Treo chân mày nội soi là gì?
Trong quy trình treo chân mày/căng da trán truyền thống, một đường rạch được tạo ra ở đường chân tóc (ngay sau các hàng tóc đầu tiên để vết sẹo sau này được che đi) kéo dài đến tận vùng thái dương ở cả hai bên. Đường rạch này cho phép toàn bộ vùng trán được nâng và kéo lên, sau đó, một dải da thừa sẽ được cắt bỏ rồi đường rạch được khâu lại để cố định chân mày ở vị trí mới. Việc cắt bỏ da có thể làm cho đường chân tóc bị hạ thấp xuống nhưng điều này lại có lợi cho những người có đường chân tóc quá cao.
Quy trình treo chân mày nội soi được thực hiện qua 4 - 5 đường rạch nhỏ bên trong đường chân tóc. Vì không cần đường rạch dài nên trán được kéo lên cao mà không loại bỏ da thừa. Do đó, phương pháp này không ảnh hưởng đến đường chân tóc. Mức độ nâng chân mày của phương pháp nội soi có thể không được cao như phương pháp truyền thống nhưng vẫn đủ để khắc phục vấn đề cho hầu hết mọi người.
Treo chân mày nội soi là lựa chọn phù hợp với nhiều bệnh nhân nhưng nếu da trán quá dày, bị chảy xệ nặng hoặc nếu đường chân tóc quá cao và cần hạ thấp thì nên chọn phương pháp phẫu thuật treo chân mày truyền thống.
Phương pháp treo chân mày nội soi gồm có 4 đường rạch được tạo ở phía sau đường chân tóc. Đây là những đường rạch nhỏ để đưa thiết bị nội soi vào trong. Thiết bị này cho phép bác sĩ quan sát được hình ảnh các mô được phóng to với độ phân giải cao trên màn hình, nhờ đó có thể thực hiện một cách chính xác quá trình bóc tách mô. Vì sử dụng đường rạch ngắn hơn so với các phương pháp khác nên treo chân mày nội soi có thời gian phục hồi nhanh hơn và giảm được nguy cơ rụng tóc. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không phù hợp với những người có đường chân tóc cao hoặc trán quá dô.
Treo chân mày, nâng chân mày hay căng da trán là những cái tên khác nhau của cùng một phương pháp. Có nhiều kỹ thuật treo chân mày khác nhau, bao gồm treo chân mày nội soi, treo chân mày qua đường rạch chân tóc, đường rạch đỉnh đầu, đường rạch trực tiếp, đường rạch giữa trán, đường rạch thái dương và các kỹ thuật khác. Tất cả các kỹ thuật này được thiết kế để cải thiện vị trí cung chân mày bằng cách đưa chân mày lên một vị trí cao, trẻ trung hơn và việc chọn ra một kỹ thuật phù hợp sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp, ví dụ như có nếp nhăn ngang trên trán hay không, độ dày (rậm) của lông mày, mức độ chênh lệch của hai bên lông mày, độ cao của trán, vị trí của đường chân tóc, màu tóc và mật độ tóc hay kiểu tóc của mỗi người,...
Phương pháp treo chân mày truyền thống có thể được thực hiện theo hai cách để nâng và trẻ hóa chân mày. Cách thứ nhất, được gọi là kỹ thuật treo chân mày qua đường đỉnh đầu, sử dụng một vết mổ kéo dài từ tai bên này sang tai bên kia, đi qua đỉnh đầu. Kỹ thuật này vẫn được sử dụng trong nhiều ca phẫu thuật thẩm mỹ (để chỉnh sửa các khiếm khuyết của xương sọ do bẩm sinh hoặc do chấn thương), nhưng nó thường đi kèm với các biến chứng như tê da đầu và rụng tóc dọc theo vết mổ. Cách thứ hai là treo chân mày "trực tiếp", có nghĩa là tạo vết mổ ngay bên trên lông mày. Cách này thường được sử dụng cho những người có lông mày rậm để có thể che đi vết sẹo.
Phương pháp treo chân mày nội soi được thực hiện qua 3 - 5 vết mổ nhỏ ẩn trong tóc để đưa ống nội soi vào bên trong, cẩn thận bóc tách da trán khỏi các mô bên dưới. Ống nội soi cho bác sĩ phẫu thuật thấy chính xác cấu trúc bên dưới da và vị trí mà các mô cần được bóc tách. Khi trán được kéo lên, chân mày cũng theo đó mà được đưa lên cao hơn và cố định vào cấu trúc xương bên dưới bằng các kỹ thuật khác nhau (như vít hay endotine...). Các vết mổ sau đó được đóng lại bằng chỉ khâu hoặc ghim phẫu thuật.
Một ưu điểm của phương pháp treo chân mày nội soi là có thể giải phóng cơ giữa hai đầu lông mày và loại bỏ nếp cau mày (nếp nhăn dọc) do các cơ này gây nên.
Với các kỹ thuật nâng chân mày/căng da trán truyền thống thì sẽ cần tạo một đường mổ tương đối dài ở trán, ở đường chân tóc hoặc qua đỉnh đầu. Mặc dù các kỹ thuật này đều có hiệu quả trong việc căng da trán và nâng chân mày nhưng chúng để lại sẹo dài và thời gian hồi phục sau phẫu thuật cũng lâu hơn.
Trong khi đó, kỹ thuật treo chân mày nội soi chỉ để lại vết sẹo rất nhỏ và thời gian phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với kỹ thuật này, đặc biệt là những người bị rụng tóc.
• Vị trí lông mày: ở nam giới thì lông mày nằm song song với rìa ổ mắt còn ở phụ nữ thì đuôi lông mày hướng xuống dưới, tạo thành một đường cong nhẹ. Nếu chân mày bị xệ xuống thấp thì sẽ khiến khuôn mặt kém tươi tắn.
• Trán; một vầng trán căng mịn, không có nếp nhăn sẽ làm cho khuôn mặt trông trẻ trung hơn. Phương pháp nâng chân mày sẽ giúp loại bỏ các nếp nhăn ngang (do cơ trán gây ra khi liên tục phải nhướng mày) hoặc nếp nhăn dọc giữa hai đầu lông mày (do cơ cau mày gây ra).
• Đường chân tóc: đường chân tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng khi nâng chân mày và cần được thảo luận kĩ trước khi tiến hành phẫu thuật. Hầu hết các phương pháp nâng chân mày đều di chuyển đường chân tóc dịch lên trên (làm cho trán cao hơn), nhưng cũng có một số ít phương pháp dịch chuyển đường chân tóc xuống dưới.
Các phương pháp nâng chân mày được phân loại theo vị trí đường rạch như dưới đây:
• Nâng chân mày qua đường rạch đỉnh đầu hay nâng chân mày mổ hở: đây là phương pháp truyền thống và cho hiệu quả cao nhất. Đường rạch chạy từ tai bên này, kéo dài qua đỉnh đầu sang tai bên kia và qua đó, bác sĩ cắt bỏ đi khoảng 2cm da. Hình dạng của vùng da bị loại bỏ sẽ ảnh hưởng đến vị trí cũng như là dáng chân mày. Phương pháp này còn cho phép can thiệp đến các cơ bên dưới bề mặt da để giải quyết các nếp nhăn trên trán. Nhược điểm của phương pháp nâng chân mày qua đường rạch đỉnh đầu là để lại vết sẹo dài có thể nhìn thấy, khiến đường chân tóc bị dịch lên cao và gây tê ở vrachjda đằng sau đường rạch.
• Nâng chân mày qua đường rạch chân tóc - phương pháp này khác với phương pháp bên trên ở chỗ là đường rạch dài được tạo ở ngay tại đường chân tóc. Mặc dù vết sẹo có thể lộ rõ nhưng đối với một số trường hợp thì đây lại là lựa chọn tốt nhất. Chân mày và trán có thể được kéo lên mà không làm thay đổi đường chân tóc. Phương pháp này cũng có thể gây tê giống như phương pháp nâng chân mày qua đường rạch đỉnh đầu.
• Nâng chân mày qua đường rạch giữa trán: phương pháp này chỉ phù hợp với những nam giới bị hói hoàn toàn và có nếp nhăn sâu trên trán. Qua đường rạch này, da sẽ được cắt bỏ trực tiếp ngang qua trán, và vết sẹo sau này cũng sẽ trông giống như các nếp nhăn ban đầu.
• Nâng chân mày trực tiếp: đường rạch được tạo ngay phía trên lông mày. Phương pháp này giúp đưa chân mày lên cao nhưng không làm thay đổi trán và đường chân tóc. Phương pháp nâng chân mày này chủ yếu dành cho những người mà thị lực bị cản trở nghiêm trọng do chân mày chảy xệ.
• Treo chân mày nội soi: đây là phương pháp được thực hiện ra những đường rạch ngắn nhất, ẩn bên trong tóc và nguy cơ gây tê rất thấp. Qua các đường rạch nhỏ, da đầu được kéo về phía sau và rồi được cố định tại vị trí mới. Da thừa được di chuyển về phía sau đầu và dần dần sẽ co lại. Phương pháp này cho phép nâng cao chân mày, xử lý các cơ trán và làm căng mịn trán nhưng cũng có rủi ro khiến đường chân tóc bị dịch lên trên như phương pháp nâng chân mày qua đường đỉnh đầu.
Trong số các phương pháp kể trên thì treo chân mày nội soi là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất vì để lại sẹo rất nhỏ, nguy cơ xảy ra biến chứng tê da thấp và cho phép chỉnh sửa toàn bộ vùng trán. Đối với những người muốn có kết quả trẻ hóa mặt trong một thời gian dài thì có thể kết hợp treo chân mày nội soi và căng da mặt. Sau 10 đến 15 năm khi cần phẫu thuật lại thì có thể nâng chân mày qua đường rạch chân tóc. Lúc này, đường chân tóc đã bị dịch xuống dưới nên có thể chọn kỹ thuật nâng chân mày này để dịch đường chân tóc trở lại vị trí cũ, đồng thời trẻ hóa vùng trán và chân mày.
Ống nội soi có đi kèm với camera và màn hình TV ở bên ngoài, cho phép bác sĩ phẫu thuật quan sát được cấu trúc ở vùng trán và bóc tách vị trí phức tạp này một cách chính xác để tránh làm tổn thương dây thần kinh. Ưu điểm của phương pháp treo chân mày nội soi là để lại sẹo nhỏ hơn và thời gian phục hồi ngắn hơn. Ngoài ra, vì không cần rạch ngang qua đỉnh đầu như phương pháp truyền thống nên cũng không ảnh hưởng đến cảm giác của da đầu.
Nhiều người cho rằng treo chân mày nội soi cho kết quả không được lâu dài như treo chân mày truyền thống nhưng nếu chân mày với chỉ bị xệ nhẹ đến vừa thì chỉ cần đến phương pháp nội soi này là đủ.
Phương pháp treo chân mày nội soi sử dụng các vết mổ rất nhỏ, được tạo cẩn thận trong vùng da đầu mang tóc. Quy trình được thực hiện với một máy quay nhỏ cho phép bác sĩ bóc tách mô mà không cần tạo vết mổ lớn để quan sát mô dưới da. Những vết mổ nhỏ này sau khi lành lại sẽ ẩn hoàn toàn trong tóc nên đây là một lựa chọn phù hợp cho cả nam giới và phụ nữ có mái tóc mỏng và đường chân tóc quá cao. Hơn nữa, thời gian phục hồi của phương pháp này cũng nhanh hơn so với phương pháp truyền thống.
Cả hai phương pháp đều có thể làm suy yếu các cơ gây nếp nhăn và làm trán căng mịn hơn nhưng treo chân mày nội soi thường chỉ dành cho những trường hợp mà chân mày mới bị xệ mức độ nhẹ. Mặc dù cần vết mổ dài hơn nhưng phương pháp treo chân mày truyền thống cho hiệu quả cao hơn nhiều. Hơn nữa, nếu vết mổ được tạo ở vị trí chính xác và thực hiện một cách cẩn thận thì vết sẹo sẽ không bị lộ quá rõ.
Các nếp nhăn cũng được xử lý bằng cách di chuyển vị trí các mô và cơ bên dưới da trán. Phương pháp này để lại ít sẹo hơn và cũng ít biến chứng (ví dụ như tê da đầu) hơn so với các phương pháp nâng chân mày khác. Tuy nhiên, treo chân mày nội soi không phải lúc nào cũng là giải pháp phù hợp.
Đối với những người mà chân mày bị xệ nặng, trán đã có những nếp nhăn sâu thì sẽ cần đến các phương pháp nâng chân mày truyền thống ví dụ như nâng chân mày qua đường mổ trước chân tóc, đường mổ mí mắt hay qua đường mổ qua đỉnh đầu…
Treo chân mày nội soi có đau không?
7 tháng trước tôi đã phẫu thuật căng da mặt. Lúc đấy tôi định nâng chân mày luôn nhưng vì không muốn chỉnh sửa quá nhiều cùng một lúc nên lại quyết định căng da mặt trước rồi nâng chân mày sau. Tôi định là sẽ treo chân mày nội soi. Phương pháp này có đau lắm không? Cơn đau sẽ kéo dài khoảng bao lâu? Sau khi phẫu thuật thì có kết quả ngay lập tức không?
- 6 trả lời
- 1003 lượt xem
Treo chân mày nội soi có bền như treo chân mày truyền thống không?
Tôi đã đi một vài bệnh viện thẩm mỹ và đa số đều tư vấn nên treo chân mày nội soi nhưng lại có một chỗ khuyên nên treo chân mày kiểu truyền thống. Bác sĩ ở đó nói treo chân mày nội soi không bền được như treo chân mày truyền thống vì vật liệu cố định hay bị lỗi. Có đúng là như thế không các bác sĩ?
- 6 trả lời
- 1212 lượt xem
Nâng chân mày khi mới 24 tuổi có sớm quá không?
Tôi mới 24 tuổi nhưng chân mày đã bị xệ. Nếu bây giờ tôi phẫu thuật nâng chân mày thì có sớm quá không?
- 9 trả lời
- 3663 lượt xem
Thời gian hồi phục sau khi nâng chân mày
Hai tuần nữa tôi sẽ đi phẫu thuật nâng chân mày nên muốn tìm hiểu trước thời gian hồi phục là khoảng bao lâu? Có đau lắm không? Phương pháp này có an toàn không?
- 8 trả lời
- 5847 lượt xem
Tiêm Botox có hiệu quả như nâng chân mày không?
Tôi định tiêm Botox vào chân mày nhưng không biết hiệu quả có được như phẫu thuật nâng chân mày không?
- 7 trả lời
- 1661 lượt xem
Kỹ thuật treo cung mày đường mổ bên dưới cung mày