9 nguyên nhân gây sưng mắt cá chân và cách điều trị
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Khi nhận thấy mắt cá chân bị sưng kéo dài mà không đỡ thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ để kiểm tra, tìm ra chính xác vấn đề và có biện pháp can thiệp điều trị càng sớm càng tốt trước khi vấn đề tiềm ẩn trở nên nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là 9 nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng mắt cá chân.
Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lưu thông máu kém ở chân và dẫn đến sưng mắt cá chân. Điều này xảy ra do trọng lượng cơ thể lớn làm tăng thêm áp lực lên các tĩnh mạch ở chân, khiến các mạch máu này khó thực hiện được chức năng vận chuyển máu trở lại tim một cách bình thường. Khi máu ứ lại trong tĩnh mạch thì sẽ gây hiện tượng sưng phù.
Lối sống ít vận động
Ngồi hoặc đứng liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, đặc biệt là các tĩnh mạch và cơ. Nếu ở một chỗ trong nhiều giờ liền (dù là ngồi hay đứng) thì các tĩnh mạch và cơ sẽ phải làm việc rất vất vả để hoàn thành nhiệm vụ đưa máu từ phần dưới cơ thể trở về tim. Và khi tĩnh mạch không thể đưa máu lên trên thì sẽ dẫn đến kết quả là chân bị sưng phù.
Cục máu đông
Mắt cá chân bị sưng có thể không chỉ đơn thuần là do ngồi quá lâu mà là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng, ví dụ như cục máu đông. Khi cục máu đông hình thành thì nó sẽ chặn sự lưu thông máu và khiến mắt cá chân sưng lên, ngoài ra còn có thể bị đau nhức, nóng đỏ. Một vấn đề nghiêm trọng có thể gây sưng mắt cá chân là huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là hiện tượng những cục máu đông hình thành ở nhưng tĩnh mạch sâu trong cơ thể và nếu không được điều trị đúng cách thì cục máu đông có thể di chuyển đến phổi và dẫn đến thuyên tắc phổi – một biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.
Thay đổi nội tiết tố
Mang thai và kinh nguyệt cũng có thể gây sưng mắt cá chân. Đây là hiện tượng bình thường do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể.
Suy giãn tĩnh mạch
Khi tĩnh mạch bị tổn thương và không thể bơm máu trở lại tim thì sẽ có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh và trong đó có cả sưng mắt cá chân. Nếu nghi ngờ mình đang có vấn đề về tĩnh mạch thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để kiểm tra. Đây là những vấn đề không nên coi thường và tốt nhất nên can thiệp điều trị ngay từ sớm để tránh xảy ra hậu quả ngiêm trọng.
Nhiễm trùng
Đôi khi, nhiễm trùng sẽ làm tăng lượng máu lưu thông đến một vùng nhất định trên cơ thể và nếu bị nhiễm trùng mắt cá chân do một nguyên nhân nào đó thì sự tăng lưu lượng máu sẽ dẫn đến phù nề.
Chấn thương
Đôi khi, sưng mắt cá chân là kết quả do chấn thương, trong đó phổ biến nhất là bong gân mắt cá chân. Có nhiều biện pháp để làm cảm giác đau đớn, khó chịu khi mắt cá chân bị bong gân, ví dụ như đeo nẹp mắt cá chân, chườm đá hoặc quấn băng ép vào mắt cá chân bị tổn thương và kê cao chân. Ngoài ra, cần nghỉ ngơi nhiều và hạn chế vận động trong thời gian hồi phục.
Tác dụng phụ của thuốc
Hầu hết các loại thuốc đều có đi kèm với một số tác dụng phụ và một trong số đó là sưng phù mắt cá chân. Điều này thường xảy ra phổ biến nhất khi dùng các loại thuốc chống trầm cảm và thuốc tránh thai có estrogen hay liệu pháp testosterone.
Nếu đang bị sưng mắt cá chân và nghi ngờ là do tác dụng phụ của loại thuốc đang dùng thì nên báo cho bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp khắc phục, ví dụ như nâng cao chân hoặc mang tất nén và điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc chuyển sang loại thuốc khác.
Bệnh gan
Nếu cơ thể không sản xuất đủ albumin thì sẽ gặp phải một số vấn đề không mong muốn. Albumin là chất giữ cho chất lỏng không bị rò rỉ ra khỏi mạch máu và đi vào vùng mô xung quanh. Do đó, khi lượng albumin ở mức thấp thì hiện tượng này sẽ xảy ra. Sự tích tụ chất lỏng trong vùng mô quanh mạch máu sẽ dẫn đến hiện tượng phù, đặc biệt là ở vùng mắt cá chân.
Cần đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy mắt cá chân bị sưng và đã thử những biện pháp khắc phục mà không đỡ, đặc biệt là khi còn đi kèm những hiện tượng khác như nổi những tĩnh mạch lớn trên da để tỉm ra vấn đề tiềm ẩn và có biện pháp điều trị ngay từ sớm.
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện ở chân
Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng ít nhất một lần gặp phải hiện tượng sau khi ngồi ở một tư thế quá lâu, chân đột nhiên bị tê rần, châm chích giống như có hàng trăm mũi kim cùng đâm vào da một lúc. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao điều này lại xảy ra chưa?
Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị tĩnh mạch mạng nhện
Suy giãn tĩnh mạch là chứng bệnh phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất xảy ra ở tĩnh mạch mà ngoài ra còn có một số bệnh lý về tĩnh mạch khác mà mọi người nên biết.
Nhờ công nghệ hiện đại ngày nay mà việc điều trị các vấn đề ở tĩnh mạch đã trở nên vô cùng đơn giản, ít đau đớn, thời gian hồi phục nhanh chóng và an toàn hơn nhiều so với trước đây.
- 7 trả lời
- 1806 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 5 trả lời
- 1111 lượt xem
Cách xử lý các đường tĩnh mạch ở bàn chân
- 8 trả lời
- 2076 lượt xem
Da của tôi khá trắng và tôi đã thử điều trị bằng liệu pháp IPL nhưng không có hiệu quả. Không biết có phải do chuyên viên đã chọn nhầm chế độ thiết lập hay do da tôi quá dày và cần loại laser mạnh hơn. Tôi muốn tìm một phương pháp có thời gian hồi phục ngắn nhất có thể.
- 4 trả lời
- 27001 lượt xem
Nguyên nhân nào khiến cho các đường mạch máu nổi rõ ở mí mắt trên? Là do căng thẳng, khóc nhiều hay nhiệt độ cơ thể cao? Gần đầy tôi bị căng thẳng trong 1, 2 hôm và đã khóc khoảng 3 - 4 lần. Liệu chúng có tự biến mất không? Và nếu có thì mất bao lâu?
- 7 trả lời
- 1184 lượt xem
Nguyên nhân nào gây tĩnh mạch mạng nhện? Có phải do bắt chéo chân không?