Có phải lúc nào cũng nhìn thấy tĩnh mạch bị suy giãn không?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề rất phổ biến, chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành. Theo một nghiên cứu, khoảng 23% người trưởng thành gặp phải vấn đề này. Điều đó có nghĩa là giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến hơn 20 triệu phụ nữ và hơn 10 triệu nam giới trong độ tuổi từ 40 - 80.
Suy giãn tĩnh mạch có thể được nhận biết một cách dễ dàng qua sự xuất hiện của những mạch máu phình lớn màu xanh, nổi trên bề mặt da, thường là ở đùi, cẳng chân nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Đúng là các tĩnh mạch nổi rõ trên chân là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nhưng liệu có khi nào bị suy giãn tĩnh mạch mà không nhìn thấy những mạch máu này hay không?
Hãy cùng tìm hiểu xem có phải khi nào cũng nhìn thấy được các tĩnh mạch bị suy giãn hay không và những dấu hiệu cần theo dõi để phát hiện các vấn đề với tĩnh mạch
Có khi nào bị giãn tĩnh mạch mà không nhìn thấy không?
Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi này là có. Một người hoàn toàn có thể bị suy giãn tĩnh mạch mà không nhìn thấy những mạch máu nổi trên da. Tuy nhiên, trong những trường hợp này thì thường sẽ có các dấu hiệu khác cho thấy suy giãn tĩnh mạch đang xảy ra ở bên dưới bề mặt da nên chỉ cần để ý một chút đến các hiện tượng bất thường đó và đi khám bác sĩ chuyên khoa là sẽ phát hiện được vấn đề. Vào giai đoạn đầu thì bệnh suy giãn tĩnh mạch không phải lúc nào cũng biểu hiện ra bên ngoài. Vì vậy nên hãy để ý đến các dấu hiệu khác của bệnh.
Dưới đây là những dấu hiệu, triệu chứng cho thấy rất có thể bạn đã bị giãn tĩnh mạch.
Sưng phù
Nếu đột nhiên nhận thấy chân, bàn chân và/hoặc mắt cá chân bị to lên thì đó có thể là dấu hiệu của chứng suy giãn tĩnh mạch. Các tĩnh mạch bị tổn hại sẽ gây cản trở sự lưu thông máu, máu không thể chảy trở lại tim như bình thường mà ứ lại trong tĩnh mạch. Dần dần, chất lỏng từ máu sẽ rò rỉ qua thành mạch vào vùng mô xung quanh và gây ra tình trạng sưng phù.
Chuột rút
Nhiều người nghĩ rằng chuột rút là một hiện tượng bình thường, xảy ra do mỏi cơ, bệnh tiểu đường, tuổi già,... Tuy nhiên, chuột rút cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của suy giãn tĩnh mạch. Chuột rút xảy ra khi các tĩnh mạch bị hỏng và khiến các cơ bị co lại một cách không tự chủ.
Cảm giác nặng nề
Bỗng nhiên có cảm giác chân trở nên nặng nề hơn bình thường? Đây cũng có thể là biểu hiện của chứng giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do các van trong các tĩnh mạch bị hỏng, thành mạch bị giãn ra và tĩnh mạch không thể hoạt động bình thường, dẫn đến hiện tượng máu chảy ngược bên trong.
Ngứa và nóng
Một trong những triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch là ngứa và cảm giác nóng ấm. Điều này xảy ra khi máu ứ đọng trong các tĩnh mạch bị tổn thương và cuối cùng rò rỉ ra ngoài da. Điều này cũng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ngăn cản oxy đến da, khiến da bị ngứa và nóng.
Chân không yên
Nếu như cảm thấy chân khó chịu, bứt rứt mỗi khi đi ngủ hoặc khi ngồi một chỗ thì rất có thể bạn đã bị hội chứng chân không yên. Đây là một vấn đề do suy giãn tĩnh mạch gây ra. Hội chứng chân không yên khiến người bệnh luôn cảm thấy muốn đứng lên di chuyển chân vì cơn đau và cảm giác khó chịu sẽ giảm bớt khi tiếp tục đi lại. Hội chứng chân không yên xảy ra do các tĩnh mạch bị suy yếu và làm cho máu đọng lại, dẫn đến các vấn đề về hoạt động của cơ.
Như vậy là cho dù không nhìn thấy những tĩnh mạch phình lớn nổi trên da thì cũng không có nghĩa là không bị suy giãn tĩnh mạch. Nếu như gặp phải bất kỳ triệu chứng nào ở trên thì đã đến lúc đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Khi không có tĩnh mạch nổi trên chân thì vẫn có khả năng các vấn đề về tĩnh mạch khác đang xảy ra ở sâu hơn nhiều so với suy giãn tĩnh mạch và chỉ khi đi khám thì mới xác định được. Và nếu đó đúng là chứng giãn tĩnh mạch thì bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị thích hợp để xử lý trước khi những mạch máu này gây ra vấn đề lớn hơn.
Tốt hơn hết là nên đi khám ngay từ khi có những dấu hiệu bất thường đầu tiên nghi là vấn đề ở tĩnh mạch. Nếu bị bỏ mặc không được điều trị, những vấn đề này có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mặc dù đúng là sẽ cần điều chỉnh lại thói quen tập luyện một chút nhưng đừng để suy giãn tĩnh mạch gây gián đoạn việc tăng cường sức khỏe hàng ngày. Ngay cả những hình thức vận động đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ cũng đem lại lợi ích đáng kinh ngạc.
Nhiều người cho rằng chứng suy giãn tĩnh mạch chỉ xảy ra với người cao tuổi nhưng điều này là không đúng.
Ở một số người, suy giãn tĩnh mạch chỉ đơn giản là các mạch máu màu xanh tím, phồng to khó coi. Nhưng với nhiều người, những mạch màu đó lại là dấu hiệu cho thấy sự lưu thông kém ở chân và nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác đáng ngại hơn.
Không chỉ khó coi, giãn tĩnh mạch còn gây nguy hiểm nếu như không điều trị.
Vì chúng ta thường vận động ít hơn khi trời lạnh nên mùa đông có thể làm cho chứng suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn.
- 6 trả lời
- 1914 lượt xem
Tôi đang dùng tất nén y tế nhưng hình như tình trạng giãn tĩnh mạch càng trở nên nặng hơn. Tôi cảm giác tĩnh mạch của tôi đang đến gần bề mặt da với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây. Tôi phải làm gì?
- 5 trả lời
- 1674 lượt xem
Quần áo bó sát có làm giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện không?
- 4 trả lời
- 7184 lượt xem
Tôi có hai đường tĩnh mạch nổi lên ở giữa trán, chúng trở nên rõ hơn trong vài tháng gần đầy, đặc biệt là khi cười. Có cách nào để loại bỏ không?
- 3 trả lời
- 2040 lượt xem
Tôi đã đi kiểm tra và bác sĩ nói là có thể thực hiện liệu pháp tiêm xơ để loại bỏ tĩnh mạch lồi lên trên trán. Liệu rằng cách này có an toàn không? Có gây rụng tóc không? Liệu sau khi điều trị, một tĩnh mạch khác có nổi lên để thế chỗ cho tĩnh mạch bị loại bỏ không? Có cách nào tự nhiên và an toàn để xử lý vấn đề này không?
- 4 trả lời
- 1352 lượt xem
Tôi có thể tự loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện bằng cách tiêm Insulin và nước muối sinh lý không?