7 lý do tại sao người cao tuổi nên điều trị bệnh tĩnh mạch
Các bệnh tĩnh mạch có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng dưới đây là 5 yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc chứng giãn tĩnh mạch và các vấn đề về tĩnh mạch khác:
- Lối sống ít vận động
- Tiền sử gia đình bị bệnh
- Tuổi tác cao
- Thừa cân, béo phì
- Thay đổi nội tiết tố (ví dụ như khi mang thai)
Mặc dù suy giãn tĩnh mạch không phân biệt tuổi tác và có thể xảy ra ở cả những người trẻ tuổi nhưng khi bắt đầu có tuổi thì chắc chắn sẽ dễ mắc bệnh hơn.
Theo nghiên cứu, những người trên 50 tuổi có 50% nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Lý do là bởi ở độ tuổi này, các van trong tĩnh mạch đã phải hoạt động trong thời gian dài và bị tổn hại nhiều hơn so với những người ở độ tuổi 20, 30. Những van này có nhiệm vụ giữ cho dòng máu chảy theo một chiều về tim. Càng lớn tuổi thì các tĩnh mạch càng yếu đi và càng phải chịu nhiều áp lực hơn, do đó mà nguy cơ xảy ra vấn đề sẽ càng cao.
Và việc mạch máu phải chịu áp lực trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch hoặc các vấn đề về tĩnh mạch khác.
Vì vậy nên những người cao tuổi cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe tĩnh mạch của mình và cân nhắc các phương pháp điều trị nếu nhận thấy có biểu hiện bất thường.
Dưới đây là những lý do tại sao người có tuổi nên điều trị các vấn đề ở tĩnh mạch và những dấu hiệu cần chú ý.
Khả năng vận động bị hạn chế
Suy giãn tĩnh mạch sẽ gây ra những cơn đau và điều này gây cản trở các hoạt động thể chất như đi bộ, đạp xe hoặc thậm chí là việc đi lại và những hoạt động bình thường hàng ngày. Do đó, khi mới có vấn đề thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp sớm, giúp duy trì khả năng vận động về lâu dài.
Cảm giác khó chịu
Các bệnh tĩnh mạch gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác nhau như:
- Đau đớn
- Nặng nề
- Căng tức chân
- Nóng ở vị trí tĩnh mạch bị tổn thương
- Buốt
- Nhức âm ỉ, dai dẳng
Nếu có các dấu hiệu này thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hình thành cục máu đông
Khi có tuổi, khả năng hình thành cục máu đông trong mạch màu ngày càng cao. Sự lưu thông máu bị chậm lại là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đông máu. Do đó mà nhiều người cao tuổi cần sử dụng các loại thuốc chống đông máu để giúp điều hòa sự tuần hoàn máu.
Có thể sẽ cần chờ đến khi cục máu đông biến mất mới được tiến hành điều trị các vấn đề ở tĩnh mạch.
Sưng phù
Khi chân bắt đầu sưng phù thì cần điều trị các vấn đề về tĩnh mạch ngay lập tức.
Tình trạng sưng phù này xảy ra do máu bị ứ lại trong tĩnh mạch, làm cho thành mạch phình lên và mỏng đi, điều này dẫn đến hiện tượng máu bị rò rỉ ra khỏi tĩnh mạch vào vùng mô xung quanh.
Đôi khi, chỉ cần đi tất nén là đủ để giảm sưng phù nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng thì cách này sẽ không có tác dụng mà phải cần đến những phương pháp điều trị chuyên sâu.
Chảy máu
Khi có tuổi và chứng suy giãn tĩnh mạch tiến triển nặng thì những vết cắt nhỏ trên da cũng có thể trở thành vấn đề lớn. Vì các tĩnh mạch nằm sát bề mặt da và chứa đầy máu nên chỉ cần một vết xước nhỏ cũng có thể bị chảy nhiều máu.
Vì vậy, cần điều trị các bệnh tĩnh mạch ngay từ đầu để không gặp phải vấn đề này.
Loét chân
Loét ở chân là một trong những hậu quả có thể xảy ra do các vấn đề về tĩnh mạch không được điều trị.
Những vết loét này thường xuất hiện ở xung quanh vùng bắp chân và mắt cá chân. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường nên cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân thực sự gây lở loét.
Nhiễm trùng da
Nếu chứng giãn tĩnh mạch gây sưng phù chân và không được điều trị thì có thể sẽ bị nhiễm trùng da.
Khi bắt đầu nhận thấy rằng chân bị sưng, đau, nóng và đỏ thì cần đến bệnh viện ngay để bác sĩ thăm khám và bắt đầu điều trị.
Mặc dù không phải người cao tuổi nào cũng bị các bệnh tĩnh mạch và cần điều trị nhưng nguy cơ là 50%. Và nếu đang gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào ở trên thì tốt nhất nên nên đến gặp bác sĩ ngay. Điều trị càng sớm thì sẽ càng đơn giản và tránh được những biến chứng về sau.
Suy giãn tĩnh mạch là chứng bệnh phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất xảy ra ở tĩnh mạch mà ngoài ra còn có một số bệnh lý về tĩnh mạch khác mà mọi người nên biết.
Suy giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch bị phình to, xoắn, nổi trên bề mặt da và thường có màu xanh hoặc tím. Điều này xảy ra khi các van trong tĩnh mạch bị hỏng, khiến cho máu chảy ngược thay vì chảy về phía tim và ứ đọng lại.
Những vấn đề về tĩnh mạch hiện nay có thể được điều trị bằng các thủ thuật xâm lấn tối thiểu, đơn giản, ít đau đớn, an toàn, hầu như không có rủi ro và thời gian hồi phục nhanh chóng.
Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị tĩnh mạch mạng nhện
Tiêm xơ tĩnh mạch là một thủ thuật đơn giản, nhanh chóng và không cần gây mê. Quá trình thực hiện thường mất từ 15 phút đến một tiếng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề cần xử lý.
- 7 trả lời
- 1788 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 8 trả lời
- 3551 lượt xem
Đùi và cẳng chân của tôi bị tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Tôi nên chọn liệu pháp laser hay nên kết hợp laser và tiêm xơ tĩnh mạch tĩnh mạch để điều trị cả hai vấn đề này?
- 7 trả lời
- 1314 lượt xem
Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?
- 6 trả lời
- 7587 lượt xem
Vùng hông và đùi của tôi có những đường tĩnh mạch màu xanh, chúng đã lan rộng ra rất nhanh trong 6 tháng qua. Tôi đã tìm đến một bác sĩ chuyên khoa tĩnh mạch và sau khi siêu âm thì bác sĩ nói rằng tôi không phải bị giãn tĩnh mạch mà chỉ là do da tôi quá trắng nhưng tôi thấy nhiều người còn trắng hơn tôi nhưng không hề bị vấn đề này. Bố mẹ tôi cũng không bị như vậy. Điều này có bình thường không và có thể loại bỏ bằng cách nào?
- 3 trả lời
- 2024 lượt xem
Tôi đã đi kiểm tra và bác sĩ nói là có thể thực hiện liệu pháp tiêm xơ để loại bỏ tĩnh mạch lồi lên trên trán. Liệu rằng cách này có an toàn không? Có gây rụng tóc không? Liệu sau khi điều trị, một tĩnh mạch khác có nổi lên để thế chỗ cho tĩnh mạch bị loại bỏ không? Có cách nào tự nhiên và an toàn để xử lý vấn đề này không?