Thuốc Điều Trị Rụng Tóc Minoxidil: Những Điều Cần Biết
Rụng tóc là một vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Tóc rụng quá nhiều sẽ khiến mái tóc dần trở nên thưa mỏng, ảnh hưởng đến vẻ ngoài và gây mất tự tin. Có rất nhiều cách khác nhau để khắc phục tình trạng rụng tóc và một trong những cách đó là sử dụng thuốc trị rụng tóc. Một trong những loại thuốc trị rụng tóc được sử dụng phổ biến hiện nay là Minoxidil.
Hãy cùng tìm hiểu về công dụng, hiệu quả, cách sử dụng và tác dụng phụ của loại thuốc này trong bài viết dưới đây.
Minoxidil là gì?
Minoxidil ban đầu là một loại thuốc được sử dụng để điều trị cao huyết áp. Cơ chế tác dụng của Minoxidil là làm giãn mạch máu. Khi các mạch máu giãn rộng ra, máu có thể lưu thông qua dễ dàng hơn và nhờ đó làm giảm huyết áp.
Sau đó, người ta phát hiện ra rằng những bệnh nhân cao huyết áp sử dụng Minoxidil sau một thời gian đã mọc tóc nhiều hơn. Từ đó, loại thuốc này được sử dụng để điều trị rụng tóc.
Thông tin cơ bản về Minoxidil
- Hoạt chất: minoxidil
- Nhóm thuốc: Thuốc điều trị cao huyết áp
- Cơ chế tác dụng: Làm giãn mạch máu
- Tác dụng phụ: Mọc tóc và lông mới. Nhờ tác dụng phụ này nên hiện nay, Minoxidil được sử dụng làm thuốc trị rụng tóc.
- Dạng bào chế: Viên nén dùng qua đường uống và dạng bôi ngoài da.
Công dụng của Minoxidil
Minoxidil ban đầu là một loại thuốc điều trị cao huyết áp nhưng do có tác dụng phụ làm mọc tóc và lông mới nên hiện còn được sử dụng để điều trị vấn đề rụng tóc, tóc thưa mỏng và hói đầu. Dưới đây là chi tiết về các công dụng của Minoxidil.
1. Làm giảm huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp là do mạch máu bị thu hẹp lại, khiến máu khó lưu thông. Điều này làm tăng áp lực lên thành mạch máu. Minoxidil có cơ chế tác dụng là làm giãn mạch máu để máu có thể chảy ra dễ dàng hơn, nhờ đó làm giảm áp lực bên trong mạch máu.
2. Trị rụng tóc, tóc thưa mỏng
Tác dụng làm giãn mạch máu của Minoxidil giúp máu lưu thông tốt hơn đến da đầu và nang tóc. Lưu lượng máu tăng giúp các nang tóc nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn và nhờ đó mọc tóc tốt hơn.
Minoxidil được sử dụng trong điều trị rụng tóc chứa hàm lượng hoạt chất thấp hơn so với loại thuốc dùng để điều trị cao huyết áp. Điều này là để giảm nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
>>> 10 cách trị rụng tóc, khắc phục tóc thưa mỏng và khôi phục mái tóc dày
Các loại Minoxidil
Thuốc trị rụng tóc Minoxidil gồm có hai loại là Minoxidil dạng uống và Minoxidil dạng bôi.
1. Minoxidil dạng uống
Minoxidil đường uống có dạng viên nén. Thuốc sẽ hấp thụ vào máu và do đó cho hiệu quả nhanh hơn và cách sử dụng cũng đơn giản hơn Minoxidil dạng bôi. Minoxidil dạng bôi có thể gây cảm giác nhờn dính trên da, ngoài ra còn có thể gây kích ứng, khó chịu hoặc ngứa da.
Một nhược điểm lớn của Minoxidil dạng uống là thuốc sẽ đi vào máu và phát huy tác dụng khắp cơ thể. Điều đó có nghĩa là lông sẽ mọc toàn thân, bao gồm cả những khu vực không mong muốn. Tuy nhiên, khi ngừng sử dụng thuốc, tình trạng này sẽ tự hết.
2. Minoxidil dạng bôi
Minoxidil còn có dạng dung dịch lỏng, dạng xịt và dạng bọt để dùng ngoài da. Ưu điểm của Minoxidil dạng bôi là chỉ phát huy tác dụng ở khu vực được bôi thuốc và không gây mọc lông khắp cơ thể như Minoxidil dạng uống. Có thể dùng Minoxidil dạng bôi cho bất cứ khu vực nào cần mọc tóc hay lông như đầu, lông mày, râu và ria mép.
Để Minoxidil phát huy hiệu quả tối đa thì mỗi lần cần sử dụng đủ lượng thuốc cần thiết và thoa trực tiếp lên da đầu để thuốc ngấm vào chân tóc. Nếu chỉ bôi một lượng nhỏ hoặc không bôi trực tiếp lên da đầu thì tác dụng kích thích mọc tóc của thuốc sẽ kém đi hoặc hoàn toàn không có tác dụng.
Minoxidil dạng bôi ban đầu có dạng dung dịch lỏng và vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay. Có thể sử dụng kết hợp cả Minoxidil dạng uống và dạng bôi để tăng hiệu quả trị rụng tóc.
Minoxidil dạng dung dịch lỏng có một số nhược điểm, chẳng hạn như có thể để lại lớp dày và nhờn dính trên da, tạo vệt trắng giống như gàu và có thể gây kích ứng, ngứa ngáy da đầu. Để khắc phục những nhược điểm này, Minoxidil dạng bọt đã ra đời. Dạng bọt thường không gây nhờn dính và cũng không để lại vệt trắng sau khi sử dụng.
Cách sử dụng Minoxidil dạng bôi là bôi trực tiếp lên vùng cần mọc lông/tóc. Nếu so sánh về thời gian phát huy tác dụng và thời gian duy trì hiệu quả thì Minoxidil dạng bôi có phần thua kém Minoxidil dạng uống. Do chỉ dùng ngoài da nên Minoxidil dạng bôi lâu phát huy tác dụng hơn và hiệu quả cũng kém hơn Minoxidil dạng uống.
Cơ chế tác dụng của Minoxidil
Tại sao Minoxidil vốn là một loại thuốc điều trị cao huyết áp lại có hiệu quả trong điều trị rụng tóc? Minoxidil giúp trị rụng tóc thông qua cơ chế dưới đây:
Khi Minoxidil tiếp xúc với da đầu và hấp thụ qua da đầu đến nang tóc (trong trường hợp dùng Minoxidil dạng bôi) hoặc thuốc đi vào máu (trong trường hợp dùng Minoxidil dạng uống), thuốc sẽ làm giãn các mạch máu.
Các mạch máu giãn ra sẽ giúp máu lưu thông được tốt hơn.
Máu lưu thông tốt đồng nghĩa với việc tăng lượng chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả tóc.
Khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tóc sẽ mọc tốt hơn.
So sánh Minoxidil và Finasteride
Hiện nay có hai loại thuốc trị rụng tóc đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt là Minoxidil và Finasteride. Cả hai loại thuốc này đều có tác dụng làm tăng số lượng tóc. Tuy nhiên, Minoxidil và Finasteride có một số điểm khác biệt về cơ chế tác dụng, hình thức sử dụng và đối tượng.
Minoxidil | Finasteride | |
Hình thức sử dụng | Có cả dạng uống và dạng bôi. | Chỉ có dạng viên nén dùng qua đường uống. |
Cơ chế tác dụng | Làm giãn mạch máu để làm tăng lượng máu mang chất dinh dưỡng đến nuôi tóc. | Ngăn chặn sự sản xuất dihydrotestosterone (DHT) – hormone gây rụng tóc ở nam giới. |
Công dụng | Trị rụng tóc do các nguyên nhân khác nhau như rụng tóc do bệnh, rụng tóc do stress hay rụng tóc do di truyền. | Điều trị rụng tóc do di truyền ở nam giới. |
Nhược điểm |
Minoxidil dạng uống có thể gây mọc lông ở những vùng không mong muốn. Minoxidil dạng bôi có thể gây nhờn dính, khó chịu trên da, để lại vệt trắng tương tự như gàu và gây ngứa do kích ứng. |
Chỉ có hiệu quả đối với nam giới (vì Finasteride ngăn chặn sự sản xuất DHT – loại hormone này chỉ gây rụng tóc ở nam giới). Không dùng được cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai vì loại thuốc này có thể khiến cơ quan sinh dục của thai nhi phát triển bất thường. |
Thuốc kê đơn hay không kê đơn | Có thể mua mà không cần đơn của bác sĩ | Cần có đơn của bác sĩ. |
Minoxidil phù hợp cho những ai?
Minoxidil phù hợp với người bị rụng tóc, tóc thưa mỏng do di truyền hoặc do các nguyên nhân khác như bệnh tật, căng thẳng,… Khi dùng ở phụ nữ, Minoxidil sẽ cho kết quả tốt hơn so với ở nam giới. Minoxidil chỉ điều trị được rụng tóc và tóc thưa mỏng nhẹ. Thuốc không hiệu quả đối với những trường hợp bị rụng tóc nghiêm trọng và hói đầu. Hói đầu xảy ra do nang tóc không còn hoạt động và do đó, Minoxidil sẽ không có tác dụng.
Nồng độ và liều dùng Minoxidil
Minoxidil có nhiều mức nồng độ. Phải chọn mức nồng độ phù hợp và sử dụng thuốc theo đúng liều mà bác sĩ chỉ định hoặc làm theo hướng dẫn đi kèm của thuốc. Dùng quá ít sẽ không hiệu quả và dùng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ.
Nhìn chung, liều dùng Minoxidil để trị rụng tóc tùy thuộc vào dạng thuốc và giới tính.
Nam giới
Lựa chọn Minoxidil nồng độ 5%, sử dụng hai lần mỗi ngày, mỗi lần 1ml.
Phụ nữ
Dùng Minoxidil dạng lỏng nồng độ 2 - 5% hoặc Minoxidil dạng bọt/dạng xịt nồng độ 5%. Sử dụng hai lần mỗi ngày, mỗi lần 1ml.
Lưu ý trước khi sử dụng Minoxidil
Minoxidil dạng uống
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc.
- Đo nhịp tim thường xuyên trong khi dùng Minoxidil dạng uống vì loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ là rối loạn nhịp tim. Nếu thấy nhịp tim bất thường trong quá trình dùng thuốc thì hãy đi khám ngay.
- Nếu bị tăng cân bất thường trong khi dùng Minoxidil dạng uống thì cũng phải đi khám.
- Nếu lỡ quên uống thuốc thì hãy uống ngay khi nhớ ra nhưng nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã lỡ và dùng liều tiếp theo như bình thường, không được uống gộp liều.
Minoxidil dạng bôi
- Chỉ sử dụng trên những khu vực cần mọc tóc hoặc lông. Không sử dụng trên các bộ phận khác của cơ thể.
- Sử dụng thuốc đều đặn để có kết quả tốt nhất.
- Minoxidil dạng bọt rất dễ tan nên hãy chờ cho tay khô hoàn toàn hoặc đeo găng tay trước khi thoa thuốc.
- Nếu có triệu chứng dị ứng khi bôi Minoxidil như tức ngực, khó thở, chóng mặt, ngất xỉu, nôn mửa, phát ban, sưng tấy, mẩn đỏ hay ngứa thì phải đi khám ngay.
Cách sử dụng Minoxidil
Minoxidil đường uống
Hầu hết các loại Minoxidil đường uống có dạng viên nén 5mg, đây cũng là liều dùng phổ biến của thuốc. Phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Minoxidil dạng bôi
Làm sạch và chờ cho da khô hoàn toàn trước khi bôi thuốc. Sau đó bôi thuốc lên vùng cần mọc lông/tóc. Phải bôi đủ lượng thuốc trực tiếp lên da. Liều dùng để trị rụng tóc là 1ml x 2 lần mỗi ngày.
Tác dụng phụ của Minoxidil
Minoxidil có thể gây ra một số tác dụng phụ bất lợi như:
- Rối loạn nhịp tim
- Buồn nôn, nôn
- Khó thở, tức ngực
- Sưng phù mặt, cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân
- Tăng cân
- Nổi mụn ở vị trí bôi thuốc
- Nóng rát da ở vị trí bôi thuốc
- Mọc lông ở những vị trí không mong muốn (Minoxidil đường uống)
- Dị ứng, kích ứng
Bảo quản Minoxidil
Minoxidil nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Không bảo quản Minoxidil trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ cao, ánh nắng và ẩm ướt để tránh thuốc bị biến chất.
Các cách trị rụng tóc khác
Ngoài dùng các loại thuốc như Minoxidil còn có nhiều cách khác để trị rụng tóc.
1. Tránh các hành vi gây rụng tóc
Đôi khi, nguyên nhân gây rụng tóc là do thói quen lối sống, ví dụ như thói quen ăn uống không lành mạnh. Ăn uống không đủ chất sẽ khiến cho tóc không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến chân tóc yếu và dễ rụng.
Thường xuyên sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất mạnh lên tóc và da đầu sẽ làm cho tóc hư tổn và bị rụng. Gội đầu sai cách cũng có thể gây rụng tóc.
Giải pháp trong những trường hợp này là điều chỉnh những hành vi gây rụng tóc, chẳng hạn như ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu protein, vitamin và sắt – những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc.
Hạn chế hoặc tránh sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất mạnh như thuốc nhuộm tóc, thuốc tẩy tóc, thuốc uốn tóc, keo xịt tóc... Một điều quan trọng nữa để giảm và ngăn ngừa rụng tóc là phải gội đầu đúng cách. Chọn loại dầu gội phù hợp với loại tóc, tránh dầu gội có chứa SLS, gội đầu bằng nước mát, không gãi mạnh khi gội và khi gội đầu xong chỉ nên dùng khăn mềm thấm nhẹ tóc, không vò mạnh.
>>> 10 thực phẩm giúp giảm rụng tóc và nuôi dưỡng tóc mềm mượt, chắc khỏe
2. Các phương pháp điều trị chuyên sâu
Nếu đã sử dụng thuốc trị rụng tóc mà không hiệu quả thì có thể sẽ cần đến phương pháp điều trị chuyên sâu dưới đây.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (liệu pháp PRP)
Lấy máu của chính khách hàng, sau đó ly tâm để tách lấy huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao và tiêm vào da đầu để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc. Điều này thúc đẩy nang tóc tạo tóc mới.
Tiêm tế bào gốc (Rigenera Activa)
Phương pháp điều trị này cũng tương tự như liệu pháp PRP nhưng khác là tiêm tế bào gốc thay vì huyết tương giàu tiểu cầu. Tế bào gốc được tách từ nang tóc của khách hàng và sau đó được tiêm cùng với dung dịch muối sinh lý vào da đầu. Tế bào gốc sẽ giúp tóc mọc chắc khỏe và làm giảm hoạt động của các hormone gây rụng tóc.
Điều trị rụng tóc bằng laser
Có 2 công nghệ laser được sử dụng để điều trị rụng tóc là laser Fotona và laser mức năng lượng thấp (low level laser therapy - LLLT). Laser sẽ tác động đến các nang tóc, làm cho các tế bào nang tóc hoạt động tốt hơn, giúp mọc ra sợi tóc chắc khỏe, không dễ rụng và ngoài ra, năng lượng từ tia laser còn làm tăng lưu thông máu đến nang tóc.
Cấy tóc
Khi nang tóc bị teo, tóc sẽ vĩnh viễn không thể mọc lại và dẫn đến hói đầu. Lúc này, thuốc trị rụng tóc hay các phương pháp kể trên đều sẽ không có tác dụng. Giải pháp để khôi phục lại mái tóc là cấy tóc. Có hai phương pháp cấy tóc là cấy tóc FUT (cắt dải nang tóc) và cấy tóc FUE (chiết cụm nang tóc). Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp cấy tóc phù hợp dựa trên các yếu tố như tình trạng tóc, da đầu và khả năng chi trả của khách hàng.
Tóm tắt bài viết
Minoxidil là một loại thuốc trị rụng tóc. Minoxidil có cả dạng uống và dạng bôi. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm. Điều quan trọng là phải kiên trì sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày thì mới có hiệu quả. Ngoài ra, cần tuân thủ đúng liều dùng, đặc biệt là Minoxidil dạng uống để tránh gặp phải tác dụng phụ.
>>> Tham khảo: Các kiểu tóc đẹp dành cho tóc ngắn
Thuốc Finasteride hỗ trợ điều trị rụng tóc androgen hiệu quả và an toàn dành cho nam giới, tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định dùng off-label cho nữ.
Tiêm PRP có thể kích thích các nang tóc và làm chậm tốc độ rụng tóc.
Giống như tóc, lông mày cũng có thể bị rụng và thưa đi hoặc ngừng phát triển. Bạn có thể gặp phải vấn đề này vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân gây rụng lông mày và các phương pháp điều trị.
Bạn muốn trị rụng tóc và tóc thưa mỏng nhưng chưa biết mua loại thuốc nào? Không biết thuốc có thực sự hiệu quả hay không? Có những tác dụng phụ gì? Hoặc bạn đã sử dụng thuốc được một thời gian và thấy không có tác dụng? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số lời khuyên về các loại thuốc điều trị rụng tóc hiện nay.
Rụng tóc từng mảng là bệnh có thể tự khỏi. Rụng tóc từng mảng không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu nguyên nhân là do hệ miễn dịch có vấn đề thì cần phải có biện pháp điều trị để ngăn ngừa rụng tóc về lâu dài.
- 3 trả lời
- 1222 lượt xem
Em mới 18 tuổi mà đã bị rụng tóc nặng, thậm chí còn nhìn thấy cả mảng da đầu. Em cần làm gì để điều trị?
- 4 trả lời
- 1339 lượt xem
Tôi bị rụng tóc trong suốt 3 năm qua và đã thử nhiều loại thuốc nhưng vẫn không cải thiện được. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi biết phải làm gì bây giờ.
- 3 trả lời
- 1046 lượt xem
Nguyên nhân nào gây rụng tóc ở phụ nữ và có thể điều trị bằng những phương pháp nào?
- 2 trả lời
- 1086 lượt xem
Tôi hiện mới ngoài 20 tuổi nhưng bị rụng tóc nặng nên định là sẽ cấy tóc. Tôi có nên bắt đầu điều trị rụng tóc ngay không hay cứ đợi đến khi phẫu thuật cấy tóc?
- 3 trả lời
- 817 lượt xem
Tôi là nữ, 42 tuổi và chưa từng bị rụng tóc trước đây nhưng gần đây tôi thường hay bị căng thẳng nên tóc rụng nhiều. Tôi cần làm gì để khắc phục?