1

Suy giãn tĩnh mạch có đau không?

Ở một số người, suy giãn tĩnh mạch chỉ đơn giản là các mạch máu màu xanh tím, phồng to khó coi. Nhưng với nhiều người, những mạch màu đó lại là dấu hiệu cho thấy sự lưu thông kém ở chân và nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác đáng ngại hơn.
Suy giãn tĩnh mạch có đau không? Suy giãn tĩnh mạch có đau không?

Suy giãn tĩnh mạch là vấn đề xảy ra ở khoảng 20% ​​người trưởng thành. Điều này có nghĩa là cứ 5 người thì có 1 người sẽ bị vấn đề này vào một thời điểm nào đó trong đời. Tác động của chứng giãn tĩnh mạch đến chất lượng cuộc sống của mỗi người là khác nhau.

Ở một số người, suy giãn tĩnh mạch chỉ đơn giản là các mạch máu màu xanh tím, phồng to khó coi. Nhưng với nhiều người, những mạch màu đó lại là dấu hiệu cho thấy sự lưu thông kém ở chân và nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác đáng ngại hơn.

Bài viết này sẽ liệt kê ra một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải khi bị suy giãn tĩnh mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Nếu không bị đau

Một số người bị suy giãn tĩnh mạch nhưng không bị đau đớn mà chỉ cảm thấy khó chịu bởi sự xuất hiện của các mạch máu lớn nổi trên da. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của vấn đề này khi không bị đau:

  • Nổi các mạch máu có màu tím hoặc xanh
  • Các mạch máu phồng lên và có thể bị xoắn

Nếu bị đau

Đôi khi, suy giãn tĩnh mạch không chỉ là một vấn đề về thẩm mỹ mà còn đi kèm với cảm giác đau đớn, khó chịu.

Tìm hiểu cách nhận biết khi các vấn đề về tĩnh mạch đã trở nên nghiêm trọng

Sẽ rất khó trả lời cho câu hỏi “Suy giãn tĩnh mạch có đau không?” vì ngưỡng đau ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, những triệu chứng đau đớn, khó chịu thường gặp của bệnh giãn tĩnh mạch gồm có:

  • Nóng ấm ở vùng tĩnh mạch có vấn đề
  • Buốt
  • Chuột rút cơ
  • Sưng phù
  • Đau nhức
  • Cảm giác nặng nề
  • Ngứa quanh tĩnh mạch
  • Da chuyển màu xung quanh tĩnh mạch
  • Đau tăng sau khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

Và nếu không được can thiệp, một số triệu chứng này có thể trở nên nặng hơn và có thể dẫn đến các vấn đề về tĩnh mạch sau đây.

Biến chứng

Loét tĩnh mạch

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (National Center for Biotechnology Information), loét tĩnh mạch chân là biến chứng phổ biến nhất của chứng suy giãn tĩnh mạch. Nếu không điều trị thì các vấn đề về tĩnh mạch sẽ phát triển thành vết thương hở. Điều này xảy ra trong khoảng từ 3 đến 6% số trường hợp.

Khi máu ứ đọng lại trong tĩnh mạch ở cẳng chân thì dịch lỏng và tế bào máu sẽ dần rò rỉ từ mạch máu vào da và vùng mô xung quanh. Điều này dẫn đến tình trạng viêm da ứ đọng với biểu hiện là da trở nên ngứa, mỏng đi và có những thay đổi khác. Viêm da ứ đọng là một trong những dấu hiệu ban đầu của suy tĩnh mạch.

Làm thế nào để biết khi bị loét tĩnh mạch? Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng nhận biết thường gặp:

  • Vết loét nông có nền đỏ, đôi khi được bao phủ bởi một lớp mô màu vàng
  • Vết loét có hình dạng không đều
  • Vùng da xung quanh căng bóng, nóng và chuyển màu
  • Đau đớn
  • Có mùi hôi và mưng mủ nếu bị nhiễm trùng

Nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào trong số này thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Loét tĩnh mạch không thể tự khỏi mà sẽ ngày càng nặng thêm.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Hiện tượng sưng, đau, nhạy cảm hoặc đổi màu da ở bắp chân hay đùi có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng là huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng xảy ra khi một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch ở sâu bên trong cơ thể. Và mặc dù thuật ngữ này còn khá xa lạ với nhiều người những thực tế, huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra rất phổ biến. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hàng năm có từ 60.000 đến 100.000 người Mỹ chết vì huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi - một biến chứng nghiêm trọng của huyết khối tĩnh mạch sâu.

Biện pháp giảm đau khi bị suy giãn tĩnh mạch

Nâng cao chân

Để giảm đau trong thời gian ngắn do suy giãn tĩnh mạch thì hãy thử nâng cao chân lên cao hơn tim. Điều này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn từ phần dưới cơ thể đến tim và giảm áp lực cho tĩnh mạch. Có thể năng cao chân bằng cách gác chân lên bàn, kê gối dưới chân khi nằm hoặc nằm ngửa và ép thẳng chân lên tường.

Ngâm chân trong nước lạnh

Nhiệt độ thấp giúp thu nhỏ các mạch máu bị giãn, giúp giảm cảm giác nặng nề và sưng phù do chứng giãn tĩnh mạch.

Tập thể dục

Đi dạo hoặc bất kỳ hình thức vận động nhẹ nhàng nào cũng đều giúp máu lưu thông trở lại. Điều này đặc biệt cần thiết sau khi ngồi hoặc đứng suốt một thời gian dài trong ngày.

Giãn cơ

Giãn cơ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và đặc biệt là sức khỏe của tĩnh mạch. Chỉ cần một vài phút tập các bài tập kéo giãn đơn giản là đủ để làm giảm các triệu chứng khó chịu của vấn đề về tĩnh mạch.

Mang tất nén

Mang tất (vớ) nén trong ngày sẽ giúp giảm đau nhức do giãn tĩnh mạch. Tất nén giúp đẩy máu trong tĩnh mạch ở chân lên trên và cải thiện sự lưu thông máu từ chân trở về tim.

Đi khám

Cho dù bị đau nặng hay nhẹ thì vẫn nên đi khám bác sĩ. Đây là cách duy nhất để xác định vấn đề thực sự đang xảy ra với tĩnh mạch và có phương án điều trị cần thiết để khắc phục tận gốc vấn đề.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Suy giãn tĩnh mạch còn có thể tập thể dục không?
Suy giãn tĩnh mạch còn có thể tập thể dục không?

Mặc dù đúng là sẽ cần điều chỉnh lại thói quen tập luyện một chút nhưng đừng để suy giãn tĩnh mạch gây gián đoạn việc tăng cường sức khỏe hàng ngày. Ngay cả những hình thức vận động đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ cũng đem lại lợi ích đáng kinh ngạc.

Giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Không chỉ khó coi, giãn tĩnh mạch còn gây nguy hiểm nếu như không điều trị.

Thời tiết lạnh có làm suy giãn tĩnh mạch nặng hơn không?
Thời tiết lạnh có làm suy giãn tĩnh mạch nặng hơn không?

Vì chúng ta thường vận động ít hơn khi trời lạnh nên mùa đông có thể làm cho chứng suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn.

Có phải lúc nào cũng nhìn thấy tĩnh mạch bị suy giãn không?
Có phải lúc nào cũng nhìn thấy tĩnh mạch bị suy giãn không?

Liệu có khi nào bị suy giãn tĩnh mạch mà không nhìn thấy những mạch máu này hay không?

Suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tất nén có làm tình trạng giãn tĩnh mạch nặng hơn không?
  •  5 năm trước
  •  6 trả lời
  •  1917 lượt xem

Tôi đang dùng tất nén y tế nhưng hình như tình trạng giãn tĩnh mạch càng trở nên nặng hơn. Tôi cảm giác tĩnh mạch của tôi đang đến gần bề mặt da với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây. Tôi phải làm gì?

Quần áo bó có gây giãn tĩnh mạch không?
  •  5 năm trước
  •  5 trả lời
  •  1677 lượt xem

Quần áo bó sát có làm giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện không?

Có thể loại bỏ tĩnh mạch nổi lên ở giữa trán không?
  •  5 năm trước
  •  4 trả lời
  •  7190 lượt xem

Tôi có hai đường tĩnh mạch nổi lên ở giữa trán, chúng trở nên rõ hơn trong vài tháng gần đầy, đặc biệt là khi cười. Có cách nào để loại bỏ không?

Có thể tiêm xơ tĩnh mạch để điều trị các tĩnh mạch nổi trên trán không?
  •  5 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2041 lượt xem

Tôi đã đi kiểm tra và bác sĩ nói là có thể thực hiện liệu pháp tiêm xơ để loại bỏ tĩnh mạch lồi lên trên trán. Liệu rằng cách này có an toàn không? Có gây rụng tóc không? Liệu sau khi điều trị, một tĩnh mạch khác có nổi lên để thế chỗ cho tĩnh mạch bị loại bỏ không? Có cách nào tự nhiên và an toàn để xử lý vấn đề này không?

Có thể loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện bằng cách tiêm Insulin và nước muối sinh lý không?
  •  5 năm trước
  •  4 trả lời
  •  1355 lượt xem

Tôi có thể tự loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện bằng cách tiêm Insulin và nước muối sinh lý không?

Video có thể bạn quan tâm
GIÃN MAO MẠCH BẨM SINH LỘ RÕ, NỔI VÂN ĐỎ LI TI DA CÓ TRẮNG ĐẾN MẤY CŨNG VẪN BỊ CHÊ KÉM SẮC GIÃN MAO MẠCH BẨM SINH LỘ RÕ, NỔI VÂN ĐỎ LI TI DA CÓ TRẮNG ĐẾN MẤY CŨNG VẪN BỊ CHÊ KÉM SẮC 02:37
GIÃN MAO MẠCH BẨM SINH LỘ RÕ, NỔI VÂN ĐỎ LI TI DA CÓ TRẮNG ĐẾN MẤY CŨNG VẪN BỊ CHÊ KÉM SẮC
Chị HA (Hà Nội): "giãn mao mạch càng nổi rõ hơn theo thời gian, bạn bè mình còn hiểu lầm cho rằng mình dùng mỹ phẩm, kem trộn nên da mới mỏng như...
 4 năm trước
 2390 Lượt xem
Giãn mao mạch - hậu quả và cách điều trị tại DR Hoàng Tuấn Giãn mao mạch - hậu quả và cách điều trị tại DR Hoàng Tuấn 09:16
Giãn mao mạch - hậu quả và cách điều trị tại DR Hoàng Tuấn
Mời cả nhà theo dõi 1b điều trị giãn mao mạch với laser Aileen nhé .
 5 năm trước
 1541 Lượt xem
ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH HIỆU QUẢ TRỌN GÓI CHỈ 3 TRIỆU ĐỒNG ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH HIỆU QUẢ TRỌN GÓI CHỈ 3 TRIỆU ĐỒNG 00:36
ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH HIỆU QUẢ TRỌN GÓI CHỈ 3 TRIỆU ĐỒNG
Giãn tĩnh mạch (chân nổi gân xanh, đỏ tím chi chít như mạng nhện) có thể ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT.Công nghệ LS Pro giúp điều...
 3 năm trước
 1532 Lượt xem
GIÃN MAO MẠCH do những nguyên nhân gì? Điều trị bằng phương pháp nào để hiệu quả? GIÃN MAO MẠCH do những nguyên nhân gì? Điều trị bằng phương pháp nào để hiệu quả? 10:44
GIÃN MAO MẠCH do những nguyên nhân gì? Điều trị bằng phương pháp nào để hiệu quả?
? Cả nhà cùng theo dõi bác sĩ phân tích case lâm sàng để biết rõ hơn nhé
 5 năm trước
 1444 Lượt xem
Giải cứu làn da mỏng yếu, giãn mao mạch khỏi tình trạng nám trên nền da đã sử dụng kem trộn. Giải cứu làn da mỏng yếu, giãn mao mạch khỏi tình trạng nám trên nền da đã sử dụng kem trộn. 14:20
Giải cứu làn da mỏng yếu, giãn mao mạch khỏi tình trạng nám trên nền da đã sử dụng kem trộn.
Trải qua 1/3 liệu trình và chúng ta cùng xem kết quả nhé cả nhà!!!
 4 năm trước
 1323 Lượt xem
Cải thiện tình trạng giãn mao mạch với công nghệ laser Aileen. Cải thiện tình trạng giãn mao mạch với công nghệ laser Aileen. 07:39
Cải thiện tình trạng giãn mao mạch với công nghệ laser Aileen.
Cả nhà cùng theo dõi cận cảnh 1b điều trị nhé.? Cmt/ib để nhận chương trình ưu đãi nhân dịp đầu xuân ạ.
 4 năm trước
 1189 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây