Những ai có thể bị suy giãn tĩnh mạch?
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị phình lên và nổi rõ trên bề mặt da. Chúng gồ gề và có màu xanh hoặc tím. Những mạch máu này thường xuất hiện ở chân, đặc biệt là vùng bắp chân và đôi khi còn có ở đùi, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể.
Tĩnh mạch mạng nhện cũng tương tự như suy giãn tĩnh mạch nhưng có kích thước nhỏ hơn nhiều. Tĩnh mạch mạng nhện nằm gần bề mặt da hơn so với suy giãn tĩnh mạch.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van trong tĩnh mạch bị suy yếu hoặc bị hỏng. Bình thường, tim bơm máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể thông qua các động mạch. Sau đó, các tĩnh mạch mang máu nghèo oxy từ khắp cơ thể trở về tim để các tế bào máu được bổ sung oxy và sau đó trở lại vòng tuần hoàn. Các tĩnh mạch có van một chiều để giữ cho máu chảy về phía tim và ngăn máu chảy ngược trở lại. Do phải chống lại tác động của trọng lực nên các van này có thể sẽ trở nên suy yếu dần theo thời gian. Khi van bị hỏng và máu không thể lưu thông một cách bình thường qua các tĩnh mạch ở chân thì sẽ ứ đọng lại trong mạch máu và dẫn đến chứng suy giãn tĩnh mạch.
Ai dễ bị suy giãn tĩnh mạch?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. Vấn đề này có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu là phụ nữ bắt đầu từ độ tuổi sinh sản. Suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề rất phổ biến.
Những người sinh ra đã có van tĩnh mạch yếu sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn. Việc có người thân trong nhà bị vấn đề về tĩnh mạch cũng làm tăng nguy cơ. Theo thống kê, khoảng một nửa số người bị giãn tĩnh mạch có ít nhất một thành viên trong gia đình cũng bị vấn đề tương tự. Dưới đây là 4 nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch.
Phụ nữ mang thai
Nhiều phụ nữ lần đầu tiên bị suy giãn tĩnh mạch hoặc tình trạng trở nên nặng hơn khi mang thai. Khi tử cung to lên theo sự phát triển của thai nhi bên trong thì sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch lớn ở nửa bên phải của cơ thể (tĩnh mạch chủ dưới), từ đó làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch chân.
Phụ nữ dễ bị giãn tĩnh mạch hơn nam giới và nếu bị thì tình trạng thường trở nên nặng hơn vào mỗi lần mang thai và theo tuổi tác. Tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm cho mẹ và bé, hơn nữa còn thường tự cải thiện sau khi sinh, đặc biệt là những trường hợp mà khi mang thai mới bị vấn đề này.
Để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch thì cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày. Có thể chỉ cần đi bộ xung quanh nhà để tăng cường sự lưu thông máu.
- Cố gắng giữ cân nặng ở phạm vi khuyến nghị trong suốt thời gian mang thai.
- Nâng cao chân bất cứ khi nào có thể.
Người thừa cân, béo phì
Thông thường, những người thừa cân, béo phì không nhận ra mình bị suy giãn tĩnh mạch vì các tĩnh mạch phình lên không nổi rõ trên bề mặt da do bị che phủ bởi lớp mỡ thừa. Trọng lượng cơ thể lớn do thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng thêm áp lực lên các tĩnh mạch. Việc có khối lượng cơ thấp và lượng mỡ cao sẽ làm giảm sự hỗ trợ cho các tĩnh mạch và dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Theo thời gian, áp lực từ các tĩnh mạch ngày càng phình to sẽ gây tổn thương da ở cẳng chân. Đó là lý do tại sao người béo phì lại có nguy cơ bị loét chân cao hơn. Đây là một vấn đề thường gặp ở nhóm dân số thừa cân.
Người phải đứng nhiều
Việc thường xuyên phải đứng trong thời gian dài sẽ đòi hỏi các cơ phải hoạt động nhiều hơn bình thường, luôn trong trạng thái căng, đặc biệt là khi còn phải đứng một chỗ. Điều này làm giảm sự cung cấp máu cho các cơ. Lưu lượng máu không đủ sẽ nhanh chóng gây mỏi và đau ở các cơ chân.
Trọng lực kéo máu xuống cẳng chân và bàn chân khi đứng hoặc ngồi. Vào những lúc này, các tĩnh mạch phải làm việc vất vả hơn để đưa máu trở lại tim và một số tĩnh mạch sẽ bị suy yếu dần theo thời gian. Việc phải đứng lâu sẽ khiến máu tụ ở cẳng chân và bàn chân. Khi tình trạng này tiếp diễn liên tục thì sẽ dẫn đến viêm tĩnh mạch. Tình trạng viêm sẽ tiến triển nặng dần và trở thành chứng suy tĩnh mạch mãn tính, gây đau đớn.
Người trên 50 tuổi
Nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch thường tăng lên theo tuổi tác. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (the United States Department of Health and Human Services), một nửa số người Mỹ trên 50 tuổi bị vấn đề này.
Sự lão hóa tự nhiên làm yếu dần các van trong tĩnh mạch. Các van này có vai trò đưa máu trở về tim nên khi van hỏng thì máu sẽ chảy ngược vào các tĩnh mạch và ứ lại, dẫn đến chứng giãn tĩnh mạch.
“Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Về mặt bệnh lí, các triệu chứng diễn ra âm thầm và không được quan tâm đúng mức. Vì thế, hiện nay có nhiều ca để lại biến chứng nguy hiểm vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Suy giãn tĩnh mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện ở chân
Suckhoe123 cung cấp mã trợ giá trị suy giãn tĩnh mạch chân còn 10.9 triệu bằng laser nội tĩnh mạch (giá gốc 24 triệu), thực hiện tại các bệnh viện uy tín.
Nhiều người vẫn cho rằng giãn tĩnh mạch cần phẫu thuật mới có thể điều trị được. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều giải pháp không cần phẫu thuật, xâm lấn tối thiểu có thể xử lý vấn đề này một cách dễ dàng.
- 6 trả lời
- 1917 lượt xem
Tôi đang dùng tất nén y tế nhưng hình như tình trạng giãn tĩnh mạch càng trở nên nặng hơn. Tôi cảm giác tĩnh mạch của tôi đang đến gần bề mặt da với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây. Tôi phải làm gì?
- 5 trả lời
- 1677 lượt xem
Quần áo bó sát có làm giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện không?
- 4 trả lời
- 902 lượt xem
Có cách nào để xử lý những tĩnh mạch li ti màu đỏ trên mặt không? Các phương pháp này có giới hạn độ tuổi không? Và thời gian hồi phục là bao lâu?
- 8 trả lời
- 2067 lượt xem
Da của tôi khá trắng và tôi đã thử điều trị bằng liệu pháp IPL nhưng không có hiệu quả. Không biết có phải do chuyên viên đã chọn nhầm chế độ thiết lập hay do da tôi quá dày và cần loại laser mạnh hơn. Tôi muốn tìm một phương pháp có thời gian hồi phục ngắn nhất có thể.
- 9 trả lời
- 1893 lượt xem
Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?