Tại sao suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở chân?
Suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề rất phổ biến ở người trưởng thành với biểu hiện là những mạch máu phình lớn màu xanh tím nổi ngoằn ngoèo trên da. Nhiều người cho rằng những mạch máu này chỉ hơi khó coi một chút chứ hoàn toàn vô hại.
Tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch có thể trở thành vấn đề lớn nếu không được điều trị.
Khi nhận thấy các tĩnh mạch nổi lên thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để có biện pháp can thiệp, xử lý vấn đề ngay từ sớm.
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trên cơ thể nhưng vị trí phổ biến nhất là cẳng chân.
Tại sao lại như vậy?
Lý do suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở chân
Lý do mà suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở chân là do trọng lực.
Trước khi tìm hiểu cụ thể về lý do tại sao cẳng chân lại hay bị giãn tĩnh mạch thì cần biết được chức năng của tĩnh mạch trong cơ thể.
Hệ tuần hoàn được tạo nên từ các mạch máu, gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Động mạch có nhiệm vụ mang máu từ tim đến các bộ phận còn lại trong cơ thể còn tĩnh mạch đưa máu từ khắp cơ thể về tim. Tại đây, máu được bơm oxy và tiếp tục sự tuần hoàn. Và vì tim nằm ở vị trí trên cao trong cơ thể nên để đưa được máu trở lại trái tim thì các tĩnh mạch ở chân phải chống lại tác động của trọng lực.
Các cơ co thắt ở cẳng chân hoạt động như một máy bơm và các thành tĩnh mạch đàn hồi giúp máu di chuyển về phía tim. Trong tĩnh mạch còn có các van nhỏ một chiều để giữ cho máu chảy theo một hướng duy nhất và ngăn máu chảy ngược trở lại.
Do đó, khi những van này không còn hoạt động như bình thường thì máu sẽ chảy ngược và ứ đọng trong tĩnh mạch. Khi máu tích tụ, các mạch máu sẽ phải chịu áp lực lớn hơn, phình lên và xoắn lại. Điều này dẫn đến chứng suy giãn tĩnh mạch.
Bây giờ, hãy quay lại với lý do tại sao suy giãn tĩnh mạch lại chủ yếu xảy ra ở chân.
Thứ nhất, các tĩnh mạch ở cánh tay và phần còn lại của cơ thể nằm gần tim hơn so với tĩnh mạch ở chân.
Thứ hai, mọi bộ phận trong cơ thể đều phải chịu tác động của trọng lực và cả máu trong tĩnh mạch cũng vậy. Do đó, các tĩnh mạch phải chống lại trọng lực để có thể đưa máu trở lại tim. Vì các tĩnh mạch ở chân nằm xa tim nhất nên máu phải di chuyển ngược lại với trọng lực qua một chặng đường dài mới có thể về đến tim. Hơn nữa, chúng ta còn dành phần lớn thời gian trong ngày để đứng hoặc ngồi nên các tĩnh mạch càng phải hoạt động vất vả hơn nữa để chống lại tác động của trọng lực và vận chuyển máu theo đúng hướng.
Thứ ba, đôi chân là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lống sống ít vận động. Lối sống ít vận động là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch. Khi chúng ta ngồi hoặc đứng trong thời gian dài thì các cơ không thể co thắt như bình thường mà đó lại là điều cần thiết giúp bơm máu ngược trở lại tim.
Khi ngồi hay đứng thì những bộ phận khác như cánh tay và các ngón tay vẫn có thể cử động nhưng chân thì không.
Đó là những lý do tại sao chứng suy giãn tĩnh mạch thường chủ yếu xảy ra ở cẳng chân.
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện ở chân
Suckhoe123 cung cấp mã trợ giá trị suy giãn tĩnh mạch chân còn 10.9 triệu bằng laser nội tĩnh mạch (giá gốc 24 triệu), thực hiện tại các bệnh viện uy tín.
Suy giãn tĩnh mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. Vấn đề này có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu là phụ nữ bắt đầu từ độ tuổi sinh sản. Suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề rất phổ biến.
Nhiều người vẫn cho rằng giãn tĩnh mạch cần phẫu thuật mới có thể điều trị được. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều giải pháp không cần phẫu thuật, xâm lấn tối thiểu có thể xử lý vấn đề này một cách dễ dàng.
- 7 trả lời
- 1788 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 6 trả lời
- 7586 lượt xem
Vùng hông và đùi của tôi có những đường tĩnh mạch màu xanh, chúng đã lan rộng ra rất nhanh trong 6 tháng qua. Tôi đã tìm đến một bác sĩ chuyên khoa tĩnh mạch và sau khi siêu âm thì bác sĩ nói rằng tôi không phải bị giãn tĩnh mạch mà chỉ là do da tôi quá trắng nhưng tôi thấy nhiều người còn trắng hơn tôi nhưng không hề bị vấn đề này. Bố mẹ tôi cũng không bị như vậy. Điều này có bình thường không và có thể loại bỏ bằng cách nào?
- 6 trả lời
- 1902 lượt xem
Tôi đang dùng tất nén y tế nhưng hình như tình trạng giãn tĩnh mạch càng trở nên nặng hơn. Tôi cảm giác tĩnh mạch của tôi đang đến gần bề mặt da với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây. Tôi phải làm gì?
- 5 trả lời
- 1086 lượt xem
Cách xử lý các đường tĩnh mạch ở bàn chân
- 5 trả lời
- 1663 lượt xem
Quần áo bó sát có làm giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện không?