Thuốc Finasteride (Propecia) Điều Trị Rụng Tóc Hói Đầu Nam Androgen
Finasteride
Thuốc Finasteride vốn được dùng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Trong quá trình thử nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện tác dụng phụ thú vị của thuốc này, đó là gây mọc tóc. Từ đó thuốc finasteride được phát triển ở dạng uống và được FDA cấp phép để điều trị bệnh rụng tóc hói (androgenetic alopecia), nhưng chỉ ở nam giới.
Ngoài ra, finasteride còn được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh tăng tiết androgen, ví dụ như rậm lông (hirsutism), hoặc có thể được dùng kết hợp với estrogen cho bệnh nhân nữ chuyển giới dựa trên đặc tính ức chế androgen của nó.
Chỉ định
Finasteride được chỉ định để điều trị:
- Rụng tóc androgen (androgenetic alopecia), hay còn gọi là rụng tóc hói, ở nam giới. Bệnh này có xuất hiện ở cả nữ giới, nhưng FDA chưa chấp nhận sử dụng finasteride để điều trị cho nữ. Mặc dù vậy, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng finasteride như thuốc off-label (ngoài chỉ định) cho nữ bệnh nhân, chủ yếu là phụ nữ đã mãn kinh.
- Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính có triệu chứng (BPH), hay còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến, phì đại tiền liệt tuyến lành tính...
Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng finasteride với những người:
- Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Chống chỉ định đối với trẻ em.
- Chống chỉ định cho phụ nữ sắp mang thai, đang mang thai hoặc đang trong độ tuổi sinh đẻ. Phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng và/hoặc tiếp xúc với Finasteride dạng viên nén bị nghiền hoặc vỡ, vì theo nghiên cứu thuốc này có thể gây thiểu sản sinh dục ở thai nhi nam. Nếu được dùng để điều trị rậm lông ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, thì bệnh nhân cần được khuyến cáo tránh thai đầy đủ.
- Người dùng finasteride được khuyến cáo không đi hiến máu trong vòng 6 tháng kể từ khi sử dụng liều cuối cùng.
Hãy báo cho bác sĩ về những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin, các sản phẩm thảo dược... mà bạn đang dùng hoặc định dùng, cũng như cho bác sĩ biết nấy bạn bị bệnh gan hay ung thư tuyến tiền liệt. Bác sĩ cần nắm rõ tình trạng của bạn để đưa ra phương án theo dõi và điều trị, cũng như chỉnh sửa liều lượng cho phù hợp.
Cơ chế hoạt động của Finasteride trong điều trị rụng tóc androgen
DHT (dehydrotestosteron) một loại hormon quan trọng trong rụng tóc androgen (rụng tóc hói – androgenetic alopecia), loại rụng tóc thường gây hói đỉnh đầu ở nam và nữ. DHT kết hợp với thụ thể androgen, kích thích quá trình thu nhỏ nang tóc, làm sợi tóc rụng và dần trở nên ngắn và nhỏ hơn, như vậy lượng DHT tăng sẽ gây bất lợi tới tình trạng tóc trên da đầu. Trong cơ thể, 5-alpha reductase II là loại enzyme sẽ chuyển hóa testosterone tự do thành DHT (dehydrotestosteron) ở mô tuyến tiền liệt và da đầu.
Finasteride có tác dụng điều trị bệnh rụng tóc androgen là nhờ khả năng ức chế enzyme 5-alpha reductase loại II. Từ đó hạn chế hình thành DHT, làm chậm quá trình rụng tóc và kích thích mọc tóc.
Hiệu quả trong điều trị
Viên nén Finasteride 1 mg cho kết quả tích cực trong điều trị rụng tóc kiểu hói (androgenetic alopecia) ở nam giới. Ứng dụng lâm sàng của loại thuốc này được nghiên cứu ở 1879 nam giới trong thời gian lên đến hai năm. Qua đó cho thấy Finasteride làm tăng mọc tóc đáng kể trong vòng vài tháng kể từ khi bắt đầu điều trị.
Với nam giới bị rụng tóc đỉnh đầu, sau một năm kể từ khi điều trị bằng finasteride, lượng tóc mọc lại trung bình tiếp tục được duy trì trong 12 tháng điều trị tiếp theo. Ảnh chụp cho thấy, tình trạng rụng tóc ở đỉnh đầu có cải thiện đối với 48% bệnh nhân sau 1 năm điều trị (so với 7% của nhóm giả dược), sau hai năm thì có tới 66% bệnh nhân có cải thiện (nhóm giả dược vẫn là 7%).
Thêm vào đó, finasteride còn ngăn tóc rụng thêm, 83% bệnh nhân dùng thuốc không rụng tóc thêm nữa sau hai năm. Khi đổi sang sử dụng thuốc thật, nhóm từng dùng giả dược bắt đầu mọc tóc sau 12 tháng. Còn nhóm trước đó đang điều trị bằng finasteride thì bị giảm mọc tóc dần dần sau khi chuyển sang giả dược.
Liều dùng và cách dùng
Trong điều trị rụng tóc, Finasteride là thuốc dạng viên nén 1 mg/ngày, sử dụng qua đường uống, dùng trước hoặc sau khi ăn tùy theo khuyến cáo của bác sĩ. Bệnh nhân cần điều trị liên tục mỗi ngày trong 6 tháng thì mới có thể đánh giá được lợi ích của phương pháp điều trị. Thêm vào đó, thuốc sẽ hết tác dụng trong vòng 12 tháng sau khi dừng điều trị.
Những thông tin ở trên chỉ có tác dụng tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ và làm theo chỉ dẫn của họ.
Tác dụng phụ không mong muốn
Các tác dụng phụ thường gặp với finasteride là:
- Giảm ham muốn
- Rối loạn dương cương (2-4%)
- Giảm số lượng tinh trùng
- Đau tinh hoàn
- Nữ hóa tuyến vú (vú to ở nam giới), đau vú
- Sưng tay chân
- Chóng mặt, mất sức, viêm mũi và phát ban
Ngoài ra, finasteride cũng liên quan đến hạ huyết áp thế đứng, tức tình trạng huyết áp giảm đột ngột khi chuyển từ tư thế nằm, ngồi sang đứng. Tình trạng này có thể xảy ra với khoảng 9% bệnh nhân khi điều trị bằng finasteride độc lập và lên đến 18% bệnh nhân khi điều trị kết hợp với các phương pháp khác (alpha-blocker)..
>>> Xem thêm: Trị Rụng Tóc
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
Thuốc Minoxidil được dùng rộng rãi trong điều trị rụng tóc.
Tiêm PRP có thể kích thích các nang tóc và làm chậm tốc độ rụng tóc.
Giống như tóc, lông mày cũng có thể bị rụng và thưa đi hoặc ngừng phát triển. Bạn có thể gặp phải vấn đề này vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân gây rụng lông mày và các phương pháp điều trị.
Bạn muốn trị rụng tóc và tóc thưa mỏng nhưng chưa biết mua loại thuốc nào? Không biết thuốc có thực sự hiệu quả hay không? Có những tác dụng phụ gì? Hoặc bạn đã sử dụng thuốc được một thời gian và thấy không có tác dụng? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số lời khuyên về các loại thuốc điều trị rụng tóc hiện nay.
Rụng tóc từng mảng là bệnh có thể tự khỏi. Rụng tóc từng mảng không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu nguyên nhân là do hệ miễn dịch có vấn đề thì cần phải có biện pháp điều trị để ngăn ngừa rụng tóc về lâu dài.
- 2 trả lời
- 1259 lượt xem
Tôi 40 tuổi và mới được chẩn đoán mắc chứng rụng tóc androgen. Có những phương pháp nào để điều trị chứng rụng tóc này và hiệu quả được đến đâu?
- 3 trả lời
- 888 lượt xem
Xin chào, tôi là nam 25 tuổi và đã sử dụng một phiên bản có chung thành phần với propecia vì gia đình tôi có tiền sử bị hói đầu. Tôi bắt đầu sử dụng loại thuốc đó khi tôi 19 tuổi. Tôi vẫn còn tóc. Tôi muốn biết làm sao để biết liệu thuốc thực sự có tác dụng hay không? Tôi có thể ngừng sử dụng trong bao lâu mà không gây ảnh hưởng đến việc điều trị, vì đôi khi tôi phải chờ vài ngày để mua bổ sung? Cảm ơn các bác sĩ.
- 3 trả lời
- 1224 lượt xem
Em mới 18 tuổi mà đã bị rụng tóc nặng, thậm chí còn nhìn thấy cả mảng da đầu. Em cần làm gì để điều trị?
- 4 trả lời
- 1343 lượt xem
Tôi bị rụng tóc trong suốt 3 năm qua và đã thử nhiều loại thuốc nhưng vẫn không cải thiện được. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi biết phải làm gì bây giờ.
- 3 trả lời
- 1049 lượt xem
Nguyên nhân nào gây rụng tóc ở phụ nữ và có thể điều trị bằng những phương pháp nào?