Giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Nhắc đến suy giãn tĩnh mạch, điều mà hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến là chúng trông không đẹp với những mạch máu nổi lên màu xanh hoặc tím. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất của chứng giãn tĩnh mạch.
Ngoài khó coi, vấn đề này còn gây nguy hiểm nếu như không điều trị.
Vậy cụ thể suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu một số rủi ro tiềm ẩn của chứng giãn tĩnh mạch khi không được điều trị trong bài viết dưới dây.
Có thể là dấu hiệu của một vấn đề khác
Không chỉ có những gì mà bạn nhìn thấy ở bên ngoài, những tĩnh mạch suy giãn còn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn đang xảy ra ở sâu bên trong cơ thể.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu được định nghĩa là sự hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch ở sâu bên trong cơ thể, thường là ở bắp chân hoặc đùi nhưng cũng có thể là ở những vị trí khác như vùng chậu hoặc ở cánh tay.
Có một số nguyên nhân khác nhau gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu, ví dụ như:
- Chấn thương
- Phẫu thuật
- Ngồi hay nằm trong thời gian dài
- Ung thư
- Các phương pháp điều trị ung thư
- Gen di truyền
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một vấn đề rất nguy hiểm vì nếu cục máu đông vỡ ra, nó sẽ có thể di chuyển theo dòng máu đến nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, ví dụ như phổi và gây ra thuyên tắc phổi – tình trạng tắc nghẽn ở một trong các động mạch phổi và có thể đe dọa tính mạng nếu không can thiệp kịp thời.
Dưới đây là một số dấu hiệu cần chú ý để phát hiện sớm huyết khối tĩnh mạch sâu. Các dấu hiệu này thường xuất hiện ở bắp chân, bàn chân hoặc cẳng chân.
- Đau nhói hoặc chuột rút ở 1 chân (hiếm khi là cả hai chân), thường ở bắp chân hoặc đùi.
- Sưng ở 1 chân (hiếm khi cả hai chân)
- Cảm giác nóng ấm ở xung quanh vùng bị đau
- Da chuyển màu đỏ hoặc thâm tím xung quanh vùng bị đau
- Các tĩnh mạch phồng lên, cứng hoặc đau khi chạm
Nếu những hiện tượng này tiếp diễn suốt một vài giờ liên tục mà không đỡ thì đó chính là dấu hiệu báo động và cần đến bệnh viện ngay để bác sĩ kiểm tra.
Mặc dù huyết khối tĩnh mạch sâu là hậu quả nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi chứng suy giãn tĩnh mạch không được điều trị nhưng ngoài ra còn có một số vấn đề khác ít nghiêm trọng hơn mà bạn có thể gặp phải nếu bỏ mặc những mạch máu phình lớn trên bề mặt da.
Điều gì xảy ra nếu giãn tĩnh mạch không được điều trị?
Sưng phù
Mặc dù sưng là hiện tượng mà chúng ta vẫn thường gặp phải trong cuộc sống hàng ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng khi chân bị sưng do suy giãn tĩnh mạch thì sẽ gây ảnh hưởng nhiều hơn bình thường.
Sưng phù chân xảy ra do áp lực tăng cao trong tĩnh mạch, khiến chất lỏng từ máu rò rỉ vào vùng mô xung quanh đoạn mạch bị tổn thương.
Sưng phù sẽ gây cảm giác khó chịu và căng tức ở chân. Đôi khi, mức độ sưng nặng đến mức khiến cho chân to lên đáng kể và không thể đi vừa giày hoặc mặc vừa quần, thậm chí còn bị rỉ ra chất dịch trong suốt qua da.
Nếu tình trạng sưng phù này cứ tiếp diễn mà không được điều trị thì da sẽ trở nên cứng và thậm chí chuyển màu thâm sạm.
Loét da
Như đã nói ở trên, sưng phù trong thời gian dài sẽ khiến da có một số thay đổi. Tình trạng sưng này không chỉ khiến da chuyển màu và trở nên căng cứng mà còn có thể ảnh hưởng khả năng chữa lành vết thương của da.
Tại sao lại như vậy?
Nguyên nhân là bởi sưng sẽ gây cản trở các chất dinh dưỡng đến vùng mô bị tổn thương và khi không có đủ chất dinh dưỡng thì vết thương sẽ không thể lành lại một cách bình thường.
Và điều này sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là loét tĩnh mạch.
Và nếu còn tiếp tục không chữa trị thì vết loét sẽ ngày càng rộng ra hơn, làm tăng cảm giác đau đớn và khó chịu, thậm chí còn bị nhiễm trùng.
Viêm tắc huyết khối tĩnh mạch nông
Viêm tắc huyết khối tĩnh mạch nông xảy ra khi các tĩnh mạch ngay dưới bề mặt da bị viêm do lưu lượng máu giảm và các tĩnh mạch bị tổn thương.
Viêm tắc huyết khối tĩnh mạch nông có một số dấu hiệu là đỏ da, nhạy cảm, đau và sưng chân kéo dài dai dẳng.
Chảy máu
Vì các tĩnh mạch bị suy giãn chứa nhiều máu hơn các tĩnh mạch khỏe mạnh nên khi bị vấn đề này thì sẽ có nhiều máu tích tụ ở bên dưới bề mặt da hơn. Lúc này, chỉ cần một vết thương rất nhỏ cũng sẽ gây chảy nhiều máu. Ngoài ra, tình trạng này còn gây bầm tím nặng hơn do tĩnh mạch bị tổn thương.
Mặc dù điều này nghe có vẻ không nghiêm trọng nhưng theo thời gian, lượng máu bị mất đi sẽ nhiều hơn bình thường.
Chứng xơ cứng da - mỡ
Một vấn đề phổ biến khác khi suy giãn tĩnh mạch không được điều trị là chứng xơ cứng da – mỡ, tình trạng mà các mô bị xơ hóa và trở nên cứng lại. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy chân càng ngày càng nhạy cảm, khiến việc di chuyển hoặc vận động trở nên khó khăn.
Mặc dù suy giãn tĩnh mạch không phải lúc nào cũng nguy hiểm và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nhưng điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai và không có cách nào có thể dự đoán trước được.
Vì vậy, nếu đang bị suy giãn tĩnh mạch hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên thì cần phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt và điều trị để tránh xảy ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Mặc dù đúng là sẽ cần điều chỉnh lại thói quen tập luyện một chút nhưng đừng để suy giãn tĩnh mạch gây gián đoạn việc tăng cường sức khỏe hàng ngày. Ngay cả những hình thức vận động đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ cũng đem lại lợi ích đáng kinh ngạc.
Suy giãn tĩnh mạch không chỉ đơn thuần là một vấn đề về thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến những vấn đề khác nếu không được can thiệp điều trị.
Ở một số người, suy giãn tĩnh mạch chỉ đơn giản là các mạch máu màu xanh tím, phồng to khó coi. Nhưng với nhiều người, những mạch màu đó lại là dấu hiệu cho thấy sự lưu thông kém ở chân và nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác đáng ngại hơn.
Vì chúng ta thường vận động ít hơn khi trời lạnh nên mùa đông có thể làm cho chứng suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn.
Liệu có khi nào bị suy giãn tĩnh mạch mà không nhìn thấy những mạch máu này hay không?
- 6 trả lời
- 1901 lượt xem
Tôi đang dùng tất nén y tế nhưng hình như tình trạng giãn tĩnh mạch càng trở nên nặng hơn. Tôi cảm giác tĩnh mạch của tôi đang đến gần bề mặt da với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây. Tôi phải làm gì?
- 5 trả lời
- 1663 lượt xem
Quần áo bó sát có làm giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện không?
- 7 trả lời
- 1314 lượt xem
Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?
- 4 trả lời
- 7164 lượt xem
Tôi có hai đường tĩnh mạch nổi lên ở giữa trán, chúng trở nên rõ hơn trong vài tháng gần đầy, đặc biệt là khi cười. Có cách nào để loại bỏ không?
- 3 trả lời
- 2024 lượt xem
Tôi đã đi kiểm tra và bác sĩ nói là có thể thực hiện liệu pháp tiêm xơ để loại bỏ tĩnh mạch lồi lên trên trán. Liệu rằng cách này có an toàn không? Có gây rụng tóc không? Liệu sau khi điều trị, một tĩnh mạch khác có nổi lên để thế chỗ cho tĩnh mạch bị loại bỏ không? Có cách nào tự nhiên và an toàn để xử lý vấn đề này không?