Các biện pháp xâm lấn tối thiểu để điều trị bệnh tĩnh mạch
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Các phương pháp điều trị bệnh tĩnh mạch đã phát triển rất nhiều trong vòng 20 năm trở lại đây. Trước đây, suy giãn tĩnh mạch, tĩnh mạc mạng nhện và các vấn đề về tĩnh mạch khác được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật rút tĩnh mạch, trong đó tĩnh bị hỏng được cắt và rút ra ngoài qua đường rạch trên da, dẫn đến hiện tượng sưng, bầm tím nặng và đau đớn dữ dội cho người bệnh. Đây là một thủ thuật xâm lấn phức tạp, đau đớn với thời gian hồi phục kéo dài, hơn nữa còn đi kèm với nguy cơ biến chứng tương đối cao. Tuy nhiên, nhờ công nghệ hiện đại ngày nay mà những điều này đã là dĩ vãng. Những vấn đề về tĩnh mạch có thể được điều trị bằng các thủ thuật xâm lấn tối thiểu, đơn giản, ít đau đớn, an toàn, hầu như không có rủi ro và thời gian hồi phục nhanh chóng.
Dưới đây là một số phương pháp xâm lấn tối thiểu phổ biến nhất để điều trị các bệnh tĩnh mạch.
Các phương pháp điều trị tĩnh mạch xâm lấn tối thiểu
Laser nội tĩnh mạch
Laser nội tĩnh mạch (endovenous laser ablation – EVLA) là một phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Trong phương pháp này, vùng điều trị sẽ được rạch một đường rất nhỏ, sau đó một ống thông kèm sợi quang mảnh được luồn vào bên trong tĩnh mạch cần xử lý. Ánh sáng laser được truyền qua sợi quang để đốt nóng thành tĩnh mạch, từ đó làm cho mạch máu bị xẹp xuống. Dòng máu bình thường vẫn chảy qua đây sẽ chuyển hướng đến các tĩnh mạch khỏe mạnh lân cận và sau đó, đoạn tĩnh mạch bị xẹp sẽ được cơ thể hấp thụ rồi biến mất.
Tiêm xơ tĩnh mạch
Tiêm xơ tĩnh mạch hay chích xơ tĩnh mạch là phương pháp được sử dụng để loại bỏ các tĩnh mạch mạng nhện và tĩnh mạch bị suy giãn phình lớn trên bề mặt da. Thủ thuật này giúp loại bỏ các tĩnh mạch chằng chịt khó coi và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề tương tự trong tương lai. Quy trình tiêm xơ tĩnh mạch ngày nay có thể được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm để xử lý chứng suy giãn tĩnh mạch còn kỹ thuật tiêm xơ tĩnh mạch truyền thống (quan sát bằng mắt thường) chỉ có thể điều trị tĩnh mạch mạng nhện. Trong thủ thuật này, chất gây xơ được tiêm qua kim tiêm nhỏ vào trong tĩnh mạch có vấn đề để gây kích ứng, khiến mạch máu trở thành mô sẹo và đóng lại. Sau một thời gian, tĩnh mạch đó sẽ teo đi và dòng máu chuyển hướng sang các tĩnh mạch khỏe mạnh. Tĩnh mạch bị hỏng sẽ dần dần được cơ thể hấp thụ. Thông thường, bệnh nhân sẽ cần tiêm vài lần để xử lý được hết vấn đề.
Đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần
Tương tự như laser nội tĩnh mạch, đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần cũng là thủ thuật điều trị được thực hiện qua một đường rạch rất nhỏ trên da. Qua đó, bác sĩ đưa một ống thông vào tĩnh mạch bị tổn hại và qua ống thông này, thiết bị phát sóng vô tuyến (radiofrequency) sẽ được đưa vào để làm tĩnh mạch bị xẹp xuống và đóng lại. Sau khi đóng, dòng máu sẽ chảy ra các tĩnh mạch khỏe mạnh và cuối cùng cơ thể sẽ hấp thụ đoạn tĩnh mạch bị phá hủy.
Phẫu thuật cắt tĩnh mạch
Phẫu thuật cắt tĩnh mạch là một phương pháp khác để loại bỏ các tĩnh mạch phình lớn nằm gần bề mặt da. Khác với phương pháp phẫu thuật trước đây, cắt tĩnh mạch hiện nay là một quy trình phẫu thuật mới, được thực hiện qua nhiều đường rạch nhỏ trên da thay vì một đường rạch dài và qua đó, các tĩnh mạch có vấn đề sẽ được cắt bỏ thành từng đoạn. Với phương pháp này thì chỉ cần gây tê tại chỗ thay vì phải gây tê toàn thân như trước. Vì các đường rạch chỉ rất nhỏ nên thường không cần khâu lại mà sẽ tự liền. Thủ thuật này thường được thực hiện kết hợp cùng với laser nội tĩnh mạch hoặc đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần.
Keo sinh học VenaSeal
Một cách khác để điều trị suy giãn tĩnh mạch là dùng keo sinh học VenaSeal. Đây là phương pháp mà bác sĩ đưa một loại keo đặc biệt vào trong lòng tĩnh mạch bị tổn hại qua một ống thông nhỏ để đóng mạch máu đó lại. Sau đó, máu sẽ chuyển hướng sang các tĩnh mạch khỏe mạnh xung quanh.
Tất cả các phương pháp điều trị này đều xâm lấn tối thiểu, quy trình thực hiện nhanh chóng và bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi hoàn thành mà không cần nhập viện. Thời giân nghỉ dưỡng sau đó cũng chỉ rất ngắn.
Sau điều trị
Sau khi kết thúc quá trình điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định mang tất nén trong vài ngày đến vài tuần để tạo áp lực lên tĩnh mạch, cho hiệu quả cao hơn và tăng tốc độ phục hồi. Bệnh nhân nên di chuyển nhẹ nhàng càng nhiều càng tốt để máu lưu thông bình thường trở lại. Sau khoảng vài ngày thì sẽ có thể tập thể dục bình thường.
Vấn đề có thể gặp phải
Sau khi điều trị bằng các phương pháp xâm lấn tối thiểu kể trên, bệnh nhân sẽ bị sưng và bầm tím nhưng không đau, nếu có thì cũng chỉ hơi đau, không đáng kể. Đây là một trong những ưu điểm lớn của các thủ thuật điều trị tĩnh mạch hiện nay. Người bệnh sẽ không gặp phải những rủi ro nghiêm trọng của các phương pháp điều trị xâm lấn trước đây.
Tái khám
Tùy thuộc vào thời gian điều trị mà bệnh nhân sẽ cần quay lại tái khám sau từ 6 tháng đến một năm. Thông thường thì sẽ cần tái khám hai lần để đảm bảo vấn đề đã được xử lý và các tĩnh mạch xung quanh vẫn đang hoạt động bình thường mà không bị các tĩnh mạch tổn hại gây cản trở.
Hiệu quả
Mặc dù các phương pháp điều trị này đều đơn giản và xâm lấn tối thiểu nhưng hiệu quả lại rất cao. Số buổi điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề xảy ra với tĩnh mạch. Một số người chỉ cần điều trị duy nhất một buổi là đủ trong khi cũng có nhiều người lại phải điều trị từ hai buổi trở lên để có thể xử lý được hoàn toàn các tĩnh mạch có vấn đề. Sau khi điều trị xong, các tĩnh mạch đã bị loại bỏ sẽ không bao giờ quay trở lại và các triệu chứng thường biến mất trong một thời gian khá dài.
Điều quan trọng cần lưu ý là không có phương pháp nào có thể chữa khỏi vĩnh viễn các bệnh tĩnh mạch. Khi đã bị một lần thì nguy cơ tiếp tục gặp phải vấn đề tương tự trong tương lai sẽ rất cao và nếu bị lại thì sẽ cần tiếp tục điều trị. Có thể giảm nguy cơ bằng các biện pháp ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch và nếu vấn đề có tái phát thì cũng có thể điều trị được một cách dễ dàng.
Suy giãn tĩnh mạch là chứng bệnh phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất xảy ra ở tĩnh mạch mà ngoài ra còn có một số bệnh lý về tĩnh mạch khác mà mọi người nên biết.
Nhiều người vẫn cho rằng giãn tĩnh mạch cần phẫu thuật mới có thể điều trị được. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều giải pháp không cần phẫu thuật, xâm lấn tối thiểu có thể xử lý vấn đề này một cách dễ dàng.
Suy giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch bị phình to, xoắn, nổi trên bề mặt da và thường có màu xanh hoặc tím. Điều này xảy ra khi các van trong tĩnh mạch bị hỏng, khiến cho máu chảy ngược thay vì chảy về phía tim và ứ đọng lại.
Nhờ công nghệ hiện đại ngày nay mà việc điều trị các vấn đề ở tĩnh mạch đã trở nên vô cùng đơn giản, ít đau đớn, thời gian hồi phục nhanh chóng và an toàn hơn nhiều so với trước đây.
Mặc dù suy giãn tĩnh mạch không phân biệt tuổi tác và có thể xảy ra ở cả những người trẻ tuổi nhưng khi bắt đầu có tuổi thì chắc chắn sẽ dễ mắc bệnh hơn.
- 7 trả lời
- 1327 lượt xem
Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?
- 7 trả lời
- 1799 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 8 trả lời
- 3569 lượt xem
Đùi và cẳng chân của tôi bị tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Tôi nên chọn liệu pháp laser hay nên kết hợp laser và tiêm xơ tĩnh mạch tĩnh mạch để điều trị cả hai vấn đề này?
- 3 trả lời
- 2037 lượt xem
Tôi đã đi kiểm tra và bác sĩ nói là có thể thực hiện liệu pháp tiêm xơ để loại bỏ tĩnh mạch lồi lên trên trán. Liệu rằng cách này có an toàn không? Có gây rụng tóc không? Liệu sau khi điều trị, một tĩnh mạch khác có nổi lên để thế chỗ cho tĩnh mạch bị loại bỏ không? Có cách nào tự nhiên và an toàn để xử lý vấn đề này không?
- 6 trả lời
- 707 lượt xem
Mất bao lâu để hiện tượng da chuyển màu biến mất sau khi điều trị tĩnh mạch?