Những dấu hiệu cho thấy bệnh tĩnh mạch đã trở nên nghiêm trọng
Điều đầu tiên mà mọi người nghĩ tới khi nhắc đến suy giãn tĩnh mạch là những mạch máu màu xanh tím khó coi nổi trên da.
Tuy nhiên, vấn đề này không đơn thuần chỉ gây mất thẩm mỹ như nhiều người vẫn nghĩ.
Điều mà chúng ta thực sự cần quan tâm khi bị suy giãn tĩnh mạch là những gì đang diễn ra ở bên trong cơ thể chứ không phải ảnh hưởng ở bên ngoài.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo vấn đề ở tĩnh mạch đã trở nên nghiêm trọng chứ không còn đơn giản là vấn đề về thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch
Tĩnh mạch bị suy giãn vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là van trong tĩnh mạch bị hỏng. Nhiệm vụ của các van này là giữ cho máu chảy trở lại tim mà không chảy ngược trở lại. Nếu các van bị hỏng thì chúng sẽ không thể thực hiện được chức năng bình thường. Điều này dẫn đến máu chảy ngược, ứ đọng lại và dẫn đến chứng suy giãn tĩnh mạch.
Một nguyên nhân khác gây giãn tĩnh mạch là do thành tĩnh mạch bị suy yếu. Lúc này, thành mạch máu không thể chống lại áp lực của dòng máu chảy qua, khiến cho tĩnh mạch phình lên và thậm chí đôi khi còn xoắn lại.
Nếu nhìn thấy những mạch máu lớn nổi rõ trên chân hay bất kỳ bộ phận nào khác thì cần chú ý đến cả các biểu hiện bất thường khác trên cơ thể. Đó đều có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tĩnh mạch.
Dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý.
1. Sưng phù
Giãn tĩnh mạch làm tăng áp lực trong mạch máu, điều này dẫn đến rò rỉ máu từ bên trong tĩnh mạch bị tổn hại vào vùng mô xung quanh và gây nên hiện tượng sưng phù. Hiện tượng này không chỉ khiến da có cảm giác căng cứng khó chịu mà còn có thể gây đau đớn.
Và nếu không được can thiệp thì tình trạng sưng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi sưng quá nặng thì có thể sẽ bắt đầu xảy ra hiện tượng dịch rỉ ra từ chân. Đây là dấu hiệu báo động cần đến bệnh viện ngay.
2. Tăng sắc tố
Sau khi máu bị rò rỉ ra từ tĩnh mạch, tế bào hồng cầu trong các mô chân sẽ gây ra tình trạng viêm mãn tính và khiến cho da trở nên thâm sạm.
3. Chứng xơ cứng da - mỡ
Khi da và lớp mỡ dưới da bị viêm lâu ngày thì mô sẽ bị xơ hóa và trở nên cứng.
4. Nhiễm trùng
Sưng phù sẽ khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Những bệnh nhiễm trùng vốn thường chỉ xảy ra trên bề mặt da có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể khi đang bị sưng do suy giãn tĩnh mạch và dẫn đến nhiễm trùng da.
5. Lưu thông máu kém
Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tuần hoàn máu. Nguyên nhân là do các tĩnh mạch không thể thực hiện được chức năng bình thường là đưa máu từ khắp cơ thể trở về tim. Lưu thông máu kém sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, sưng phù, đau đớn và nhiều vấn đề khác.
6. Đau chân
Nếu bệnh suy giãn tĩnh mạch không được điều trị thì đến một lúc nào đó sẽ bị đau. Cơn đau có thể đi kèm hiện tượng nóng, rát, nặng nề... Nhiều người thậm chí còn bị hội chứng chân không yên do suy giãn tĩnh mạch.
7. Loét da
Khi tình trạng suy giãn tĩnh mạch làm cho các mô trong cơ thể sưng lên thì các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết sẽ khó đến được da. Nếu tiếp diễn trong thời gian dài thì điều này sẽ dẫn đến hiện tượng loét và hoại tử da. Các vết loét do suy giãn tĩnh mạch gây đau đớn, rất khó lành và khi không được điều trị thì sẽ bị nhiễm trùng. Thông thường, chỉ đến khi sự lưu thông máu trong tĩnh mạch trở về bình thường thì vết loét mới có thể lành lại.
8. Loét tĩnh mạch
Tình trạng tế bào hồng cầu và dịch bị rò rỉ, viêm và xơ cứng mô xảy ra trong thời gian dài sẽ gây loét tĩnh mạch chân. Giống như loét da, các vết loét tĩnh mạch cũng gây đau đớn, chậm lành và nếu không được điều trị thì sẽ bị nhiễm trùng. Chừng nào sự lưu thông máu trong tĩnh mạch chưa khôi phục thì vết loét sẽ chưa thể lành lại.
9. Huyết khối tĩnh mạch nông và sâu
Huyết khối tĩnh mạch nông (superficial vein thrombosis - SVT) là hiện tượng hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch ngay dưới bề mặt da. Huyết khối tĩnh mạch nông gây hình thành một vùng cứng, màu đỏ, nóng và nhạy cảm ở vị trí tĩnh mạch bị viêm.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis - DVT) là tình trạng hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch ở sâu hơn bên trong cơ thể và nếu không can thiệp thì sẽ có nguy cơ tử vong. Cục máu đông ở chân có thể vỡ ra và di chuyển qua cơ thể lên đến phổi. Tại đây nó sẽ gây thuyên tắc phổi.
Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường kể trên thì khả năng cao là bệnh tĩnh mạch đã tiến triển nặng chứ không còn đơn thuần là vấn đề gây mất thẩm mỹ và cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Đây đều là những dấu hiểu cho thấy có vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra bên trong cơ thể mà chúng ta không thể nhìn thấy được từ bên ngoài.
Tuyệt đối không được coi thường các vấn đề về tĩnh mạch. Càng để lâu thì sẽ càng nặng, việc điều trị sẽ càng phức tạp và càng có nguy cơ cao xảy ra biến chứng.
Nếu tĩnh mạch xảy ra trục trặc, không thể thực hiện chức năng thì sự tuần hoàn máu sẽ không thể diễn ra một cách bình thường. Và điều này sẽ dẫn đến một số vấn đề, thậm chí là vấn đề nghiêm trọng.
Khi nhắc đến bệnh tĩnh mạch, đa số mọi người đều nghĩ ngay đến những mạch máu phình lớn và nổi chẳng chịt trên da. Mặc dù đây đúng là một dấu hiệu phổ biến của một số vấn đề về tĩnh mạch nhưng trên thực tế lại không phải dấu hiệu duy nhất và các bệnh tĩnh mạch không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến vẻ ngoài.
“Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Về mặt bệnh lí, các triệu chứng diễn ra âm thầm và không được quan tâm đúng mức. Vì thế, hiện nay có nhiều ca để lại biến chứng nguy hiểm vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Suy giãn tĩnh mạch là chứng bệnh phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất xảy ra ở tĩnh mạch mà ngoài ra còn có một số bệnh lý về tĩnh mạch khác mà mọi người nên biết.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. Vấn đề này có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu là phụ nữ bắt đầu từ độ tuổi sinh sản. Suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề rất phổ biến.
- 6 trả lời
- 1596 lượt xem
Tôi muốn biết là bao lâu thì sẽ thấy hiệu quả sau khi chích xơ tĩnh mạch và điều trị bằng laser? Phương pháp nào có hiệu quả cao hơn?
- 7 trả lời
- 1799 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 4 trả lời
- 897 lượt xem
Có cách nào để xử lý những tĩnh mạch li ti màu đỏ trên mặt không? Các phương pháp này có giới hạn độ tuổi không? Và thời gian hồi phục là bao lâu?
- 7 trả lời
- 3454 lượt xem
Tôi đã chích xơ tĩnh mạch được vài năm để trị tĩnh mạch mạng nhện ở cẳng chân và quanh mắt cá. Bác sĩ nói rằng phương pháp này chỉ có thể loại bỏ được một mức độ tĩnh mạch nhất định vì chúng quá nhỏ và nhiều. Liệu có cách nào để cẳng và mắt cá chân của tôi không bị đỏ nữa không?
- 7 trả lời
- 1618 lượt xem
Tôi đã tiêm xơ tĩnh mạch vào tuần trước và được hướng dẫn là đeo băng thun hoặc vớ nén sau khi điều trị. Tôi chỉ đeo được trong 2 - 3 ngày vì tôi còn phải đi làm. Nếu như vậy thì có ảnh hưởng gì không?