Bệnh thường dần lan sang các vùng khác của chân theo thời gian vì các tĩnh mạch chân nối thông với nhau. Sự kết nối này khiến cho tình trạng tăng huyết áp lan từ các đoạn tĩnh mạch bị suy yếu sang các đoạn tĩnh mạch khỏe mạnh, giống như “hiệu ứng domino”. Càng ngày sẽ càng có nhiều van tĩnh mạch bị hỏng khi phải chịu áp lực tăng cao từ các tĩnh mạch lân cận. Do đó, bệnh suy giãn tĩnh mạch thường nặng dần theo thời gian và xảy ra trên phạm vi ngày càng rộng. Tuy nhiên, nếu bắt đầu điều trị sớm thì có thể dễ dàng khắc phục được và ngăn vấn đề trở nên nặng thêm.

Các yếu tố nguy cơ

Mặc dù chứng suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ gồm có:

  • Tuổi cao
  • Có tiền sử gia đình bị suy giãn tĩnh mạch
  • Mang thai, đặc biệt là mang đa thai
  • Béo phì
  • Lười vận động
  • Tiếp xúc với nắng quá nhiều

Nguy cơ suy giãn tĩnh mạch thường tăng lên theo tuổi tác nhưng vấn đề này có thể xảy ra ở cả người trẻ, thậm chí ở lứa tuổi thiếu niên.

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch và bất kỳ vấn đề nào về tĩnh mạch bằng cách quan sát biểu hiện ở bên ngoài nhưng đôi khi sẽ cần thực hiện thêm một số phương pháp kiểm tra, chẳng hạn như siêu âm tĩnh mạch. Những phương pháp này cho phép bác sĩ có thể xác định được “bản đồ” mạch máu, từ đó xác định được giải pháp điều trị thích hợp.

Khi nào cần điều trị suy giãn tĩnh mạch?

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của suy giãn tĩnh mạch như đau nhức, nhói, ngứa và cảm giác căng tức ở chân thì nên đi khám. Bệnh suy giãn tĩnh mạch còn có thể gây sưng phù cẳng chân hoặc mắt cá chân. Những cảm giác khó chịu và hiện tượng sưng phù này đều có thể là dấu hiệu của các vấn đề về lưu thông máu như suy giãn tĩnh mạch và cần kiểm tra để xác định.

Không chỉ gây cảm thấy khó chịu ở chân, suy giãn tĩnh mạch còn gây mất thẩm mỹ. Đây là lý do phổ biến nhất mà nhiều người tìm đến các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện.

Rất nhiều phụ nữ không dám mặc quần đùi và váy do những vấn đề này. Suy giãn tĩnh mạch khiến không ít người tránh né các hoạt động xã hội hoặc thể dục thể thao và làm mất đi sự tự tin, thậm chí còn là nguyên nhân của các vấn đề tâm lý liên quan đến nhận thức về cơ thể như mặc cảm ngoại hình.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch lâu ngày có thể dẫn đến các vấn đề khác nghiêm trọng hơn, ví dụ như vết thương hở hay vết loét mãn tính ở bàn chân và mắt cá chân (loét do ứ máu tĩnh mạch), sưng phù cẳng chân hoặc bàn chân mãn tính, da chuyển màu, mỏng đi và các vấn đề về da nghiêm trọng khác như viêm da ứ đọng, viêm tĩnh mạch huyết khối tái đi tái lại và tăng nguy cơ các bệnh nhiễm trùng da như viêm mô tế bào. Bị suy giãn tĩnh mạch càng lâu thì nguy cơ mắc các bệnh này sẽ càng cao.

Triệu chứng đau hoặc khó chịu ở chân cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn ở tĩnh mạch. Cả viêm tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch huyết khối cũng như là huyết khối tĩnh mạch sâu đều gây đau và sưng phồng ở tĩnh mạch chân. Các vấn đề này được chẩn đoán bằng cách thăm khám lâm sàng và siêu âm tĩnh mạch.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch

Mỗi một người tìm đến các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch vì những lý do khác nhau, có thể là để khắc phục cảm giác khó chịu kéo dài dai dẳng, sưng phù mãn tính hoặc tổn thương da. Nhiều người lại muốn loại bỏ đi những mạch máu gồ ghề, chằng chịt khó coi trên chân vì mục đích thẩm mỹ. Cũng có người muốn điều trị suy giãn tĩnh mạch từ sớm để giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề khác nghiêm trọng hơn.

Có nhiều lựa chọn để loại bỏ hoặc làm giảm các đường tĩnh mạch bị suy giãn cùng những triệu chứng đi kèm. Các lựa chọn này gồm có các phương pháp tự khắc phục như giảm cân, nâng cao chân, sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn, tập thể dục thường xuyên và mang tất nén.

Tuy nhiên, những phương pháp này thường cho hiệu quả chậm. Nếu muốn có hiệu quả tức thì và lâu dài thì sẽ cần đến các liệu pháp can thiệp tĩnh mạch. Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực y tế hiện nay, các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch đều hầu như không gây đau đớn và thời gian phục hồi rất nhanh chóng. Hai trong số những phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất là tiêm (chích) xơ tĩnh mạch và liệu pháp laser nội tĩnh mạch.

  • Laser nội tĩnh mạch(endovenous laser therapy - EVLT): sử dụng laser xâm lấn tối thiểu để xử lý các tĩnh mạch bị suy giãn. Thủ thuật này nhanh hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn so với các phương pháp phẫu thuật truyền thống vì nhắm chính xác đến các tĩnh mạch bị tổn thương bằng đầu dò tia laser dưới sự hướng dẫn của hình ảnh siêu âm. Năng lượng nhiệt từ laser sẽ đốt cháy, làm cho thành tĩnh mạch hình thành sẹo và đóng lại. Điều này khiến máu không thể lưu thông qua những mạch máu này nữa, từ đó làm chúng teo đi và không còn nổi rõ trên da. Sau khi điều trị bằng liệu pháp laser, dòng máu từng lưu thông qua các tĩnh mạch bị suy giãn sẽ chuyển hướng sang các tĩnh mạch khỏe mạnh.
  • Đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần RVA: là một phương pháp xử lý suy giãn tĩnh mạch sử dụng sóng vô tuyến (radiofrequency) để tạo ra năng lượng nhiệt tập trung. Năng lượng nhiệt sẽ đóng và loại bỏ các tĩnh mạch bị suy yếu. Phương pháp này không quá đau đớn và cho hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch lên đến 98%.
  • Tiêm xơ tĩnh mạch: điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch bằng cách tiêm một loại chất gây xơ vào các mạch máuvà khiến chúng dần biến mất. Các chất gây xơ được sử dụng trong phương pháp này có tác dụng gây kích ứng niêm mạc tĩnh mạch, dần khiến mạch máu trở thành mô sẹo và cuối cùng biến mất hẳn. Thường sẽ cần phải tiêm vài lần mới có thể loại bỏ các đường tĩnh mạch khó coi một cách hoàn toàn.

Ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân

Mặc dù không có cách nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn chứng suy giãn tĩnh mạch nhưng một số thay đổi trong cuộc sống sẽ làm giảm nguy cơ gặp phải vấn đề này và ngăn suy giãn tĩnh mạch phát triển thành những vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Những thay đổi này gồm có:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Ăn nhiều chất xơ và hạn chế lượng muối một cách tối đa
  • Nâng cao chân
  • Không ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu

Có rất nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà mà bạn có thể thử để giảm các triệu chứng và nguy cơ.

Tĩnh mạch mạng nhện ở chân

Tĩnh mạch mạng nhện là tình trạng xuất hiện những cụm mạch máu nhỏ, mảnh có thể dễ dàng nhìn thấy ở bên dưới da. Những mạch máu này thường có màu đỏ, hồng hoặc tím và tạo thành từng đám ở một số vị trí nhất định trên cơ thể.

Tĩnh mạch mạng nhện xảy ra phổ biến nhất là ở chân nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, bao gồm cả vùng mặt. So với suy giãn tĩnh mạch thì tĩnh mạch mạng nhện có kích thước nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng sợi chỉ hoặc bằng que tăm. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp thì tĩnh mạch mạng nhện chỉ là vấn đề về thẩm mỹ nhưng nhiều người còn gặp phải các triệu chứng khó chịu như đau, rát, sưng, ngứa và chuột rút.

Có nhiều phương pháp để xử lý tĩnh mạch mạng nhện. Nhiều phương pháp trong số đó cho hiệu quả rất cao và ít xâm lấn, mang lại kết quả như mong muốn chỉ sau một thời gian ngắn và không gây đau đớn.

Nguyên nhân gây tĩnh mạch mạng nhện

Tĩnh mạch mạng nhện hình thành là do tình trạng máu chảy ngược trong một số tĩnh mạch. Điều này xảy ra khi các van trong tĩnh mạch không thể giữ cho máu chảy về phía tim mà lại chảy ngược xuống chân. Khi máu ứ lại thì sẽ khiến cho tĩnh mạch bắt đầu giãn ra và nổi lên bề mặt da.

Tĩnh mạch mạng nhện thường xuất hiện ở chân là vì bình thường, dòng máu phải chống lại trọng lực để có thể di chuyển trở về tim và ở chân thì dòng máu phải chịu trọng lực lớn nhất. Vấn đề này xảy ra ở gần một nửa nhóm dân số trên 50 tuổi và một số nguyên nhân phổ biến là do thay đổi nội tiết tố, mang thai, béo phì, chấn thương, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài và khuynh hướng di truyền. Nguy cơ bị tĩnh mạch mạng nhện sẽ cao hơn nếu có người thân ruột thịt trong gia đình cũng bị vấn đề này.

Bác sĩ có thể chẩn đoán tĩnh mạch mạng nhện bằng cách quan sát trực quan và từ đó xác định phương pháp điều trị thích hợp dựa trên tình trạng và bệnh sử. Có thể sẽ cần siêu âm mạch máu để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng và xác định nguyên nhân tiềm ẩn.

Điều trị tĩnh mạch mạng nhện

Có nhiều phương pháp xâm lấn tối thiểu để điều trị tĩnh mạch mạng nhện. Các phương pháp mới hiện nay đều rất đơn giản, an toàn, ít tác dụng phụ, ít gây đau đớn và thời gian phục hồi ngắn hơn so với thủ thuật cắt bỏ tĩnh mạch truyền thống.

Một trong những giải pháp phổ biến và tiêu chuẩn để xử lý tĩnh mạch mạng nhện là tiêm xơ tĩnh mạch. Đây là phương pháp tiêm một loại dung dịch gây xơ trực tiếp vào các tĩnh mạch bị ảnh hưởng và làm cho chúng dần biến mất. Quá trình thực hiện rất nhanh chóng, thường chỉ mất chưa đầy một giờ đồng hồ. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vấn đề mà sẽ cần tiêm từ 3 – 4 lần để đạt được kết quả mong muốn.

Ngoài ra còn các lựa chọn điều trị khác là liệu pháp laser bề mặt, trong đó năng lượng nhiệt được truyền đến da để loại bỏ các tĩnh mạch.

Các trường hợp nhẹ có thể chỉ cần điều trị bằng cách mang tất nén để tạo áp lực lên tĩnh mạch và thúc đẩy máu lưu thông bình thường. Dựa trên tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp nhất.

Ngăn ngừa tĩnh mạch mạng nhện

Không có cách nào có thể ngăn chặn hoàn toàn tĩnh mạch mạng nhện nhưng có nhiều biện pháp đơn giản để giảm nguy cơ gặp phải vấn đề khó coi này, ví dụ như giảm cân, tập thể dục thường xuyên và mang tất nén. Một điều rất quan trọng là phải cử động chân thường xuyên, đặc biệt là những người làm công việc phải ngồi hoặc đứng lâu một chỗ.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Trợ giá trị suy giãn tĩnh mạch chân còn 10.9 triệu (giá gốc 24 triệu)
Trợ giá trị suy giãn tĩnh mạch chân còn 10.9 triệu (giá gốc 24 triệu)

Suckhoe123 cung cấp mã trợ giá trị suy giãn tĩnh mạch chân còn 10.9 triệu bằng laser nội tĩnh mạch (giá gốc 24 triệu), thực hiện tại các bệnh viện uy tín.

Tại sao suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở chân?
Tại sao suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở chân?

Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trên cơ thể nhưng vị trí phổ biến nhất là cẳng chân.

9 nguyên nhân gây sưng mắt cá chân và cách điều trị
9 nguyên nhân gây sưng mắt cá chân và cách điều trị

Chắc hẳn hầu hết mọi người đều đã từng bị sưng mắt cá chân ít nhất một lần do nguyên nhân nào đó. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như trẹo mắt cá chân, tích nước, đứng trong thời gian dài hoặc đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tĩnh mạch mạng nhện: biểu hiện và cách điều trị
Tĩnh mạch mạng nhện: biểu hiện và cách điều trị

Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị tĩnh mạch mạng nhện

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cách loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện màu đỏ xung quanh mũi
  •  5 năm trước
  •  9 trả lời
  •  1884 lượt xem

Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?

Cách hiệu quả nhất để điều trị các tĩnh mạch xanh trên chân?
  •  5 năm trước
  •  7 trả lời
  •  1796 lượt xem

Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?

Cách loại bỏ các tĩnh mạch nổi trên vú
  •  5 năm trước
  •  4 trả lời
  •  888 lượt xem

Tôi có 2 đường tĩnh mạch kéo dài xuống và còn lồi lên trên ngực bên trái. Hiện tượng này mới chỉ xuất hiện khoảng một năm trước. Tôi nghe nói có cách để làm biến mất các tĩnh mạch này. Vậy cách này được thực hiện như thế nào?

Có thể loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện bằng cách tiêm Insulin và nước muối sinh lý không?
  •  5 năm trước
  •  4 trả lời
  •  1345 lượt xem

Tôi có thể tự loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện bằng cách tiêm Insulin và nước muối sinh lý không?

Nguyên nhân gây tĩnh mạch mạng nhện
  •  5 năm trước
  •  7 trả lời
  •  1171 lượt xem

Nguyên nhân nào gây tĩnh mạch mạng nhện? Có phải do bắt chéo chân không?

Video có thể bạn quan tâm
GIÃN MAO MẠCH BẨM SINH LỘ RÕ, NỔI VÂN ĐỎ LI TI DA CÓ TRẮNG ĐẾN MẤY CŨNG VẪN BỊ CHÊ KÉM SẮC GIÃN MAO MẠCH BẨM SINH LỘ RÕ, NỔI VÂN ĐỎ LI TI DA CÓ TRẮNG ĐẾN MẤY CŨNG VẪN BỊ CHÊ KÉM SẮC 02:37
GIÃN MAO MẠCH BẨM SINH LỘ RÕ, NỔI VÂN ĐỎ LI TI DA CÓ TRẮNG ĐẾN MẤY CŨNG VẪN BỊ CHÊ KÉM SẮC
Chị HA (Hà Nội): "giãn mao mạch càng nổi rõ hơn theo thời gian, bạn bè mình còn hiểu lầm cho rằng mình dùng mỹ phẩm, kem trộn nên da mới mỏng như...
 4 năm trước
 2375 Lượt xem
Giãn mao mạch - hậu quả và cách điều trị tại DR Hoàng Tuấn Giãn mao mạch - hậu quả và cách điều trị tại DR Hoàng Tuấn 09:16
Giãn mao mạch - hậu quả và cách điều trị tại DR Hoàng Tuấn
Mời cả nhà theo dõi 1b điều trị giãn mao mạch với laser Aileen nhé .
 5 năm trước
 1529 Lượt xem
ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH HIỆU QUẢ TRỌN GÓI CHỈ 3 TRIỆU ĐỒNG ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH HIỆU QUẢ TRỌN GÓI CHỈ 3 TRIỆU ĐỒNG 00:36
ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH HIỆU QUẢ TRỌN GÓI CHỈ 3 TRIỆU ĐỒNG
Giãn tĩnh mạch (chân nổi gân xanh, đỏ tím chi chít như mạng nhện) có thể ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT.Công nghệ LS Pro giúp điều...
 3 năm trước
 1515 Lượt xem
GIÃN MAO MẠCH do những nguyên nhân gì? Điều trị bằng phương pháp nào để hiệu quả? GIÃN MAO MẠCH do những nguyên nhân gì? Điều trị bằng phương pháp nào để hiệu quả? 10:44
GIÃN MAO MẠCH do những nguyên nhân gì? Điều trị bằng phương pháp nào để hiệu quả?
? Cả nhà cùng theo dõi bác sĩ phân tích case lâm sàng để biết rõ hơn nhé
 5 năm trước
 1431 Lượt xem
Giải cứu làn da mỏng yếu, giãn mao mạch khỏi tình trạng nám trên nền da đã sử dụng kem trộn. Giải cứu làn da mỏng yếu, giãn mao mạch khỏi tình trạng nám trên nền da đã sử dụng kem trộn. 14:20
Giải cứu làn da mỏng yếu, giãn mao mạch khỏi tình trạng nám trên nền da đã sử dụng kem trộn.
Trải qua 1/3 liệu trình và chúng ta cùng xem kết quả nhé cả nhà!!!
 4 năm trước
 1313 Lượt xem
Cải thiện tình trạng giãn mao mạch với công nghệ laser Aileen. Cải thiện tình trạng giãn mao mạch với công nghệ laser Aileen. 07:39
Cải thiện tình trạng giãn mao mạch với công nghệ laser Aileen.
Cả nhà cùng theo dõi cận cảnh 1b điều trị nhé.? Cmt/ib để nhận chương trình ưu đãi nhân dịp đầu xuân ạ.
 4 năm trước
 1174 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây