6 biện pháp thư giãn để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch
Và tất nhiên, cách tốt nhất để ngăn ngừa điều này là thư giãn nhưng thư giãn không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng. Trên thực tế, trong cuộc sống ngày nay thì tránh căng thẳng hoàn toàn là điều gần như không thể.
Tuy nhiên, dưới đây là một số thói quen đơn giản mà bạn nên tập cho mình hàng ngày để có thể thư giãn mỗi khi phải chịu căng thẳng.
Các biện pháp thư giãn và giảm căng thẳng
1. Thả lỏng cơ thể
Nếu cơ thể cũng đang căng thẳng thì tâm trí khó có thể thư giãn được. Vì vậy, cần phải bắt đầu với cơ thể trước.
Vậy, làm thế nào để thả lỏng cơ thể? Trước tiên, cần hít thở sâu. Hít vào thật sâu, sau đó nín thở vài giây và rồi thở ra thật mạnh qua đường miệng. Đây là một cách hữu hiệu để cơ thể thả lỏng.
Một cách khác để giải tỏa căng thẳng cho cơ thể là thử liệu pháp siết chặt - thư giãn cơ liên tục. Nên bắt đầu với chân trước. Hãy thử siết chặt cơ ở bàn chân trong vài giây, sau đó thả lỏng và lặp lại như vậy vài lần. Lần lượt thực hiện quy trình siết chặt – thả lỏng cho tất cả các nhóm cơ khác trên cơ thể.
Điều này giúp rời sự tập trung của não bộ từ những vấn đề gây căng thẳng sang quá trình siết cơ và thả lỏng.
2. Giảm thời gian cho mạng xã hội
Hiện nay, mạng xã hội là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người và hàng ngày, chúng ta dành không ít thời gian lướt Facebook, Instagram hayTwitter. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh điều này.
Việc dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội sẽ gây tác động tiêu cực cho cả sức khỏe tinh thần và khả năng thư giãn.
Do đó, cần giảm thời gian sử dụng mạng xã hội sao cho chỉ vừa đủ để cập nhật những điều mới và không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3. Suy nghĩ tích cực
Đôi khi chúng ta luôn cảm thấy phiền muộn, trăn trở và căng thẳng về những mục tiêu chưa đạt được, những gì mà chúng ta không có mà quên đi những điều tuyệt vời mà chúng ta đã và đang sở hữu. Nếu cứ mãi chìm đắm mãi trong những suy nghĩ như vậy sẽ chẳng bao giờ có thể cảm thấy thư giãn, nhẹ nhõm được.
Do đó, hãy cố gắng suy nghĩ về những điều tích cực. Việc này giúp giảm bớt, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và giúp chúng ta thêm yêu, trân quý cuộc sống hơn. Có thể nghĩ về những điều rất đơn giản như "mình đang có một công việc ổn định", “có sức khỏe tốt, không đau ốm”, “gia đình đều khỏe mạnh” hay nghĩ về những chuyến đi chơi sắp tới.
Đây là điều mà mỗi người nên tập luyện hàng ngày. Ngoài giúp thư giãn, việc suy nghĩ tích cực còn đem lại nhiều lợi ích lớn khác đối với sức khỏe tinh thần.
4. Ngồi thiền
Khoa học đã chứng minh rất nhiều lợi ích lớn của việc ngồi thiền, gồm có giảm căng thẳng, kiểm soát lo lắng, suy nghĩ tích cực hơn,… Thiền là một biện pháp thư giãn rất hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng ngồi thiền. Đối với nhiều người, việc nhắm mắt, ngồi tĩnh lặng, không để ý đến bất cứ điều gì xung quanh và giữ cho đầu óc trống rỗng là một thách thức khá lớn. Nếu chưa từng ngồi thiền thì nên bắt đầu chỉ với 5 phút mỗi ngày. Chỉ cần như vậy là đủ để giúp đầu óc thư giãn và có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Sau đó có thể tăng dần thời gian mỗi lần ngồi thiền lên.
Ngoài ra nếu như không thích ngồi thiền thì cũng có thể đến những nơi nhiều cây cối, hòa mình vào thiên nhiên và đi bộ để ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Việc tập trung vào những thứ đó cũng là cách hữu hiệu để giảm căng thẳng.
5. Dành thời gian cho sở thích
Sở thích cá nhân là một cách tuyệt vời để thư giãn. Điều này giúp chuyển sự tập trung của não bộ từ những tác nhân gây căng thẳng sang những việc mà bản thân yêu thích.
Ngay cả những sở thích đơn giản như nấu nướng, nghe nhạc, đọc sách hay sách tô màu dành cho người lớn cũng là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng.
6. Khám phá bên ngoài
Khi còn nhỏ, chúng ta thường dành phần lớn thời gian ra ngoài chơi và khám phá những sự vật xung quanh nhưng khi lớn lên, sau một ngày dài học tập, làm việc mệt mỏi thì đa số mọi người đều chỉ muốn ngồi nhà xem tivi hay lướt điện thoại.
Tuy nhiên, việc bước ra ngoài và khám phá thế giới mang lại hiệu quả thư giãn lớn hơn nhiều so với việc xem phim hay lướt Facebook. Chỉ khi ra ngoài, bạn mới có cơ hội được trải nghiệm những điều mà mình trước đây đều chưa từng biết đến và chắc chắn rằng sau khi trở về nhà, bạn sẽ có cảm giác sảng khoái hơn rất nhiều.
Bằng cách thực hiện 6 điều kể trên trong cuộc sống hàng ngày, cuộc sống sẽ đỡ căng thẳng hơn và ngăn ngừa được nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có cả suy giãn tĩnh mạch.
Chỉ cần một số thay đổi đơn giản trong thói quen, lối sống hàng ngày là có thể ngăn ngừa được chứng suy giãn tĩnh mạch hoặc giảm bớt các triệu chứng khó chịu do vấn đề này gây ra.
Nhờ công nghệ y học hiện đại mà ngày nay, chứng giãn tĩnh mạch có thể được xử lý bằng những thủ thuật đơn giản, xâm lấn tối thiểu và gần như không cần thời gian nghỉ dưỡng.
Nhiều người vẫn cho rằng giãn tĩnh mạch cần phẫu thuật mới có thể điều trị được. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều giải pháp không cần phẫu thuật, xâm lấn tối thiểu có thể xử lý vấn đề này một cách dễ dàng.
Suy giãn tĩnh mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện ở chân
- 6 trả lời
- 1900 lượt xem
Tôi đang dùng tất nén y tế nhưng hình như tình trạng giãn tĩnh mạch càng trở nên nặng hơn. Tôi cảm giác tĩnh mạch của tôi đang đến gần bề mặt da với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây. Tôi phải làm gì?
- 5 trả lời
- 1663 lượt xem
Quần áo bó sát có làm giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện không?
- 8 trả lời
- 960 lượt xem
Làm thế nào để ngăn ngừa tĩnh mạch màng nhện?
- 8 trả lời
- 2042 lượt xem
Da của tôi khá trắng và tôi đã thử điều trị bằng liệu pháp IPL nhưng không có hiệu quả. Không biết có phải do chuyên viên đã chọn nhầm chế độ thiết lập hay do da tôi quá dày và cần loại laser mạnh hơn. Tôi muốn tìm một phương pháp có thời gian hồi phục ngắn nhất có thể.
- 7 trả lời
- 1312 lượt xem
Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?