1

7 điều cần biết về bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch bị phình to, xoắn, nổi trên bề mặt da và thường có màu xanh hoặc tím. Điều này xảy ra khi các van trong tĩnh mạch bị hỏng, khiến cho máu chảy ngược thay vì chảy về phía tim và ứ đọng lại.
7 điều cần biết về bệnh suy giãn tĩnh mạch 7 điều cần biết về bệnh suy giãn tĩnh mạch

Theo số liệu thống kê, có khoảng 23% người trưởng thành bị chứng suy giãn tĩnh mạch.

Tuy nhiên, còn rất nhiều điều khác mà có thể bạn còn chưa hiểu hết về vấn đề này.

7 điều cần biết về bệnh suy giãn tĩnh mạch

1. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

Tất cả mọi thứ trên Trái đất đều phải chịu tác động của lực hấp dẫn hay trọng lực, bao gồm cả máu trong cơ thể.

Do trọng lực mà các tĩnh mạch ở chân của chúng ta phải làm việc rất vất vả để có thể đưa máu về tim.

Hệ tuần hoàn của cơ thể gồm có các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Động mạch có nhiệm vụ đưa máu từ tim đến khắp các bộ phận khác trong cơ thể trong khi nhiệm vụ của các tĩnh mạch lại ngược lại, đó là đưa lượng máu từ khắp cơ thể trở lại tim để được bổ sung oxy và tiếp tục vòng tuần hoàn.

Sự tuần hoàn máu là một vòng tròn khép kín.

Vì chân cách xa tim và khu vực này phải chịu trọng lực lớn hơn nên các tĩnh mạch ở chân phải hoạt động vất vả để chống lại tác động của trọng lực và đưa máu qua một quãng đường dài lên phía trên. Dần dần, do phải chịu áp lực lớn nên những van trong tĩnh mạch sẽ bị suy yếu. Những van một chiều này vốn có nhiệm vụ giữ cho máu lưu thông theo một hướng về phía tim và ngăn máu chảy ngược.

Và khi những van này bị suy yếu hoặc hỏng thì máu sẽ chảy ngược trở lại và cuối cùng ứ đọng trong tĩnh mạch, khiến cho mạch máu giãn ra và phình to lên.

Đây chính là nguyên nhân gây nổi những mạch máu gồ ghề, ngoằn ngoèo khó coi ở trên da.

Tất nhiên, không phải ai cũng gặp phải vấn đề này. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch gồm có:

  • Béo phì
  • Tuổi tác cao (trên 50 tuổi)
  • Gen di truyền
  • Sự thay đổi nội tiết tố, ví dụ như khi mang thai
  • Lối sống ít vận động
  • Thường xuyên phải ngồi, đứng lâu

2. Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện không giống nhau

Suy giãn tĩnh mạch thường bị nhầm với tĩnh mạch mạng nhện nhưng thực chất đây là hai vấn đề khác nhau.

Tĩnh mạch mạng nhện là những mạch máu nhỏ hơn nhiều so với suy giãn tĩnh mạch, xuất hiện thành cụm trông giống như mạng nhện, có màu đỏ hoặc tím và thường phẳng, không gồ lên bề mặt da như suy giãn tĩnh mạch.

Các tĩnh mạch suy giãn thường có màu xanh lam, to hơn và nổi lên trên bề mặt da.

Cả hai vấn đề về tĩnh mạch này đều rất phổ biến nhưng tĩnh mạch mạng nhện phổ biến hơn giãn tĩnh mạch.

Phương pháp điều trị hai vấn đề này cũng không giống nhau. Vì có kích thước lớn hơn nên giãn tĩnh mạch cần điều trị bằng những phương pháp mạnh hơn nhiều so với tĩnh mạch mạng nhện.

3. Suy giãn tĩnh mạch không chỉ xảy ra ở chân

Mặc dù suy giãn tĩnh mạch xảy ra chủ yếu ở chân nhưng đây không phải là vị trí duy nhất bị vấn đề này. Như đã nói ở trên, nguyên nhân mà tĩnh mạch thường nổi lên ở chân là do yếu tố trọng lực. Tuy nhiên, hiện tượng giãn tĩnh mạch còn có thể xảy ra trên mặt và cổ hoặc bất cứ khu vực nào có các tĩnh mạch bị tổn thương và suy yếu trên cơ thể.

4. Có thể ngăn ngừa bằng cách thay đổi lối sống

Mặc dù phần lớn những người bị suy giãn tĩnh mạch đều là do di truyền và điều này là không thể thay đổi được nhưng vẫn có những cách có thể làm giảm nguy cơ gặp phải vấn đề khó coi này.

Để tránh bị giãn tĩnh mạch thì nên:

  • Giảm cân nếu thừa cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Không ngồi hoặc đứng liên tục trong thời gian dài
  • Hạn chế đi giày cao gót
  • Không mặc quần quá bó ở eo và đùi

Mặc dù những biện pháp này không thể đảm bảo tránh được hoàn toàn bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng chắc chắn sẽ giúp giảm nguy cơ một cách đáng kể và nếu đã bị giãn tĩnh mạch thì sẽ giúp giảm đau và các triệu chứng khác đi kèm, đồng thời ngăn bệnh trở nên nặng hơn.

5. Suy giãn tĩnh mạch có thể gây đau

Chứng suy giãn tĩnh mạch không chỉ đơn thuần là một vấn đề gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể khiến người bệnh gặp phải một số triệu chứng khó chịu như:

  • Mỏi
  • Sưng phù
  • Ngứa
  • Nóng
  • Tê rần
  • Chân không yên
  • Đau nhức
  • Nặng nề
  • Căng tức

Tất nhiên, không phải ai bị giãn tĩnh mạch cũng đều gặp phải những triệu chứng này.

Cần theo dõi chặt chẽ và đi khám bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường như tĩnh mạch ngày càng phình to và trở nên căng đau hoặc bắt đầu chảy máu.

Suy giãn tĩnh mạch không đơn giản là một vấn đề ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn có thể dẫn đến những vấn đề khác nghiêm trọng hơn nếu không điều trị nên tuyệt đối đừng coi thường.

Theo thời gian, giãn tĩnh mạch có thể gây hình thành cục máu đông (huyết khối) và huyết khối sẽ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ thể hay thậm chí tử vong.

6. Hiếm khi chỉ bị suy giãn một tĩnh mạch

Khi đã bị suy giãn một tĩnh mạch thì khả năng cao là vấn đề sẽ còn tiếp tục xảy ra ở cả những tĩnh mạch khác.

Nếu điều trị, tĩnh mạch có vấn đề sẽ bị loại bỏ nhưng thông thường, sau một thời gian thì một tĩnh mạch khác sẽ lại nổi lên và cần tiếp tục xử lý.

Một khi đã điều trị giãn tĩnh mạch thì sẽ cần thực hiện các thay đổi trong thói quen, lối sống ở mục 4 để giảm nguy cơ vấn đề tái phát.

7. Các lựa chọn điều trị suy giãn tĩnh mạch

Nhờ những tiến bộ trong y học hiện nay mà suy giãn tĩnh mạch có thể được xử lý bằng rất nhiều biện pháp khác nhau như đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần (radiofrequency ablation - RFA), laser nội tĩnh mạch (endovenous laser ablation therapy) hay tiêm xơ tĩnh mạch,…

Đa số những phương pháp này đều rất đơn giản, nhanh chóng, xâm lấn tối thiểu và hầu như không có rủi ro. Bệnh nhân có thể ra về ngay sau khi hoàn tất và gần như không cần thời gian nghỉ dưỡng. Dựa trên mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các bệnh về tĩnh mạch và cách điều trị
Các bệnh về tĩnh mạch và cách điều trị

Suy giãn tĩnh mạch là chứng bệnh phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất xảy ra ở tĩnh mạch mà ngoài ra còn có một số bệnh lý về tĩnh mạch khác mà mọi người nên biết.

Hai giải pháp hiệu quả để điều trị suy giãn tĩnh mạch
Hai giải pháp hiệu quả để điều trị suy giãn tĩnh mạch

Nhiều người vẫn cho rằng giãn tĩnh mạch cần phẫu thuật mới có thể điều trị được. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều giải pháp không cần phẫu thuật, xâm lấn tối thiểu có thể xử lý vấn đề này một cách dễ dàng.

Lợi ích của tất nén đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch
Lợi ích của tất nén đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể tạo cảm giác khó chịu. Các mạch máu phình to sẽ đi kèm triệu chứng đau nhức, sưng phù, căng tức và chuột rút, đặc biệt là vào cuối ngày sau khi đã phải đứng, ngồi trong thời gian dài.

Giải đáp 7 lầm tưởng về bệnh suy giãn tĩnh mạch
Giải đáp 7 lầm tưởng về bệnh suy giãn tĩnh mạch

Mặc dù suy giãn tĩnh mạch xảy ra rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này.

5 điều khiến bạn có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch
5 điều khiến bạn có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch không chỉ đơn thuần là một vấn đề về thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến những vấn đề khác nếu không được can thiệp điều trị.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cách điều trị giãn vỡ mao mạch trên mặt
  •  5 năm trước
  •  8 trả lời
  •  1933 lượt xem

Da của tôi khá trắng và tôi đã thử điều trị bằng liệu pháp IPL nhưng không có hiệu quả. Không biết có phải do chuyên viên đã chọn nhầm chế độ thiết lập hay do da tôi quá dày và cần loại laser mạnh hơn. Tôi muốn tìm một phương pháp có thời gian hồi phục ngắn nhất có thể.

Cách hiệu quả nhất để điều trị các tĩnh mạch xanh trên chân?
  •  5 năm trước
  •  7 trả lời
  •  1696 lượt xem

Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?

Nên chọn tiêm xơ tĩnh mạch hay điều trị bằng laser?
  •  5 năm trước
  •  8 trả lời
  •  3403 lượt xem

Đùi và cẳng chân của tôi bị tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Tôi nên chọn liệu pháp laser hay nên kết hợp laser và tiêm xơ tĩnh mạch tĩnh mạch để điều trị cả hai vấn đề này?

Các nguy cơ và biến chứng khi điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser
  •  5 năm trước
  •  7 trả lời
  •  1201 lượt xem

Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?

Có thể tiêm xơ tĩnh mạch để điều trị các tĩnh mạch nổi trên trán không?
  •  5 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1894 lượt xem

Tôi đã đi kiểm tra và bác sĩ nói là có thể thực hiện liệu pháp tiêm xơ để loại bỏ tĩnh mạch lồi lên trên trán. Liệu rằng cách này có an toàn không? Có gây rụng tóc không? Liệu sau khi điều trị, một tĩnh mạch khác có nổi lên để thế chỗ cho tĩnh mạch bị loại bỏ không? Có cách nào tự nhiên và an toàn để xử lý vấn đề này không?

Video có thể bạn quan tâm
GIÃN MAO MẠCH BẨM SINH LỘ RÕ, NỔI VÂN ĐỎ LI TI DA CÓ TRẮNG ĐẾN MẤY CŨNG VẪN BỊ CHÊ KÉM SẮC GIÃN MAO MẠCH BẨM SINH LỘ RÕ, NỔI VÂN ĐỎ LI TI DA CÓ TRẮNG ĐẾN MẤY CŨNG VẪN BỊ CHÊ KÉM SẮC 02:37
GIÃN MAO MẠCH BẨM SINH LỘ RÕ, NỔI VÂN ĐỎ LI TI DA CÓ TRẮNG ĐẾN MẤY CŨNG VẪN BỊ CHÊ KÉM SẮC
Chị HA (Hà Nội): "giãn mao mạch càng nổi rõ hơn theo thời gian, bạn bè mình còn hiểu lầm cho rằng mình dùng mỹ phẩm, kem trộn nên da mới mỏng như...
 3 năm trước
 2110 Lượt xem
Giãn mao mạch - hậu quả và cách điều trị tại DR Hoàng Tuấn Giãn mao mạch - hậu quả và cách điều trị tại DR Hoàng Tuấn 09:16
Giãn mao mạch - hậu quả và cách điều trị tại DR Hoàng Tuấn
Mời cả nhà theo dõi 1b điều trị giãn mao mạch với laser Aileen nhé .
 4 năm trước
 1309 Lượt xem
ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH HIỆU QUẢ TRỌN GÓI CHỈ 3 TRIỆU ĐỒNG ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH HIỆU QUẢ TRỌN GÓI CHỈ 3 TRIỆU ĐỒNG 00:36
ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH HIỆU QUẢ TRỌN GÓI CHỈ 3 TRIỆU ĐỒNG
Giãn tĩnh mạch (chân nổi gân xanh, đỏ tím chi chít như mạng nhện) có thể ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT.Công nghệ LS Pro giúp điều...
 2 năm trước
 1236 Lượt xem
GIÃN MAO MẠCH do những nguyên nhân gì? Điều trị bằng phương pháp nào để hiệu quả? GIÃN MAO MẠCH do những nguyên nhân gì? Điều trị bằng phương pháp nào để hiệu quả? 10:44
GIÃN MAO MẠCH do những nguyên nhân gì? Điều trị bằng phương pháp nào để hiệu quả?
? Cả nhà cùng theo dõi bác sĩ phân tích case lâm sàng để biết rõ hơn nhé
 4 năm trước
 1219 Lượt xem
Giải cứu làn da mỏng yếu, giãn mao mạch khỏi tình trạng nám trên nền da đã sử dụng kem trộn. Giải cứu làn da mỏng yếu, giãn mao mạch khỏi tình trạng nám trên nền da đã sử dụng kem trộn. 14:20
Giải cứu làn da mỏng yếu, giãn mao mạch khỏi tình trạng nám trên nền da đã sử dụng kem trộn.
Trải qua 1/3 liệu trình và chúng ta cùng xem kết quả nhé cả nhà!!!
 4 năm trước
 1137 Lượt xem
Cải thiện tình trạng giãn mao mạch với công nghệ laser Aileen. Cải thiện tình trạng giãn mao mạch với công nghệ laser Aileen. 07:39
Cải thiện tình trạng giãn mao mạch với công nghệ laser Aileen.
Cả nhà cùng theo dõi cận cảnh 1b điều trị nhé.? Cmt/ib để nhận chương trình ưu đãi nhân dịp đầu xuân ạ.
 4 năm trước
 951 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây