Nâng Chân Mày
Tìm hiểu chung về nâng chân mày
Nâng chân mày hay treo chân mày là phương pháp đảo ngược tác động của lực hấp dẫn và thắt chặt các mô mềm dưới trán để khôi phục đường nét trẻ trung hơn cho vùng trán, mí mắt trên và chân mày. Có nhiều phương pháp nâng chân mày khác nhau, mỗi phương pháp sử dụng các vết rạch có độ dài khác nhau ở các vị trí khác nhau và đôi khi là dùng phương pháp nội soi. Để tạo sự trẻ trung cho khuôn mặt, chân mày cần nằm ở bên trên rìa ổ mắt, với độ cong dần về hai bên, phần cuối hay “đuôi” của chân mày nằm cao hơn phần đầu. Khi già đi, chân mày thường thay đổi dần và có hình dạng nằm ngang. Nếu hai bên chân mày sa trễ gây ảnh hưởng đến việc bộc lộ cảm xúc trên khuôn mặt thì nâng chân mày sẽ là một giải pháp phù hợp để khắc phục vấn đề, đem lại sự trẻ trung cho một phần ba phía trên của khuôn mặt.
Khi nào cần nâng chân mày?
- Chân mày bị sa trễ hoặc nằm ở vị trí thấp, khiến khuôn mặt luôn có vẻ mệt mỏi, ủ rũ hay cau có.
- Có nếp nhăn sâu nằm ngang trên trán.
- Có nếp nhăn hay rãnh sâu giữa hai chân mày.
- Có da hoặc mỡ thừa xệ xuống mắt.
Ưu, nhược điểm của phương pháp nâng chân mày
Ưu điểm
- Định hình lại cặp chân mày thấp hoặc bị chảy xệ.
- Nâng cao chân mày, giúp khuôn mặt trông sáng sủa và trẻ trung hơn.
- Cải thiện biểu cảm của khuôn mặt.
Nhược điểm
- Việc lựa chọn kỹ thuật nâng chân mày đóng vai trò rất quan trọng đối với kết quả, vì vậy phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào bác sĩ.
- Có thể cần kết hợp thêm phương pháp phẫu thuật mí mắt, vì phương pháp nâng chân mày không thể cải thiện được tình trạng mí mắt chảy xệ và đường chân chim.
Đối tượng của phương pháp nâng chân mày
- Những người có nửa bên ngoài của chân mày bị sa trễ, khiến khuôn mặt không được tươi tắn.
- Phần giữa của lông mày ở vị trí thấp, khiến khuôn mặt trông có vẻ ngoài cau có.
- Có nếp nhăn sâu giữa hai chân mày.
- Chân mày bị sa trễ thấp khiến cho vùng trên mí mắt bị thu hẹp.
- Những người có da thừa ở mí mắt trên.
Phương pháp nâng chân mày được thực hiện như thế nào?
Các phương pháp nâng chân mày có thể được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, từ kỹ thuật nâng qua đường đỉnh đầu đến các kỹ thuật phức tạp với đường rạch ngắn và kỹ thuật nội soi. Quy trình nâng chân mày thường được thực hiện qua các vết rạch ở trong vùng mọc tóc của da đầu, nhưng đôi khi vết rạch được tạo ở trán hoặc mí mắt trên.
- Kỹ thuật nâng chân mày qua đường đỉnh đầu. Bác sĩ sẽ tạo một đường rạch dài, có thể chạy theo đường chân tóc hoặc ở một trong những nếp nhăn trên trán và tiến hành tách da ra khỏi các mô bên dưới. Tiếp theo, bác sĩ sẽ nới lỏng cơ và loại bỏ mỡ, da thừa, sau đó kéo vùng da còn lại lên và khâu chân mày vào vị trí mới. Kỹ thuật này được coi là một kỹ thuật nâng chân mày truyền thống.
- Nâng chân mày nội soi. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi (một ống dài, mảnh, có đèn ở đầu gắn với máy quay) qua một vài đường rạch nhỏ trên da đầu. Điều này cho phép bác sĩ có thể nhìn thấy và can thiệp vào các cấu trúc bên dưới trán. Kỹ thuật nội soi đòi hỏi đường rạch rất nhỏ, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng phù hợp với kỹ thuật này.
- Kỹ thuật rạch mổ giới hạn. Kỹ thuật này là sự kết hợp ưu điểm của hai kỹ thuật nói trên. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một phần nhỏ của đường rạch đỉnh đầu để nâng phần bên ngoài của chân mày dưới sự theo dõi trực tiếp của mắt thường mà không cần dùng ống nội soi. Các vết sẹo của kỹ thuật này sẽ ẩn trong đường chân tóc ở thái dương nên sẽ không bị lộ, kể cả ở những đàn ông bị hói chỉ còn lại rất ít tóc. Mặc dù kỹ thuật này không khắc phục được tình trạng sa trễ của phần giữa chân mày nhưng có thể làm giảm các nếp nhăn ở đuôi và khóe mắt, thường được gọi là các đường “chân chim”. Vì nhiều ca phẫu thuật treo chân mày được thực hiện cùng với phương pháp phẫu thuật mí mắt trên nên các đường rạch ở mí mắt trên có thể được sử dụng để điều trị các “nếp nhăn” và nâng cao phần bên trong của chân mày, từ đó hoàn thiện kết quả của phương pháp treo chân mày.
Việc chọn kỹ thuật nâng chân mày sẽ được dựa trên các đặc điểm của khuôn mặt và yêu cầu của từng người.
Da thừa ở mí mắt, sụp mí mắt trên và chân mày sa trễ là ba vấn đề thường xuất hiện cùng lúc. Nếu như cả ba vấn đề này không được giải quyết cùng nhau thì sẽ không thể đạt được hiệu quả thẩm mỹ tối đa. Bác sĩ sẽ đánh giá vấn đề của bạn, xem xét đường chân tóc và kiểu tóc bạn thích, sau đó sẽ đưa ra một lựa chọn phù hợp vừa để lại ít sẹo nhất và vừa cho kết quả mỹ phẩm cao nhất. Dưới đây là một số quy tắc chung:
- Nếu chân mày bị sa trễ ở mức độ từ nhẹ đến vừa thì kỹ thuật nâng chân mày nội soi có thể là lựa chọn phù hợp nhất.
- Nếu chân mày sa trễ mức độ nặng với các nếp nhăn sâu thì nên chọn kỹ thuật nâng chân mày qua đường đỉnh đầu.
- Nếu vốn đã có trán cao và muốn tránh đẩy đường chân tóc lên cao hơn nữa thì nên chọn kỹ thuật nâng chân mày dưới da. Với kỹ thuật này, đường rạch sẽ nằm gần đường chân tóc và những vết sẹo sau này có thể được che phủ bên dưới tóc.
Các đường rạch mổ và vết sẹo sau khi nâng chân mày
Các đường rạch của phương pháp nâng chân mày sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật mà bác sĩ sử dụng và đều sẽ để lại sẹo. Nhìn chung thì các đường rạch thường được tạo ở vị trí có thể dễ dàng được che đi, thường là trong da đầu, ở đường chân tóc hoặc trong một nếp nhăn sâu trên trán.
- Kỹ thuật rạch qua đường đỉnh đầu. Đường rạch bắt đầu từ phía trên tai, kéo ngang qua đỉnh đầu và ẩn bên trong tóc.
- Kỹ thuật nội soi. Kỹ thuật này bao gồm ba đường rạch ngắn trên đỉnh đầu và thêm một đường rạch ở mỗi bên thái dương. Những đường rạch này sẽ hoàn toàn ẩn bên trong tóc.
- Kỹ thuật rạch giới hạn. Các đường rạch sẽ được ẩn trong đường chân tóc ở thái dương.
Trước khi tiến hành ca phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần chú ý những điều sau:
- Nếu hút thuốc thì cần ngừng ít nhất 6 tuần trước khi phẫu thuật bởi việc hút thuốc sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ xảy ra biến chứng và làm chậm quá trình lành da sau khi phẫu thuật.
- Hạn chế uống rượu và các loại đồ uống có cồn.
- Nếu thường xuyên dùng aspirin hoặc một loại thuốc chống viêm thì cần ngưng dùng thuốc các loại thuốc này trong một thời gian trước khi phẫu thuật để tránh gây chảy nhiều máu trong quá trình làm phẫu thuật
- Dù thực hiện bất kể phương pháp phẫu thuật nào, quy mô nhỏ hay lớn thì việc cấp đủ nước cho cơ thể cả trước và sau khi mổ cũng đều rất quan trọng để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.
- Nếu có tóc ngắn thì nên nuôi dài để che đi các vết sẹo.
- Có người chở đến bệnh viện và chở về nhà sau khi phẫu thuật.
- Nên nhờ người chăm sóc cho mình trong đêm đầu tiên hoặc tốt nhất là hai ngày đầu sau phẫu thuật.
- Mua đủ các loại thuốc theo đơn của bác sĩ.
- - Chuẩn bị trước khu vực nghỉ ngơi sau phẫu thuật. Để nước, đồ ăn trong tầm với và chuẩn bị gối để kê đầu.
- - Chuẩn bị túi chườm nước đá hoặc cũng có thể mua rau quả đông lạnh để giảm sưng sau phẫu thuật.
Tiến hành phẫu thuật
- Quá trình nâng chân mày có thể kéo dài từ 1 đến 3 giờ.
- Bệnh nhân sẽ được dùng một số loại thuốc sẽ để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu trong suốt quá trình mổ.
- Phương pháp gây tê tại chỗ kết hợp với thuốc an thần thường được sử dụng trong nâng chân mày, ngoài ra nếu cần thiết thì bệnh nhân có thể được gây mê toàn thân.
- Để đảm bảo sự an toàn của bệnh nhân trong quá trình mổ, nhịp tim, huyết áp, mạch máu và lượng oxy lưu thông trong máu sẽ được theo dõi liên tục bằng các thiết bị chuyên dụng.
- Bác sĩ sẽ tiến hành theo kế hoạch mổ đã được thảo luận trước khi phẫu thuật. Nhưng sau khi ca mổ bắt đầu, bác sĩ có thể điều chỉnh và kết hợp các kỹ thuật khác nhau để đảm bảo kết quả cao nhất.
- Tóc của bệnh nhân sẽ được giữ cách xa vùng mổ.
- Sau khi loại bỏ các mô thừa, da và cơ, bác sĩ sẽ đóng vết mổ bằng chỉ khâu hoặc ghim bấm phẫu thuật. Tóc và khuôn mặt của bệnh nhân sẽ được vệ sinh sạch sẽ để da đầu không bị kích ứng.
- Vùng phẫu thuật sẽ che phủ bằng gạc vô trùng và băng đàn hồi để ngăn chảy máu và sưng phù. Chỉ khâu và băng trên trán sẽ được giữ nguyên trong vài ngày đầu sau mổ. Sau mổ, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng hồi sức và tiếp tục được theo dõi chặt chẽ.
Bệnh nhân có thể giảm cảm giác khó chịu tạm thời ở vị trí phẫu thuật bằng thuốc giảm đau. Bệnh nhân có thể chọn về nhà ngay trong ngày hoặc ở lại qua đêm để được theo dõi thêm. Kể cả khi về nhà ngay thì cũng sẽ cần có người lớn ở cùng để tiện chăm sóc.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết về quy trình chăm sóc sau phẫu thuật, bao gồm:
- Chăm sóc vết mổ.
- Các triệu chứng có thể gặp phải.
- Một dấu hiệu của biến chứng.
Ngay sau khi nâng chân mày:
- Chườm đá lạnh quanh mắt trong 48 giờ để giảm sưng.
- Khi ngủ, tốt nhất nên kê cao lưng và đầu trong khoảng 5 đến 7 ngày đầu.
- Có thể sẽ cần quay lại bệnh viện sau 1 hoặc 2 ngày để bác sĩ đánh giá tiến trình phục hồi.
- Sau nâng chân mày, bệnh nhân thường không quá đau đớn nhưng sẽ có cảm giác khó chịu, căng và có thể còn bị tê từ tai bên này sang tai bên kia, qua đỉnh đầu, trán và ở vùng chân mày. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết.
- Thường không cần đặt ống dẫn lưu ở vùng chân mày sau khi phẫu thuật.
- Hiện tượng bầm tím, sưng và tê tạm thời thường xảy ra vào đêm đầu tiên sau mổ. Tình trạng sưng sẽ đạt mức tối đa trong từ 48 đến 72 giờ sau mổ và bắt đầu giảm dần vào ngày thứ tư hoặc thứ năm.
- Bệnh nhân có thể sẽ phải đi vệ sinh thường xuyên vì lượng dịch truyền tĩnh mạch được đưa vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật. Do đó, cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Khi cơ thể bắt đầu tự cân bằng lại, hiện tượng này sẽ hết.
- Tình trạng bầm tím ở những vùng xung quanh sẽ nặng hơn so với chân mày, do đó bệnh nhân sẽ bị bầm tím chủ yếu ở vùng mí mắt và dưới mí mắt dù những vị trí này không hề được phẫu thuật. Hiện tượng bầm tím sẽ nặng nhất vào ngày thứ 3 đến thứ 5 và hết dần trong vòng 2 - 3 tuần.
- Bệnh nhân có thể tắm vào ngày hôm sau ngày mổ. Sử dụng dầu xả để làm sạch những vùng tóc bị bết rối trong quá trình mổ. Hãy thận trọng khi dùng nước nóng, máy sấy tóc và lược bởi da đầu vẫn đang bị tê và nếu không cẩn thận, bạn có thể làm tổn thương da và hỏng tóc.
Các giai đoạn hồi phục tiếp theo
Vài tuần đầu tiên
- Chỉ khâu hoặc ghim bấm sẽ được loại bỏ khoảng 1 tuần sau khi phẫu thuật.
- Trong tuần phục hồi đầu tiên, bệnh nhân nên di chuyển và hoạt động nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ để hỗ trợ tuần hoàn máu ở chân. Tuy nhiên, không nên cố gắng nâng đồ nặng hay hoạt động mạnh.
- Có thể tiếp tục đi xe trong tuần thứ hai hoặc thứ ba sau khi phẫu thuật khi đã có thể phản xạ như bình thường.
- Có thể đi làm trở lại trong vòng một tuần và khôi phục lại toàn bộ hoạt động thường ngày sau một vài tuần, nhưng vẫn cần phải tránh nâng vật nặng trong thời gian này.
- Cảm giác ở da đầu có thể sẽ tạm thời bị giảm đi và dần trở lại sau vài tuần. Lúc này, da đầu sẽ có cảm giác ngứa ngáy bởi các dây thần kinh hoạt động trở lại. Cảm giác tê ở vị trí vết rạch sau khi nâng chân mày bằng kỹ thuật đường đỉnh đầu thường kéo dài trong 9 đến 12 tháng sau phẫu thuật, rất hiếm khi lâu hơn.
Một tháng sau phẫu thuật
- Có thể làm việc với mức độ như bình thường.
- Bắt đầu lại thói quen tập luyện thể dục hàng ngày nhưng cần tránh các hoạt động gây khó chịu và đau cho đến khi hoàn toàn phục hồi. Khi mới bắt đầu, chỉ nên tập với cường độ bằng một nửa so với trước đây và tăng dần lên sao cho không cảm thấy khó chịu.
Thông thường, bệnh nhân sẽ có thể thấy được kết quả cuối cùng sau 6 tháng kể từ khi ngày phẫu thuật. Đây cũng là lúc mà các đường rạch trên da đầu và đường chân tóc sẽ lành lại hoàn toàn. Trọng lực và quy trình lão hóa tự nhiên vẫn sẽ tác động lên vùng chân mày nhưng phần lớn hiệu quả của phương pháp này sẽ vẫn được duy trì, đặc biệt là các nếp nhăn nếu có trở lại thì sẽ chỉ rất mờ và sẽ không sâu như trước nữa. Bệnh nhân cần phải bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời suốt cả đời và có lối sống lành mạnh để duy trì vẻ ngoài trẻ trung của mình.
Một số rủi ro
Trong buổi tư vấn trước ca mổ, bác sĩ sẽ thảo luận về các rủi ro và biến chứng có thể xảy ra. Nhìn chung thì mọi phương pháp phẫu thuật, bao gồm cả phương pháp nâng chân mày cũng đều có những rủi ro tương tự nhau, ví dụ như:
- Phản ứng tiêu cực với thuốc gây mê
- Tụ máu hoặc đọng dịch (tích tụ máu hoặc dịch dưới da và cần phải mổ để loại bỏ)
- Nhiễm trùng và chảy máu.
- Thay đổi cảm giác ở vùng phẫu thuật.
- Để lại sẹo không mong muốn.
- Dị ứng với thuốc.
- Gây tổn thường cho cấu trúc bên dưới như dây thần kinh, mạch máu.
- Kết quả không đạt yêu cầu và có thể cần phẫu thuật lại để chỉnh sửa.
Tuy nhiên, nâng chân mày vẫn là một phương pháp có tỉ lệ thành công rất cao và nếu được thực hiện bởi bác sĩ thẩm mỹ có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm thì những rủi ro này sẽ không xảy ra.
- Thông tin về bảng giá Nâng Chân Mày
- Hỏi đáp về Nâng Chân Mày
- Video Nâng Chân Mày của các khách hàng
- Hình ảnh trước sau Nâng Chân Mày
- 9 trả lời
- 1855 lượt xem
Tôi đã đi gặp hai bác sĩ thẩm mỹ và mỗi người lại đưa ra lời khuyên khác nhau. Một bác sĩ thì bảo là tôi cần nâng chân mày vì nếu chỉ phẫu thuật cắt mí thì chân mày tôi sẽ càng xệ xuống. Bác sĩ kia lại nói tôi cần cắt mí trên, nếu nâng chân mày thì sẽ không tự nhiên. Tôi thấy có vẻ nâng chân mày sẽ hợp lý hơn nhưng cũng không chắc lắm. Các bác sĩ cho tôi lời khuyên với.
- 7 trả lời
- 1635 lượt xem
Tôi định tiêm Botox vào chân mày nhưng không biết hiệu quả có được như phẫu thuật nâng chân mày không?
- 9 trả lời
- 2451 lượt xem
Treo chân mày nội soi là gì? Có gì khác so vơi treo chân mày truyền thống?
- 6 trả lời
- 4769 lượt xem
Lông mày bên trái của tôi thấp hơn bên phải và mắt bên trái cũng nhỏ hơn nhiều so với mắt bên phải. Có cách nào sửa lại để hai bên đều nhau hơn không? Tôi mới chỉ ngoài 20 tuổi thôi nên vẫn chưa muốn phẫu thuật lắm.
- 6 trả lời
- 2393 lượt xem
Khoảng 10 tháng trước tôi đã đi treo chân mày nội soi và cắt mí (cả trên và dưới). Đến giờ mà vùng trán bên phải của tôi vẫn bị tê và một bên chân mày cũng hơi cao. Vùng dưới lông mày hình còn bị dày và sưng. Tôi còn có cảm giác châm chích ở trán và vùng quanh lông mày nữa. Những hiện tượng này có bình thường không và bao lâu thì sẽ hết?
- 6 trả lời
- 1837 lượt xem
Tôi đang muốn nâng chân mày lên cao hơn và loại bỏ các nếp nhăn ngang trên trán. Không biết phương pháp nâng chân mày có giải quyết được cả hai vấn đề không? Tôi đã đi tư vấn rồi và bác sĩ nói là nâng chân mày chỉ sửa được chân mày thôi chứ không loại bỏ được các nếp nhăn.
- 9 trả lời
- 3641 lượt xem
Tôi mới 24 tuổi nhưng chân mày đã bị xệ. Nếu bây giờ tôi phẫu thuật nâng chân mày thì có sớm quá không?
- 6 trả lời
- 2354 lượt xem
Có phương pháp nâng chân mày nào cắt bỏ đi da ở bên trên lông mày không?
- 7 trả lời
- 6102 lượt xem
Tôi có nghe nói về nhiều biến chứng của phương pháp này ví dụ như tê, nhức đầu, buồn nôn và rụng tóc. Vậy tôi có nên nâng chân mày bằng phương pháp này không hay nên chọn phương pháp khác?
- 0 trả lời
- 2713 lượt xem
Kính chào bác sĩ. Rất mong câu hỏi của tôi sẽ được giải đáp rõ rành và chi tiết. Tôi là nam giới năm nay 26 tuổi, bản thân tôi có cơ địa da thừa mí mắt trên và thâm quầng mắt bẩm sinh, đi đâu họ cũng nói tôi già nên tôi vô cùng tự ti. Thế là tháng 2 năm 2020 sẵn mùa dịch tôi đã đi đến 1 thẩm mỹ viện ở Quận 1 để trị thâm, đến đây tôi được nhân Viên tư vấn là treo cung chân mày, tôi lúc đó thật sự không biết cái dịch vụ đó là gì, bên đó nói nó là tiểu phẫu nhẹ, không để lại sẹo, vvv thế là tui liều mình đưa mặt cho bên đó làm, khi lên lầu làm thẫm mỹ tôi được gặp bác sĩ. Lúc đó tôi thấy bác sĩ chả đo đạc gì cả, vào là mổ liền, sau khi mổ xong, tui thấy đường mổ dài, chỉ chạy loạn xì ngầu, 2 bên không đều, ra ngoài xong họ phát cho tôi vỉ thuốc nho nhỏ, tôi tra thì thấy giá thuốc đó có 4 ngàn 1 vỉ, mà sản phẩm thuốc đó bị cấm bán trên thị trường ( lâu quá tôi không nhớ, vỉ ngậm lưỡi nho nhỏ), uống 7 ngày là cơ thể tôi nổi ngứa 7 ngày. Kể từ đó bên đó chả quan tâm gì đến khách hàng. Đến nay đã tròn đúng 4 tháng, sẹo đường chân mày thì vẫn còn, lúc nào cũng đỏ ửng ( tôi là nam thì cũng kg phun chân mày được), mắt thì mí to, mí nhỏ sau, căng nhức nhẹ và không đều. Thực ra tôi chỉ muốn điều trị thâm mắt, và khắc phục tình trạng da dư để trông trẻ hơn tí thôi. Sau khi trở lại công việc, tôi luôn trốn tránh đám đông, nghỉ toàn bộ công việc, ra đường đối với tôi như địa ngục vậy, hôm trước khi đi làm, tôi bị mấy cô lớn tuổi quen biết nói rồi cười điểu " đẹp quá ha", " đỉ",... tôi ngại hết sức, nhưng biết làm sao, bây giờ ra đường tôi toàn suy nghĩ đến cái thẹo và con mắt không đều của mình. Tôi thường lên mạng sợt hết các thuốc kem trị sẹo tốt nhất dể mua về trị, nhưng cũng không khả quan. Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi không cắt mí mắt, tôi thực hiện treo chân mày, tại sao mí mắt tôi lại bị to không đều và dày hơn nguyên bản? Không biết ở Sài Gòn có nơi nào làm có tâm có thể cứu được đôi mắt cho tôi. Tôi rất mong bài viết của tôi sẽ được các bác sĩ quan tâm và giải đáp. Trân trọng.
- 8 trả lời
- 5818 lượt xem
Hai tuần nữa tôi sẽ đi phẫu thuật nâng chân mày nên muốn tìm hiểu trước thời gian hồi phục là khoảng bao lâu? Có đau lắm không? Phương pháp này có an toàn không?
- 6 trả lời
- 2031 lượt xem
Tôi 48 tuổi và mới phát hiện ra vùng trán và chân mày bị xệ nhẹ. Tôi không biết tại sao lại bị lão hóa sớm như thế dù không hay tiếp xúc với nắng và cũng không hút thuốc. Trước đây tôi đã từng cắt mí 4 lần để loại bỏ da thừa và mắt tôi cũng hơi trũng nữa. Giờ tôi muốn khắc phục chân mày xệ nhưng không muốn phải phẫu thuật nâng chân mày. Vậy có cách nào không cần phẫu thuật không?
- 5 trả lời
- 3066 lượt xem
Tôi đã từng đi cắt mí rồi nhưng kết quả vẫn không được như ý muốn. Mí mắt có bớt sụp được một chút nhưng cảm giác vẫn còn nhiều da thừa và nặng ở mí mắt. Liệu phương pháp nâng chân mày có khắc phục được vấn đề này không hay tôi nên cắt mí lần nữa?
- 7 trả lời
- 2586 lượt xem
Tôi mới phẫu thuật nâng chân mày được 1 tháng và bây giờ chân mày bên trái của tôi vẫn chưa chuyển động được. Tại sao lại bị như thế và liệu chân mày có trở lại bình thường được không?
- 6 trả lời
- 986 lượt xem
7 tháng trước tôi đã phẫu thuật căng da mặt. Lúc đấy tôi định nâng chân mày luôn nhưng vì không muốn chỉnh sửa quá nhiều cùng một lúc nên lại quyết định căng da mặt trước rồi nâng chân mày sau. Tôi định là sẽ treo chân mày nội soi. Phương pháp này có đau lắm không? Cơn đau sẽ kéo dài khoảng bao lâu? Sau khi phẫu thuật thì có kết quả ngay lập tức không?
- 6 trả lời
- 1197 lượt xem
Tôi đã đi một vài bệnh viện thẩm mỹ và đa số đều tư vấn nên treo chân mày nội soi nhưng lại có một chỗ khuyên nên treo chân mày kiểu truyền thống. Bác sĩ ở đó nói treo chân mày nội soi không bền được như treo chân mày truyền thống vì vật liệu cố định hay bị lỗi. Có đúng là như thế không các bác sĩ?
- 7 trả lời
- 1020 lượt xem
Tôi 20 tuổi và chân mày của tôi không cong như mọi người mà gần như là một đường thẳng. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi một cách để làm cho chân mày cong hơn. Tôi nên nâng chân mày, tiêm Botox hay phẫu thuật mí mắt?
- 6 trả lời
- 1177 lượt xem
Tôi đang cân nhắc nâng chân mày mổ hở (không phải nội soi) để sửa lại chân mày thấp bẩm sinh và trán cao. Tôi đã tiêm Botox trong suốt 5 năm qua và giờ muốn phẫu thuật. Bác sĩ nói là vết mổ sẽ nằm dọc theo đường chân tóc tự nhiên nhưng tôi vẫn lo là vết sẹo sẽ bị lộ vì tôi không để tóc mái. Vậy sau khi nâng chân mày vì có nhìn thấy rõ vết sẹo lắm không? Tôi có cần để tóc mái để che đi không?