Nguyên nhân gây rụng tóc ở phụ nữ và cách điều trị?
Giống như ở nam giới, ở phụ nữ thì nguyên nhân gây rụng tóc có thể là do gen di truyền hoặc cũng có thể là do các vấn đề về sức khỏe khác nhau, từ mất cân bằng nội tiết tố đến các vấn đề về tuyến giáp hay thiếu hụt vitamin. Tình trạng rụng tóc có thể trở nên trầm trọng hơn do các yếu tố tác động như căng thẳng stress, chế độ ăn uống, các biện pháp kiểm soát sinh nở hay thậm chí là kiểu tóc. Trước tiên sẽ cần kiểm tra chẩn đoán để xác định căn nguyên chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp.
Ở phụ nữ trẻ, đặc biệt là những người trong độ tuổi 20, một trong những dạng rụng tóc phổ biến nhất là rụng tóc kiểu TE (telogen effluvium). Bất kỳ chấn động nào về mặt thể chất, chẳng hạn như chấn thương, trải qua đại phẫu hoặc thậm chí là một chế độ ăn uống không lành mạnh cũng đều có thể gây ra tình trạng này, khiến cho một số lượng lớn các nang tóc bước vào giai đoạn nghỉ ngơi (telogen) cùng một lúc, khiến cho tóc rụng hàng loạt trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi chấn động xảy ra.
Ngoài ra, sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể, ví dụ như những biến động trong cả trước và sau khi sinh con, cũng có thể gây rụng tóc.
Tuy nhiên, đa số phụ nữ đều không bị hói hoàn toàn do rụng tóc kiểu TE và tình trạng rụng tóc mà họ gặp phải thường chỉ là tạm thời. Nếu nguyên nhân bên ngoài được xác định và xử lý kịp thời thì các nang tóc sẽ hoạt động trở lại bình thường và trong hầu hết các trường hợp thì có thể mọc lại đến 90% tóc bị mất.
Để thúc đẩy mọc tóc nhanh hơn thì bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc và thực phẩm chức năng. Ngoài ra có thể thực hiện thêm các liệu pháp hỗ trợ như ánh sáng đỏ - sử dụng ánh sáng hội tụ để tăng sản sinh năng lượng xung quanh nang tóc và đánh thức các tế bào đang trong giai đoạn “ngủ đông” sang giai đoạn tăng trưởng tích cực. Liệu pháp này đã được chứng minh là làm chậm quá trình rụng tóc và còn giúp mọc tóc mới.
Cuối cùng là liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu kích thích mọc tóc. Phương pháp này sử dụng tiểu cầu mật độ cao được lấy từ máu của khách hàng và tiêm vào da đầu để đẩy nhanh quá trình chuyển nang tóc từ giai đoạn nghỉ ngơi không hoạt động trở lại giai đoạn tăng trưởng (anagen), ngoài ra còn giúp tăng tốc độ mọc lại của tóc. Phương pháp này còn được sử dụng để đẩy nhanh tốc độ phục hồi sau phẫu thuật cấy tóc.
Lần nữa, mặc dù cùng là chứng rụng tóc nhưng nguyên nhân ở mỗi người là khác nhau nên cần đi khám để chẩn đoán nguyên nhân cụ thể và từ đó có phương án điều trị phù hợp.
- Rụng tóc androgen (Androgenetic alopecia) hay rụng tóc di truyền, là dạng rụng tóc phổ biến nhất. Dạng rụng tóc này có thể xảy ra ở cả hai giới vào bất kỳ thời điểm nào sau tuổi dậy thì và phần lớn bắt đầu xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên, độ tuổi 20 hoặc 30.
- Nguyên nhân phổ biến thứ hai gây rụng tóc ở phụ nữ là bệnh tuyến giáp (suy giáp hay cường giáp). Các nguyên nhân về sức khỏe khác cũng gây rụng tóc gồm có thiếu hụt protein, vitamin D hoặc sắt.
- Một số loại thuốc cũng có thể gây rụng tóc như thuốc điều trị ung thư, thuốc chống đông máu, thuốc động kinh, thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc tránh thai. Nếu là nguyên nhân này thì thường chỉ cần ngừng thuốc là tóc sẽ mọc lại. Thuốc tránh thai đường uống phải được lựa chọn cẩn thận để tránh progestin gây rụng tóc.
- Rụng tóc telogen hay TE (Telogen Effluvium) cũng có triệu chứng là rụng tóc đột ngột. Các nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc telogen gồm có sốt cao, sinh con, nhiễm trùng nặng, bệnh mãn tính nghiêm trọng, đại phẫu, rối loạn tuyến giáp, chế độ ăn uống, thiếu hụt protein và tác dụng phụ của một số loại thuốc. Hiện tượng rụng tóc thường bắt đầu vài tháng sau khi nguyên nhân xảy ra nhưng có thể điều trị được nếu nguyên nhân gốc rễ được khắc phục.
- Tổn hại chân tóc cũng có thể gây rụng tóc hay nói chính xác hơn là gãy tóc. Nguyên nhân gây tổn hại có thể là do các kỹ thuật làm tóc như nhuộm tóc, tẩy tóc, uốn xoăn hay duỗi tóc… Các nguyên nhân khác cũng gây rụng tóc còn có buộc tóc hay búi tóc quá chặt.
- Rụng tóc từng vùng (alopecia areata) là một bệnh tự miễn, trong đó các tế bào gây viêm tấn công chính nang tóc và cản trở sự mọc tóc. Dấu hiệu điển hình của rụng tóc từng vùng là có một mảng tóc rụng nhỏ và tóc có thể tự mọc lại sau một thời gian. Một số trường hợp có nhiều mảng tóc rụng cùng một lúc và thậm chí trong những trường hợp hiếm gặp, tình trạng rụng tóc xảy ra ở toàn bộ da đầu và cả lông ở trên cơ thể (rụng tóc lông toàn cơ thể - alopecia areata universalis).
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc khác nhau ở phụ nữ. Để xác định nguyên nhân chính xác thì cần biết được bệnh sử, kiểm tra tình trạng của tóc và da đầu cũng như là làm xét nghiệm. Tùy theo từng nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị phù hợp.
Hầu hết các trường hợp rụng tóc, ở cả nam và nữ, đều có sự tham gia của yếu tố di truyền.
Các yếu tố khác có thể làm trầm trọng thêm hoặc đẩy nhanh quá trình rụng tóc do gen. Các vấn đề phổ biến gồm có mang thai, thiếu sắt, phẫu thuật, stress, tác dụng phụ của thuốc và thay đổi nội tiết tố.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều cũng có thể gây rụng tóc do tia UV tạo ra các gốc tự do trong mô da và làm suy yếu sức khỏe của các nang tóc.
Ngoài ra, thói quen buộc tóc quá chặt cũng có thể góp phần gây ra tình trạng rụng tóc, được gọi là rụng tóc do lực kéo và đây có thể là một dạng rụng tóc vĩnh viễn nếu các nang tóc bị tổn thương không thể hồi phục.
Tốt nhất bạn cần đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân gây rụng tóc và tư vấn phương pháp điều trị.
Tôi nên làm những loại xét nghiệm máu nào để tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc (giống như xét nghiệm chỉ số sắt, tôi không biết những loại khác)?
Tóc tôi bắt đầu rụng nhiều từ 5 tháng trước cho đến nay, ba tháng trước tôi bắt đầu sử dụng Nutricap Keratine Vitality thì tóc đỡ rụng, không đỡ nhiều nhưng tốt hơn trước. Tôi thấy có một ít sợi tóc nhỏ mới mọc nhưng sau đó lại rụng, tôi muốn biết nguyên nhân.
- 2 trả lời
- 834 lượt xem
Mất một mảng tóc nhỏ trên đầu là do nguyên nhân nào?
Tôi mới phát hiện ra đầu tôi có một mảng nhỏ không có tóc. Nguyên nhân là do đâu và tôi cần làm gì để tóc mọc lại?
- 1 trả lời
- 3707 lượt xem
Điều trị rụng tóc khi mới 18 tuổi
Em mới 18 tuổi mà đã bị rụng tóc nặng, thậm chí còn nhìn thấy cả mảng da đầu. Em cần làm gì để điều trị?
- 3 trả lời
- 1221 lượt xem
Điều trị rụng tóc trong thời gian dài không thấy cải thiện?
Tôi bị rụng tóc trong suốt 3 năm qua và đã thử nhiều loại thuốc nhưng vẫn không cải thiện được. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi biết phải làm gì bây giờ.
- 4 trả lời
- 1339 lượt xem
Có cách nào làm mọc lại những sợi tóc đã rụng không?
Tôi là nam, mới 20 tuổi nhưng đã bị rụng tóc suốt hơn một năm nay. Tôi sợ là sẽ bị hói mất. Cả bố và chú tôi đều bị hói nên chắc là do di truyền. Có cách nào để làm mọc lại những sợi tóc đã rụng không?
- 2 trả lời
- 1401 lượt xem
Giống như tóc, lông mày cũng có thể bị rụng và thưa đi hoặc ngừng phát triển. Bạn có thể gặp phải vấn đề này vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân gây rụng lông mày và các phương pháp điều trị.
Tổng hợp các nguyên nhân gây rụng tóc, tóc thưa, tóc mỏng và cách điều trị
Rụng tóc từng mảng là bệnh có thể tự khỏi. Rụng tóc từng mảng không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu nguyên nhân là do hệ miễn dịch có vấn đề thì cần phải có biện pháp điều trị để ngăn ngừa rụng tóc về lâu dài.
Rụng tóc sau sinh là một triệu chứng bình thường, có thể xay ra do thay đổi nội tiết tố
Rụng tóc telogen xảy ra khi nang tóc đột ngột chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi, dẫn đến tóc rụng hàng loạt. Nguyên nhân có thể là do bệnh mãn tính, vấn đề về tinh thần, thay đổi nội tiết tố, thuốc men hoặc những thay đổi khác bên trong cơ thể.