Điều trị rụng tóc androgen ở phụ nữ
Cho đến nay, các loại thuốc ức chế hormone là giải pháp điều trị về y tế hiệu quả nhất để khắc phục rụng tóc.
Một loại thuốc ức chế hormone được sử dụng để chữa rụng tóc là Spironolactone. Thuốc này cho hiệu quả ở 40% người dùng và không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai trong tương lai gần. Tác dụng phụ gồm có chóng mặt, tâm trạng buồn bã, giảm ham muốn, đau vú… Hiện tượng rụng tóc có thể xảy ra trong một hoặc hai tháng sử dụng sử dụng đầu tiên.
Ngoài ra Minoxidil là loại thuốc bôi được FDA phê chuẩn cho điều trị rụng tóc androgen ở phụ nữ. Minoxidil cho hiệu quả ở 30% người dùng. Tác dụng phụ của thuốc này gồm có đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, mọc lông không mong muốn trên mặt và rụng tóc trong 8 tuần đầu. Thuốc này chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
Ngoài ra cũng có thể kết hợp điều trị bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu PRP, liệu pháp laser cường độ thấp, lăn kim vi điểm, biotin,…
Ở những người bị rụng tóc nghiêm trọng hay có mảng hói thì có thể cần phẫu thuật cấy tóc nhưng việc cấy tóc ở phụ nữ sẽ phức tạp hơn nhiều so với ở nam giới và không phải phụ nữ nào cũng đủ điều kiện tiến hành phương pháp này.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu hay PRP là một phương pháp hiệu quả cao để điều trị rụng tóc. Càng bắt đầu sớm thì kết quả càng cao.
Nếu đã bị hói thì có thể phẫu thuật cấy tóc. Tuy nhiên, việc cấy tóc ở phụ nữ có 2 vấn đề chính. Thứ nhất, các nang tóc được chiết có thể cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng rụng tóc di truyền và do đó, những sợi tóc sau khi cấy cũng mảnh, yếu và không đủ để phục hồi lại mái tóc dày. Vì thế nên kết quả cấy tóc thường không được cao như ở nam giới.
Thứ hai, trước khi phẫu thuật sẽ cần cạo tóc vùng sau đầu để chiết nang tóc và do đó đối với một số phụ nữ để tóc ngắn thì có thể bất cập.
Do đó, vẫn nên điều trị bằng liệu pháp PRP và hỗ trợ thêm bằng cách dùng Minoxidil hay các loại thuốc khác cho phụ nữ, liệu pháp ánh sáng laser cường độ thấp LLLT cũng như là các sản phẩm dầu gội, dầu xả kích thích mọc tóc. Sau liệu trình điều trị PRP ban đầu thì sẽ cần điều trị lại định kỳ 6 - 12 tháng một lần để duy trì kết quả.
Điều trị rụng tóc khi mới 18 tuổi
Em mới 18 tuổi mà đã bị rụng tóc nặng, thậm chí còn nhìn thấy cả mảng da đầu. Em cần làm gì để điều trị?
- 3 trả lời
- 1222 lượt xem
Điều trị rụng tóc trong thời gian dài không thấy cải thiện?
Tôi bị rụng tóc trong suốt 3 năm qua và đã thử nhiều loại thuốc nhưng vẫn không cải thiện được. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi biết phải làm gì bây giờ.
- 4 trả lời
- 1339 lượt xem
Nguyên nhân gây rụng tóc ở phụ nữ và cách điều trị?
Nguyên nhân nào gây rụng tóc ở phụ nữ và có thể điều trị bằng những phương pháp nào?
- 3 trả lời
- 1046 lượt xem
Nên bắt đầu điều trị rụng tóc ngay hay đợi đến khi cấy tóc?
Tôi hiện mới ngoài 20 tuổi nhưng bị rụng tóc nặng nên định là sẽ cấy tóc. Tôi có nên bắt đầu điều trị rụng tóc ngay không hay cứ đợi đến khi phẫu thuật cấy tóc?
- 2 trả lời
- 1086 lượt xem
Điều trị rụng tóc do stress?
Tôi là nữ, 42 tuổi và chưa từng bị rụng tóc trước đây nhưng gần đây tôi thường hay bị căng thẳng nên tóc rụng nhiều. Tôi cần làm gì để khắc phục?
- 3 trả lời
- 817 lượt xem
Tiêm PRP có thể kích thích các nang tóc và làm chậm tốc độ rụng tóc.
Giống như tóc, lông mày cũng có thể bị rụng và thưa đi hoặc ngừng phát triển. Bạn có thể gặp phải vấn đề này vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân gây rụng lông mày và các phương pháp điều trị.
Thuốc Minoxidil được dùng rộng rãi trong điều trị rụng tóc.
Thuốc Finasteride hỗ trợ điều trị rụng tóc androgen hiệu quả và an toàn dành cho nam giới, tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định dùng off-label cho nữ.
Rụng tóc từng mảng là bệnh có thể tự khỏi. Rụng tóc từng mảng không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu nguyên nhân là do hệ miễn dịch có vấn đề thì cần phải có biện pháp điều trị để ngăn ngừa rụng tóc về lâu dài.