5 điều khiến bạn có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch
Bất cứ ai cũng đều có thể bị suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, dưới đây là 5 điều khiến một người có nguy cơ bị vấn đề này cao hơn bình thường.
5 điều làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch
1. Béo phì
Thừa cân, béo phì gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau.
Một trong các vấn đề phổ biến nhất là bệnh tiểu đường nhưng ngoài ra còn có những vấn đề khác mà những người có cân nặng lớn phải đối mặt, trong đó có cả chứng suy giãn tĩnh mạch.
Trọng lượng lớn tạo thêm áp lực lên các tĩnh mạch trong cơ thể, nhất là những tĩnh mạch ở chân và áp lực lớn có thể khiến các tĩnh mạch bị phình to và trở nên suy yếu.
Ở người có cân nặng bình thường, suy giãn tĩnh mạch sẽ được phát hiện ra ngay lập tức vì các mạch máu phồng lên và nổi rõ trên bề mặt da.
Tuy nhiên, những người béo phì lại thường không nhận thấy vấn đề này do các tĩnh mạch bị che đi bởi lớp mỡ thừa. Trong nhiều trường hợp, người béo phì chỉ biết mình bị giãn tĩnh mạch khi tình trạng trở nên nặng hơn và bắt đầu gây ra tổn thương cho lớp da ở trên, ví dụ như bị loét.
Lúc này, vấn đề sẽ rất khó khắc phục.
Các tĩnh mạch nằm sâu bên dưới da ở những người béo phì gây khó khăn cho việc tiếp cận và xử lý.
Laser nội tĩnh mạch là một phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch rất hiệu quả và đơn giản nhưng với những người thừa cân, do có rất nhiều mỡ thừa nằm giữa tĩnh mạch và da nên việc thực hiện phương pháp này sẽ rất phức tạp.
Do đó, cần cố gắng giảm cân nếu thừa cân, béo phì để tránh bị suy giãn tĩnh mạch.
2. Tuổi tác cao
Không chỉ những người lớn tuổi mới bị suy giãn tĩnh mạch mà người trẻ tuổi cũng có nguy cơ gặp phải vấn đề này nhưng tuổi tác cao đúng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bị chứng giãn tĩnh mạch.
Theo một số liệu thống kê, cứ hai người trên 50 tuổi thì có một người bị nổi những tĩnh mạch khó coi. Và, đây là một yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được vì không có cách nào có thể ngăn chặn quá trình lão hóa tự nhiên.
Theo thời gian, các van tĩnh mạch trong cơ thể sẽ bị suy yếu hoặc hỏng. Các van này vốn có nhiệm vụ giữ cho dòng máu chảy theo một chiều về tim và khi chúng bị hỏng thì máu sẽ chảy ngược lại, dồn ứ và khiến thành tĩnh mạch mỏng đi, phình lên.
Vì vậy, càng lớn tuổi thì các tĩnh mạch càng yếu và nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch càng cao.
3. Gen di truyền
Gen di truyền đóng vai trò quyết định đến nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau, trong đó có cả suy giãn tĩnh mạch.
Nếu một người thân ruột thịt trong gia đình như mẹ hoặc bà bị giãn tĩnh mạch thì khả năng là bạn cũng sẽ bị trong tương lai.
Mặc dù không phải lúc nào cũng vậy nhưng rất nhiều trường hợp bị giãn tĩnh mạch đều có tiền sử gia đình bị vấn đề này.
Không thể thay đổi cấu trúc gen nhưng có thể tạo cho mình những thói quen lành mạnh để giữ cho các tĩnh mạch trong cơ thể ở trạng thái tốt nhất.
Một số thói quen lành mạnh này gồm có:
- Duy trì thói quen tập luyện với các bài tập có tác động thấp như bơi lội, đi bộ hay đi xe đạp
- Phụ nữ nên đi giày bệt thay vì giày cao gót
- Gác chân lên cao hơn tim trong 10 - 15 phút mỗi ngày
- Mang tất nén để ngăn máu ứ đọng trong tĩnh mạch
- Không đứng trong thời gian dài
- Nếu thừa cân thì nên giảm cân
4. Nội tiết tố
Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể dẫn đến chứng giãn tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch liên quan đến nội tiết tố thường xảy ra trong thời kỳ mang thai và mãn kinh.
Việc sử dụng biện pháp tránh thai và các loại thuốc khác có chứa estrogen và progesterone cũng có thể làm tăng nguy cơ bị vấn đề này.
Giãn tĩnh mạch là một vấn đề rất phổ biến khi mang thai.
Tại sao lại như vậy?
Bởi vì trong thời gian mang thai, lượng máu trong cơ thể người phụ nữ sẽ tăng mạnh để nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển.
Kết quả của sự tăng lượng máu trong cơ thể khi mang thai là khiến cho các tĩnh mạch giãn ra và phình lên. Ngoài ra, khi tử cung ngày càng lớn theo sự phát triển của bào thai trong suốt thai kỳ thì sẽ gây áp lực nhiều hơn lên các tĩnh mạch.
Và tất cả những điều này đều có thể là nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch.
Tuy nhiên, nếu như không có ba yếu tố nguy cơ kể trên (béo phì, tuổi tác cao, tiền sử gia đình) và chỉ khi mang thai mới bắt đầu bị giãn tĩnh mạch thì đa phần tình trạng sẽ tự cải thiện đáng kể trong vòng 3 tháng sau khi sinh.
Tuy nhiên, khi phụ nữ càng có tuổi thì việc mang thai sẽ càng tác động nhiều hơn lên cơ thể và vào những lần mang thai sau thì có thể sẽ bị suy giãn tĩnh mạch nặng hơn và không còn tự hết sau khi sinh.
5. Lối sống ít vận động
Chúng ta đều biết rằng lối sống ít vận động sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề về sức khỏe mà một trong những vấn đề có nguy cơ xảy ra cao nhất chính là suy giãn tĩnh mạch.
Khi phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài thì các tĩnh mạch trong cơ thể phải làm việc nhiều hơn để đưa máu trở về tim và dễ trở nên suy yếu.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay thì không ít công việc đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng liên tục nhiều giờ đồng hồ và do đó mà tỷ lệ người bị giãn tĩnh mạch ngày càng cao.
Dưới đây là một số công việc có thời gian ngồi hoặc đứng nhiều trong ngày và những người làm các công việc này thường có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch cao nhất:
- Nhân viên văn phòng
- Giáo viên
- Tiếp viên hàng không
- Thợ làm tóc
- Phục vụ bàn
- Bác sĩ, điều dưỡng
- Công nhân nhà máy
Nếu bạn hiện đang làm một trong những công việc này và không thể nghỉ việc thì nên thực hiện một số biện pháp dưới đây để giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch.
Nếu công việc phải đứng nhiều thì hãy cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ khoảng vài phút để ngồi xuống và nâng chân lên cao.
Và nếu phải ngồi hàng giờ liên tục thì hãy đứng lên sau mỗi 30 phút và đi bộ quanh văn phòng để máu lưu thông trở lại. Nếu có thể thì hãy kê cao chân trong khi ngồi làm việc.
Nếu nhận thấy mình bị suy giãn tĩnh mạch thì cũng đừng lo lắng. Hiện nay có rất nhiều biện pháp hiệu quả để xử lý những tĩnh mạch khó coi này, ví dụ như laser nội tĩnh mạch hay đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần. Những phương pháp này đều rất đơn giản, nhanh chóng, hầu như không đau đớn và không cần nhập viện điều trị.
Tốt nhất nên đi khám để bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Nhiều người vẫn cho rằng giãn tĩnh mạch cần phẫu thuật mới có thể điều trị được. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều giải pháp không cần phẫu thuật, xâm lấn tối thiểu có thể xử lý vấn đề này một cách dễ dàng.
Suy giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch bị phình to, xoắn, nổi trên bề mặt da và thường có màu xanh hoặc tím. Điều này xảy ra khi các van trong tĩnh mạch bị hỏng, khiến cho máu chảy ngược thay vì chảy về phía tim và ứ đọng lại.
Nhờ công nghệ y học hiện đại mà ngày nay, chứng giãn tĩnh mạch có thể được xử lý bằng những thủ thuật đơn giản, xâm lấn tối thiểu và gần như không cần thời gian nghỉ dưỡng.
Không chỉ khó coi, giãn tĩnh mạch còn gây nguy hiểm nếu như không điều trị.
Suy giãn tĩnh mạch không chỉ là một vấn đề gây mất thẩm mỹ. Nếu không được điều trị, chứng bệnh này có thể dẫn đến những hậu quả khá nghiêm trọng.
- 7 trả lời
- 1334 lượt xem
Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?
- 8 trả lời
- 2067 lượt xem
Da của tôi khá trắng và tôi đã thử điều trị bằng liệu pháp IPL nhưng không có hiệu quả. Không biết có phải do chuyên viên đã chọn nhầm chế độ thiết lập hay do da tôi quá dày và cần loại laser mạnh hơn. Tôi muốn tìm một phương pháp có thời gian hồi phục ngắn nhất có thể.
- 7 trả lời
- 1802 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 8 trả lời
- 3576 lượt xem
Đùi và cẳng chân của tôi bị tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Tôi nên chọn liệu pháp laser hay nên kết hợp laser và tiêm xơ tĩnh mạch tĩnh mạch để điều trị cả hai vấn đề này?
- 3 trả lời
- 2042 lượt xem
Tôi đã đi kiểm tra và bác sĩ nói là có thể thực hiện liệu pháp tiêm xơ để loại bỏ tĩnh mạch lồi lên trên trán. Liệu rằng cách này có an toàn không? Có gây rụng tóc không? Liệu sau khi điều trị, một tĩnh mạch khác có nổi lên để thế chỗ cho tĩnh mạch bị loại bỏ không? Có cách nào tự nhiên và an toàn để xử lý vấn đề này không?