8 dấu hiệu cho thấy tĩnh mạch đang có vấn đề
Tĩnh mạch là các mạch máu đóng vai trò quan trọng với nhiệm vụ đưa máu trở về tim để bổ sung oxy và tiếp tục được bơm đi khắp cơ thể. Chức năng này trái ngược với động mạch là đưa máu từ tim đến các bộ phận còn lại trong cơ thể.
Nếu tĩnh mạch xảy ra trục trặc, không thể thực hiện chức năng thì sự tuần hoàn máu sẽ không thể diễn ra một cách bình thường. Và điều này sẽ dẫn đến một số vấn đề, thậm chí là vấn đề nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để biết các tĩnh mạch trong cơ thể đang không ổn? Và khi nào thì cần đi khám? Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất.
Dấu hiệu của vấn đề ở tĩnh mạch
1. Chân cảm thấy rất mỏi vào cuối ngày hoặc sau khi đứng lâu
Mặc dù mỏi chân là một hiện tượng bình thường, đặc biệt là sau khi đứng suốt một thời gian dài nhưng đôi khi đây lại là điều bất thường. Đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch có thể khiến chân có cảm giác rất mỏi, không có lực và nặng nề. Tình trạng này càng trầm trọng hơn sau khi phải đứng trong nhiều giờ liên tục.
Nâng cao chân là một cách đơn giản để giảm bớt cảm giác khó chịu này. Nhưng nếu bắt đầu cảm thấy đau nhức thì chắc chắn đang có vấn đề không ổn.
Đây là dấu hiệu số 1 mà bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
2. Bị khô, ngứa hoặc nóng đỏ ở quanh mắt cá chân
Các vấn đề về da như khô, ngứa hoặc nóng đỏ có thể là dấu hiệu cho thấy các vấn đề về tĩnh mạch tiềm ẩn. Nguyên nhân gây nên các hiện tượng này trên da là do mức huyết áp tăng cao trong các tĩnh mạch bị tổn hại. Khi các tĩnh mạch bị trục trặc thì máu sẽ không chảy về tim mà ứ lại, khiến cho tĩnh mạch phình lên và thành mỏng đi, đồng thời áp lực bên trong lòng mạch máu tăng cao. Khi máu không thể lưu thông về tim thì sẽ ảnh hưởng đến da.
Nếu như không điều trị các vấn đề về tĩnh mạch thì tình trạng da khô bong tróc và nóng đỏ sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến bị loét tĩnh mạch. Do đó, cần giải quyết vấn đề ngay từ sớm. Một khi đã bị loét thì sẽ gây đau đớn dữ dội cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác và việc điều trị sẽ rất nan giải.
Vì vậy, nếu đột nhiên nhận thấy vùng da ở cẳng chân và xung quanh mắt cá chân chuyển màu, và/hoặc bị khô, ngứa, bong tróc thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
3. Đau chân
Không phải cứ đau chân là có vấn đề về tĩnh mạch nhưng một trong các triệu chứng thường gặp của suy giãn tĩnh mạch là đau chân, cụ thể là cảm giác nhức và buốt. Và càng hoạt động nhiều trong ngày thì cơn đau nhức vào cuối ngày sẽ càng nặng.
Để kiểm tra xem hiện tượng đau chân có phải do tĩnh mạch bị tổn hại hay không thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa. Khi đi khám, bác sĩ sẽ tìm ra căn nguyên gây triệu chứng và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu mới chỉ hơi đau và các tĩnh mạch chưa bị tổn hại nặng thì có thể chỉ cần mang tất nén cùng một số biện pháp tự khắc phục như vận động thường xuyên, không đứng/ngồi trong thời gian dài… Tuy nhiên, trước hết vẫn nên đến gặp bác sĩ để xác định có đúng là tĩnh mạch đang có vấn đề hay không.
4. Mang thai lần hai và các vấn đề về tĩnh mạch trước đây lại tái phát
Sự thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch. Và một trong những khoảng thời gian mà nồng độ nội tiết tố có sự thay đổi lớn nhất là khi mang thai. Mang thai làm tăng lượng máu trong cơ thể người phụ nữ vì thai nhi cần được cung cấp đủ máu để có thể phát triển khỏe mạnh.
Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho các tĩnh mạch trong cơ thể người mẹ bị giãn ra. Áp lực từ lưu lượng máu tăng cùng với áp lực từ tử cung ngày càng to ra có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Thông thường, nếu khi mang thai mới bắt đầu bị giãn tĩnh mạch thì vấn đề sẽ tự cải thiện trong vòng vài tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, vào những lần sinh sau thì vấn đề thường trở nên nghiêm trọng hơn.
Để ngăn các tĩnh mạch bị tổn thương quá mức trong thời gian mang thai thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định phương pháp điều trị phù hợp.
5. Bị loét chân
Nhiều người vẫn cho rằng các bệnh tĩnh mạch cùng lắm chỉ gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu các bệnh này không được can thiệp xử lý thì có thể sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn, ví dụ như loét chân, đặc biệt là xung quanh vùng bắp chân và mắt cá chân. Loét chân cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường nên cần đi khám để làm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định nguyên nhân gây ra vết loét, và từ đó có phương pháp điều trị thích hợp trước khi tình trạng càng trở nên nặng thêm.
6. Các tĩnh mạch chuyển sang màu xanh hoặc tím và phồng lên
Nếu như phát hiện thấy các đường tĩnh mạch thay đổi màu sắc và/hoặc phồng lên thì đã đến lúc cần đi khám. Mạch máu chuyển sang màu xanh hoặc tím và nhô lên bề mặt da là biểu hiện cho thấy các tĩnh mạch suy giãn đang bị sưng và kích ứng. Lúc này, bên trong tĩnh mạch sẽ hình thành nên cục máu đông và gây cản trở sự lưu thông máu.
Cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu nhận thấy hiện tượng này. Nếu không can thiệp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu (hình thanh cục máu đông trong tĩnh mạch ở sâu bên trong cơ thể). Một khi đã xảy ra thì đây là một vấn đề không hề dễ khắc phục.
7. Chỉ sưng một bên chân
Có nhiều lý do khác nhau khiến chân bị sưng và một trong số đó là chứng suy giãn tĩnh mạch. Nếu chỉ có một chân bị sưng phù mà hiện tượng này chỉ xảy ra sau khi ngủ dậy và bắt đầu đi lại thì rất có thể đó là dấu hiệu của suy tĩnh mạch. Nhưng để xác định chắc chắn thì cần phải đến gặp bác sĩ.
8. Nổi cục mềm ở chân
Nổi cục mềm không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tĩnh mạch nhưng đôi khi, cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch có thể gây ra hiện tượng này. Nếu bạn phát hiện có cục mềm thì nên đi khám để bác sĩ kiểm tra xem có đúng là đang có vấn đề bất thường hay không, vấn đề là gì và từ đó xác định được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nếu nhìn thấy những mạch máu lớn nổi rõ trên chân hay bất kỳ bộ phận nào khác thì cần chú ý đến cả các biểu hiện bất thường khác trên cơ thể. Đó đều có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tĩnh mạch.
Nhiều người vẫn cho rằng giãn tĩnh mạch cần phẫu thuật mới có thể điều trị được. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều giải pháp không cần phẫu thuật, xâm lấn tối thiểu có thể xử lý vấn đề này một cách dễ dàng.
Hiện nay có rất nhiều giải pháp an toàn và ít xâm lấn để xử lý chứng suy giãn tĩnh mạch và một trong số đó là laser nội tĩnh mạch.
Tiêm xơ tĩnh mạch là một phương pháp hiệu quả để loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện và chứng suy giãn tĩnh mạch. Phương pháp này đã được ứng dụng từ những năm 1930 và tính hiệu quả đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.
Khi nhắc đến bệnh tĩnh mạch, đa số mọi người đều nghĩ ngay đến những mạch máu phình lớn và nổi chẳng chịt trên da. Mặc dù đây đúng là một dấu hiệu phổ biến của một số vấn đề về tĩnh mạch nhưng trên thực tế lại không phải dấu hiệu duy nhất và các bệnh tĩnh mạch không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến vẻ ngoài.
- 6 trả lời
- 1601 lượt xem
Tôi muốn biết là bao lâu thì sẽ thấy hiệu quả sau khi chích xơ tĩnh mạch và điều trị bằng laser? Phương pháp nào có hiệu quả cao hơn?
- 7 trả lời
- 1802 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 7 trả lời
- 3458 lượt xem
Tôi đã chích xơ tĩnh mạch được vài năm để trị tĩnh mạch mạng nhện ở cẳng chân và quanh mắt cá. Bác sĩ nói rằng phương pháp này chỉ có thể loại bỏ được một mức độ tĩnh mạch nhất định vì chúng quá nhỏ và nhiều. Liệu có cách nào để cẳng và mắt cá chân của tôi không bị đỏ nữa không?
- 9 trả lời
- 1896 lượt xem
Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?
- 6 trả lời
- 2735 lượt xem
Có loại laser nào có thể thu nhỏ các đường tĩnh mạch trên mặt không?