Các cách ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
Tuy nhiên, không chỉ có động mạch mà cục máu đông còn có thể hình thành trong lòng tĩnh mạch. Khi điều này xảy ra trong các tĩnh mạch ở sâu trong cơ thể, thường là ở đùi hoặc bắp chân, thì sẽ gây ra một tình trạng gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis).
Huyết khối tĩnh mạch sâu có một số dấu hiệu như cảm giác đau hoặc nhạy cảm ở đùi hoặc bắp chân, sưng phù ở một bên chân, da có cảm giác nóng ấm khi chạm, chuyển màu đỏ hoặc có vệt bất thường trên da. Tuy nhiên, đa số mọi người đều không chú ý nhiều đến những biểu hiện này và cho rằng đó là những hiện tượng bình thường mà thi thoảng vẫn xảy ra. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời, huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng.
Và đây hoàn toàn không phải là điều hiếm gặp – huyết khối tĩnh mạch sâu phổ biến hơn mọi người vẫn nghĩ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính có khoảng 60.000 đến 100.000 người tại quốc gia này tử vong do huyết khối tĩnh mạch sâu mỗi năm. Do tính nghiêm trọng như vậy nên mỗi người đều cần phải biết cách nhận biết và phòng tránh vấn đề này.
Dưới đây là những biện pháp để giảm nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu.
Yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu
Bất kỳ nguyên nhân nào khiến máu không thể lưu thông bình thường đều có thể gây hình thành cục máu đông và dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu. Một số nguyên nhân phổ biến gồm có tổn thương tĩnh mạch, từng phẫu thuật và tác dụng phụ của một số loại thuốc. Ngoài ra còn có những yếu tố khiến một số người có nguy cơ gặp phải vấn đề này cao hơn bình thường.
Một trong những yếu tố lớn nhất là tuổi tác. Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra phổ biến nhất ở những người từ 60 tuổi trở lên, nhưng điều đó không có nghĩa là vấn đề này không xảy ra ở những người trẻ tuổi. Ngoài tuổi tác cao, dưới đây là một số yếu tố nguy cơ khác:
- Bệnh đường ruột: Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Suy tim: Ở những người bị suy tim, chức năng tim và phổi bị hạn chế nên nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ cao hơn.
- Ung thư: Một số bệnh ung thư khiến cơ thể sản sinh ra các chất gây đông máu. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị ung thư cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Bị rối loạn đông máu di truyền: Một số người mắc các bệnh mà máu dễ đông hơn bình thường. Bản thân những bệnh này không tự gây hình thành cục máu đông trừ khi kết hợp với một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ khác.
- Nằm trên giường quá lâu hoặc bị liệt: Chân không cử động càng lâu thì nguy cơ hình thành cục máu đông sẽ càng cao do các cơ không co thắt để giữ cho máu lưu thông bình thường.
- Chấn thương hoặc phẫu thuật: Bất cứ điều gì khiến tĩnh mạch bị tổn thương đều có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông.
- Hút thuốc: Hút thuốc lá gây gián đoạn sự lưu thông máu và ảnh hưởng đến quá trình đông máu bình thường.
- Mang thai: Mang thai làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng chậu và chân. Những phụ nữ mang thai và bị rối loạn đông máu di truyền có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu đặc biệt cao. Nguy cơ này sẽ chưa chấm dứt khi sinh mà có thể tiếp tục kéo dài đến 6 tuần sau đó.
- Uống thuốc tránh thai và liệu pháp hormone thay thế: Cả hai đều làm tăng nguy cơ đông máu.
- Thừa cân, béo phì: Tương tự như khi mang thai, trọng lượng cơ thể lớn do béo phì sẽ gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch của cơ thể (đặc biệt là các tĩnh mạch ở vùng chậu và chân), do đó làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Tiền sử gia đình: Nếu có một thành viên trong gia đình bị huyết khối tĩnh mạch sâu thì khả năng là bạn cũng sẽ bị vấn đề này trong tương lai.
- Ngồi quá lâu: Như đã nói ở trên, khi ngồi yên trong thời gian dài thì cơ bắp chân không thể làm nhiệm vụ co thắt giúp máu lưu thông. Điều này dẫn đến cục máu đông trong tĩnh mạch ở chân.
Các dấu hiệu và triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu
Cần đi khám bác sĩ khi nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:
- Đau chân, có cảm giác như chuột rút
- Da đổi màu hoặc mẩn đỏ ở chân
- Cảm giác ấm nóng ở chân
Nếu bỏ qua những dấu hiệu ban đầu này thì sẽ có nguy cơ gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như thuyên tắc mạch phổi hay hội chứng hậu huyết khối.
Ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
Một số biện pháp ngăn ngừa hình thành cục máu đông và tránh xảy ra các biến chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu:
1. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Vì thừa cân và béo phì sẽ làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu nên cần giảm cân nếu thừa cân và duy trì cân nặng ở mức ổn định, khỏe mạnh bằng những cách như sau:
- Tập thể dục thường xuyên
- Có chế độ ăn uống lành mạnh
- Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm
- Hạn chế căng thẳng
2. Không ngồi quá lâu
Việc ngồi một chỗ quá 4 tiếng sẽ làm tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Đôi khi, đây là điều không thể tránh khỏi, ví dụ như khi ngồi trên các chuyến bay đường dài. Tuy nhiên, chỉ cần đứng dậy khỏi chỗ, đi lại vài bước và thực hiện một vài động tác giãn cơ là đủ để máu lưu thông bình thường trở lại.
3. Tìm hiểu tiền sử gia đình
Nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ cao hơn nhiều nếu có tiền sử gia đình bị vấn đề này. Vì vậy, nên tìm hiểu xem có người thân nào trong nhà bị huyết khối tĩnh mạch sâu hay không.
4. Kiểm soát nồng độ nội tiết tố
Theo Đại học Y Harvard, nồng độ estrogen ở mức cao khi sử dụng thuốc tránh thai, điều trị bằng liệu pháp hormone hoặc trong thời gian mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Do đó, cần đi khám thường xuyên để làm xét nghiệm theo dõi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể.
5. Kiểm tra kỹ các loại thuốc
Như đã nói ở trên, một số loại thuốc ví dụ như liệu pháp hormone và thuốc tránh thai có thể làm tăng khả năng hình thành cục máu đông và dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu như cảm thấy lo lắng, đặc biệt là khi còn thuộc nhóm có nguy cơ cao thì nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc này.
6. Hiểu về nguy cơ của mình
Tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để xác định những yếu tố khiến bản thân có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu hay thuyên tắc phổi. Huyết khối tĩnh mạch sâu không phải là một vấn đề hiếm gặp và một khi xảy ra thì có thể dẫn đến những vấn đề vô cùng nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời.
Bên cạnh những thói quen trong cuộc sống như tập thể dục thường xuyên và không đứng, ngồi quá lâu thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho các động mạch và tĩnh mạch luôn khỏe mạnh và đàn hồi để đảm bảo chức năng của hệ tuần hoàn.
Nhờ công nghệ y học hiện đại mà ngày nay, chứng giãn tĩnh mạch có thể được xử lý bằng những thủ thuật đơn giản, xâm lấn tối thiểu và gần như không cần thời gian nghỉ dưỡng.
Bạn có biết rằng căng thẳng thần kinh hay stress là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị các vấn đề về tĩnh mạch như suy giãn tĩnh mạch và khiến cho vấn đề hiện tại càng trở nên nặng hơn?
Chỉ cần một số thay đổi đơn giản trong thói quen, lối sống hàng ngày là có thể ngăn ngừa được chứng suy giãn tĩnh mạch hoặc giảm bớt các triệu chứng khó chịu do vấn đề này gây ra.
Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị tĩnh mạch mạng nhện
- 8 trả lời
- 970 lượt xem
Làm thế nào để ngăn ngừa tĩnh mạch màng nhện?
- 9 trả lời
- 1884 lượt xem
Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?
- 7 trả lời
- 1795 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 6 trả lời
- 2722 lượt xem
Có loại laser nào có thể thu nhỏ các đường tĩnh mạch trên mặt không?
- 4 trả lời
- 2188 lượt xem
Tôi có những tĩnh mạch lớn màu xanh bắt đầu ở phía bên phải của vùng thái dương và chạy xuống dưới mắt tôi, khiến cho mắt tôi có quầng thâm và ngoài ra, còn có một mạch máu màu xanh bên dưới mắt trái.