6 dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh tĩnh mạch
Bệnh tĩnh mạch ảnh hưởng đến cơ thể nhiều hơn thế và còn có các triệu chứng tiềm ẩn khác mà không phải ai cũng biết. Do đó, nhiều người bị các bệnh này mà không hề phát hiện ra. Khi không được can thiệp, các bệnh về tĩnh mạch sẽ tiến triển nặng và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, mỗi người đều phải nhận biết được các dấu hiệu tiềm ẩn.
Dưới đây là 6 dấu hiệu cảnh báo tĩnh mạch đang có vấn đề và khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào thì nên đi khám bác sĩ ngay trước khi tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Các dấu hiệu của bệnh tĩnh mạch
Điều đầu tiên mà nhiều người nhận thấy khi bị các vấn đề về tĩnh mạch là gây mất thẩm mỹ với các mạch máu lớn, nổi lên bề mặt da và có màu xanh hoặc tím. Tuy nhiên, kể cả khi không thấy những mạch máu này thì vẫn có thể đang bị các vấn đề về tĩnh mạch nếu như có các dấu hiệu, triệu chứng dưới đây.
Hội chứng chân không yên
Bệnh tĩnh mạch có thể gây ra hội chứng chân không yên (restless leg). Hội chứng chân không yên là một tình trạng mà chân có cảm giác khó chịu mỗi khi ngồi hay nằm và thôi thúc người bệnh cần phải đứng lên di chuyển chân liên tục. Ở nhiều người, hội chứng này biểu hiện rõ nhất vào ban đêm khi ngồi hoặc nằm trong thời gian dài. Vậy, làm thế nào để nhận biết hội chứng chân không yên? Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:
- Luôn muốn di chuyển chân
- Bớt khó chịu hơn mỗi khi cử động, chẳng hạn như duỗi, giậm chân, đi bộ hoặc chạy
- Đau chân khi không hoạt động
- Các triệu chứng gây gián đoạn giấc ngủ. Hội chứng chân không yên có thể đi kèm chứng Rối loạn cử động chân tay theo chu kỳ, khiến chân bị giật, đá nhiều lân trong suốt đêm
Bệnh tĩnh mạch là nguyên nhân hàng đầu gây hội chứng chân không yên. Lý do là bởi bệnh tĩnh mạch làm hỏng van tĩnh mạch và dẫn đến những vấn đề về lưu thông máu ở chân.
Đau chân
Một triệu chứng khác của bệnh tĩnh mạch là đau ở chân, có thể là cảm giác nhói từng cơn hoặc nhức âm ỉ và thường xảy ra ở nửa dưới của chân. Ngay cả khi không nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào bên ngoài thì cũng chưa chắc tĩnh mạch đang khỏe mạnh hoàn toàn. Nếu bị đau chân sau khi chỉ đi bộ một đoạn ngắn thì rất có thể bạn đang bị bệnh tĩnh mạch.
Sưng phù chân
Khi bị bệnh tĩnh mạch, áp lực bên trong tĩnh mạch có thể tăng cao đến mức máu trong mạch máu bị rò rỉ vào các mô xung quanh. Và điều này sẽ dẫn đến sưng phù chân. Dưới đây là một số dấu hiệu sưng phù cần hết sức lưu ý:
- Da căng lên
- Xuất hiện vết hằn sâ trên da sau khi cởi tất và giày
- Đột nhiên thấy giày bị chật
- Da bị chảy dịch
Đừng cho rằng sưng chân là hiện tượng bình thường. Nếu nguyên nhân là do các vấn đề ở tĩnh mạch và không được điều trị thì lâu dần có thể sẽ khiến da chai cứng và thâm sạm. Hơn nữa, sưng chân còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề, bệnh lý khác nên cần đi khám ngay khi nhận thấy hiện tượng này.
Châm chích
Bệnh tĩnh mạch có thể khiến chân có cảm giác châm chích, ngứa ngáy hoặc tê rần. Mức độ của những hiện tượng này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề đang xảy ra với tĩnh mạch, có thể chỉ rất nhẹ, ví dụ như chân bị tê tạm thời trong vài giây hoặc nặng hơn, có cảm giác như thể bị nhiều mũi kim đâm vào chân.
Buốt chân
Không chỉ là một dấu hiệu của bệnh tĩnh mạch, cảm giác đau buốt ở chân còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nên cần phải đi khám ngay.
Chuột rút chân
Khi có vấn đề ở tĩnh mạch, lượng oxy và chất dinh dưỡng đến cơ sẽ bị hạn chế, do đó khiến chân bị chuột rút. Điều này thường xảy ra vào ban đêm và đôi khi có thể nặng đến mức không thể cử động được.
Tất cả những dấu hiệu kể trên là điều mà nhiều người gặp phải hàng ngày nhưng thường không nghĩ rằng có liên quan đến bệnh về tĩnh mạch. Nếu đang có những biểu hiện của hội chứng chân không yên, đau chân, sưng phù chân, châm chích, buốt hoặc chuột rút thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Càng can thiệp sớm thì việc điều trị sẽ càng đơn giản và tránh được những hậu quả nghiêm trọng hơn về sau.
Tiêm xơ tĩnh mạch là một phương pháp hiệu quả để loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện và chứng suy giãn tĩnh mạch. Phương pháp này đã được ứng dụng từ những năm 1930 và tính hiệu quả đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.
Nếu nhìn thấy những mạch máu lớn nổi rõ trên chân hay bất kỳ bộ phận nào khác thì cần chú ý đến cả các biểu hiện bất thường khác trên cơ thể. Đó đều có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tĩnh mạch.
Tìm hiểu phương pháp tiêm xơ tĩnh mạch
Tìm hiểu về thuốc tiêm gây xơ mạch Asclera (polidocanol)
Suy giãn tĩnh mạch là chứng bệnh phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất xảy ra ở tĩnh mạch mà ngoài ra còn có một số bệnh lý về tĩnh mạch khác mà mọi người nên biết.
- 7 trả lời
- 1802 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 8 trả lời
- 3576 lượt xem
Đùi và cẳng chân của tôi bị tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Tôi nên chọn liệu pháp laser hay nên kết hợp laser và tiêm xơ tĩnh mạch tĩnh mạch để điều trị cả hai vấn đề này?
- 3 trả lời
- 2042 lượt xem
Tôi đã đi kiểm tra và bác sĩ nói là có thể thực hiện liệu pháp tiêm xơ để loại bỏ tĩnh mạch lồi lên trên trán. Liệu rằng cách này có an toàn không? Có gây rụng tóc không? Liệu sau khi điều trị, một tĩnh mạch khác có nổi lên để thế chỗ cho tĩnh mạch bị loại bỏ không? Có cách nào tự nhiên và an toàn để xử lý vấn đề này không?
- 8 trả lời
- 4664 lượt xem
Các nguy cơ thường gặp khi điều trị tĩnh mạch mạng nhện.
- 4 trả lời
- 1356 lượt xem
Tôi có thể tự loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện bằng cách tiêm Insulin và nước muối sinh lý không?