1

Tái tạo ngực sau ung thư - Bs Lê Hành

Tái tạo ngực là phương pháp khôi phục lại hình dạng vú, giúp bạn khôi phục vóc dáng cơ thể và sự tự tin sau trận chiến với căn bệnh ung thư.
Tái tạo ngực sau ung thư - Bs Lê Hành

Hiểu rõ về phương pháp tái tạo ngực

Phương pháp phẫu thuật tái tạo ngực là một bước quan trọng sau khi điều trị ung thư vú. Đối với những phụ nữ đã phẫu thuật cắt bỏ vú, phương pháp tái tạo ngực giúp khôi phục lại vóc dáng cơ thể, sự tự tin và có thể giúp cải thiện chất lượng sống. Ngoài ra, việc tái tạo ngực còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú tái phát.

Phẫu thuật tái tạo ngực là gì?

Phẫu thuật tái tạo ngực là một bước quan trọng phương pháp nhằm lấy hình dạng và chức năng đã bị mất của vú do bẩm sinh, chấn thương hoặc bệnh tật.

Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất mà phụ nữ mắc phải. Có nhiều loại ung thư vú khác nhau và nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Một số bệnh nhân có thể chỉ cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u trong khi có những người cần phải cắt bỏ toàn bộ vú. Sau quá trình này, bệnh nhân có thể thực hiện phương pháp tái tạo ngực. Ngoài ra, những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú và phát hiện bản thân mang gen đột biến BRCA có thể tiến hành cắt bỏ vú trước để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư vú.

Phẫu thuật tái tạo ngực sau khi cắt bỏ vú

Những phụ nữ có toàn bộ hoặc một phần vú bị cắt bỏ do ung thư là đối tượng có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật tái tạo ngực. Ngày nay, việc tạo và định hình lại hình dáng của bộ ngực sau khi phẫu thuật ung thư vú sau đây là điều khá phổ biến, và có rất nhiều lựa chọn phẫu thuật mới để bệnh nhân có thể lựa chọn.

Dù bạn đã cắt bỏ toàn bộ vú, một phần vú hay chỉ cắt bỏ khối u thì phương pháp tái tạo ngực đều có thể giúp bạn lấy lại hình dạng của bộ ngực như trước kia. Nói chung, phương pháp tái tạo ngực đem lại một số lợi ích như:

  • Một bộ ngực cân đối hơn
  • Giúp lấy lại hoặc cải thiện hình dạng của bộ ngực
  • Không cần phải sử dụng đến các dụng cụ độn ngực bên ngoài
  • Các phương pháp phẫu thuật tái tạo ngực

Hiện nay có một số phương pháp phẫu thuật khác nhau được sử dụng cho mục đích tái tạo ngực, gồm có sử dụng túi độn ngực, vạt mô, mỡ tự thân và thậm chí là cả cơ lấy từ bụng, lưng hoặc vùng khác của cơ thể.

Sử dụng túi độn

Có nhiều loại túi độn ngực khác nhau được sử dụng cho việc tái tạo ngực. Về chất liệu thì túi độn gồm có ba loại, là túi nước muối, túi gel silicone thường và túi gel silicone gắn kết cao hay còn gọi là túi độn gummy bear với chất liệu gel silicone đặc hơn, khả năng duy trì hình dạng cao hơn. Bệnh nhân có thể lựa chọn một trong số những phương án phẫu thuật đặt túi độn sau đầy:

  • Phẫu thuật một lần, có nghĩa là túi độn sẽ được đặt vào ngực ngay sau khi cắt bỏ vú xong, trong cùng một ca phẫu thuật. Với phương án này, ngực có thể cần thêm sự hỗ trợ để giữ túi độn cố định. Các ca phẫu thuật tái tạo ngực một lần có thể được thực hiện với Alloderm, một loại vật liệu sinh học có tác dụng như một sự thay thế cho cơ ngực để che phủ trên túi độn.
  • Phẫu thuật hai lần: Đây là phương án tái tạo ngực thường được lựa chọn phổ biến nhất. Quy trình phẫu thuật thứ nhất được thực hiện nhằm đặt túi giãn da để nới da và cơ ngực, sau đó thực hiện lần phẫu thuật thứ hai để tháo bỏ và thay thế túi giãn da này bằng túi độn vĩnh viễn.

Phương pháp ghép mô

Những phụ nữ có đủ mỡ và da có thể lựa chọn phương pháp tái tạo ngực bằng cách sử dụng mô của chính mình. Với phương pháp này, những vạt da trên cơ thể bệnh nhân sẽ được sử dụng để tái tạo ngực như trước khi điều trị ung thư. Có một số phương pháp ghép vạt da khác nhau, gồm có:

  • Ghép vạt da TRAP (vạt da - cơ ngang bụng): phương pháp này sử dụng da, mỡ và cơ ở vùng bụng để tái tạo lại ngực. Phương pháp này có thể giúp cải thiện sự cân đối giữa hai bên ngực. Tuy nhiên, việc sử dụng vạt da lấy từ cơ bụng sẽ có khá nhiều rủi ro, bao gồm nguy cơ thoát vị, xổ bụng và gây suy yếu cơ bụng. Ngoài ra, phương pháp này thường cần thời gian hồi phục khá dài.
  • Ghép vạt da DIEP: Đây là một biến thể của phương pháp ghép vạt da TRAM nhưng không cần sử dụng sử dụng cơ ngang bụng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách ghép da, bao gồm cả các mạch máu, đòi hỏi phải sử dụng kỹ thuật vi phẫu. Phương pháp này có rủi ro là toàn bộ vạt da được ghép có thể không tồn tại được.
  • Ghép vạt da cơ lưng rộng (LDMF): Phương pháp này sử dụng cơ lưng để tái tạo lại ngực. Vì lưng có ít mỡ hơn bụng nên việc tái tạo ngực bằng phương pháp ghép vạt da cơ lưng rộng thường cần thêm túi độn để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tối ưu.
  • Ghép vạt da TUG: Đây là một giải pháp thay thế mới cho phương pháp ghép vạt da TRAM hoặc DIEP, sử dụng mô mỡ và cơ được lấy từ nếp gấp dưới mông. Phương pháp đòi hỏi kỹ thuật vi phẫu vì có sử dụng da, cơ và mạch máu.

Tái tạo ngực bằng cách ghép vạt da cơ ngang mông: đây là một phương pháp phức tạp và được coi là phương án cuối cùng cho việc tái tạo ngực

Khi nào cần phẫu thuật tái tạo ngực

Phương pháp tái tạo ngực có thể được thực hiện ngay tại thời điểm phẫu thuật cắt bỏ vú (phẫu thuật một lần), hoặc trong một buổi phẫu thuật khác sau khi bệnh nhân đã hồi phục từ ca cắt bỏ vú trước đó (phẫu thuật hai lần). Phương án phẫu thuật làm hai lần thường được lựa chọn cho những phụ nữ cần xạ trị sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú, vì việc xạ trị được thực hiện sau khi tái tạo ngực có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết mổ và để lại sẹo không mong muốn.

Ngoài ra còn có những yếu tố khác có thể quyết định đến việc phẫu thuật tái tạo ngực, gồm có:

  • Tình hình sức khỏe của bạn
  • Loại và giai đoạn ung thư vú bạn mắc phải
  • Lượng mô có thể lấy được từ vùng cho mô; những phụ nữ có thân hình gầy thường không có đủ mô để cho tiến hành ghép mô
  • Loại phẫu thuật bạn dự định sẽ tiến hành
  • Kích thước của túi độn

Nếu bạn cảm thấy chưa muốn cân nhắc đến việc tái tạo ngực trong khi đang điều trị ung thư thì bạn có thể chờ cho đến khi hoàn thành quy trình phẫu thuật ung thư vú và hồi phục rồi mới đưa ra quyết định tái tạo ngực.

Kết quả sau khi tái tạo ngực

Tái tạo ngực là một phương pháp hiệu quả để khôi phục lại bộ ngực sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú. Kết quả mà phương pháp này đem lại ở mỗi trường hợp là khác nhau nhưng có một số điều mà bạn nên biết:

  • Bộ ngực sau khi được tái tạo sẽ không còn giữ được cảm giác giống như ban đầu.
  • Quy trình phẫu thuật cắt bỏ vú và tái tạo ngực sẽ luôn để lại những vết sẹo có thể nhìn thấy trên ngực.
  • Một số kỹ thuật phẫu thuật sẽ để lại vết sẹo ở vị trí lấy vạt mô nhưng thường nằm ở những vùng ít bị lộ như lưng, bụng hoặc mông.
  • Nếu chỉ có một bên vú bị cắt bỏ thì bạn có thể chỉ tiến hành tái tạo cho bên vú đó nhưng nên cân nhắc thêm phương pháp nâng ngực chảy xệ, thu nhỏ ngực hoặc đặt túi độn cho bên còn lại để tạo sự cân đối xứng về kích thước và vị trí của cả hai bên.
  • Tái tạo núm vú

Sau khi bầu ngực đã được tái tạo, bệnh nhân có thể cân nhắc thêm việc tái tạo núm vú và quầng vú. Quy trình này thường được thực hiện cách một thời gian sau ca phẫu thuật tái tạo ngực để bầu ngực mới có thể ổn định hoàn toàn trước khi núm vú - quầng vú mới được tạo ra. Núm vú thường được tạo ra bằng cách sử dụng các mô vú hiện có, gập chúng lại để tạo thành một gò mô nhỏ, còn quầng vú có thể được tạo ra bằng cách ghép da, phun xăm hoặc kết hợp cả hai.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Kết hợp tạo hình hành bụng và treo ngực sa trễ có thể nguy hiểm đến mất mạng không?

 2 năm trước
 9
 Đã xem 427

Tôi đang tự hỏi khả năng tử vong khi treo ngực sa trễ và tạo hình thành bụng là bao nhiêu. Sẽ tốt hơn / an toàn hơn nếu tách hai thủ thuật này ra làm riêng chứ? Máu / mỡ đông lại có thường xuyên xảy ra không? Nếu trước đây tôi phẫu thuật mà không gặp biến chứng gì, thì có thể quy ra là lần này cũng sẽ không có biến chứng gì hay không?

Hành kinh bất thường, máu đỏ tươi sau tạo hình thành bụng, căng da tay và nâng ngực, tôi nên làm gì?

 2 năm trước
 4
 Đã xem 524

Tôi đã làm tạo hình thành bụng, căng da cánh tay và nâng ngực vào tuần trước. Ca phẫu thuật làm đai thắt dạ dày của tôi dở chứng và khiến tôi không ăn uống được gì. Sau khi trao đổi với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và bác sĩ phẫu thuật giảm cân, hôm nay bác sĩ phẫu thuật giảm cân đã nới lỏng đai và làm tôi thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, gần đây tôi bị ho nhiều do đai thắt chặt gây trào ngược dạ dày. Hôm nay, có máu đỏ tươi chảy ra từ vùng kín của tôi. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ bảo là ca phẫu thuật làm cơ thể tới kỳ hành kinh sớm, nhưng tôi chưa bao giờ sớm tận 10 ngày và chưa từng ra máu đỏ tươi, không vón cục. Những gì tôi mô tả nghe có bình thường không?

Hành kinh 2 lần trong vòng một tháng sau combo ngực bụng thì có bình thường không?

 2 năm trước
 3
 Đã xem 422

Tôi đã ngừng có kinh nguyệt 2 ngày trước khi thực hiện phẫu thuật Combo ngực bụng Mommy Makeover, bao gồm tạo hình thành bụng, nâng ngực, hút mỡ và nâng mông kiểu Brazil BBL. Hôm nay là 13 ngày kể từ kỳ kinh trước, tôi lại tiếp tục đến ngày. Điều này có bình thường không? Nếu không bình thường thì là có chuyện gì?

Thuốc nở ngực và kem nở ngực có làm ngực to đẹp an toàn và hiệu quả không?

 8 năm trước
 6
 Đã xem 6824

Tôi có ngực rất nhỏ, và thực sự muốn làm cho nó trở nên to, đẹp hơn. Tôi đã xem xét các cách khác nhau, trong đó phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực là một trong những lựa chọn hàng đầu của tôi. Nhưng tôi cũng đang tìm hiểu các viên thuốc uống nở ngực giúp tăng kích thước vòng một. Tôi sợ những chất nội tiết tố và estrogen có trong các thuốc nở ngực này có thể gây nguy hiểm. Và tất nhiên các trang web bán các viên uống này sẽ không cho bạn biết điều đó! Liệu nó có an toàn và hiệu quả không. Cám ơn

Quá trình phục hồi sau nâng ngực diễn ra như thế nào?

 8 năm trước
 9
 Đã xem 29570

Điều băn khoăn và lo lắng lớn nhất của tôi về nâng ngực là quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Nó sẽ diễn ra như thế nào và tôi sẽ trải qua những vấn đề gì? Tôi nâng ngực bằng túi độn ngực, thì sẽ cần phải nghỉ việc bao nhiêu lâu? Khi nào thì vết sẹo thực sự bắt đầu mờ dần?

Tin liên quan
Các quy trình thẩm mỹ kết hợp tốt nhất với nâng ngực bằng túi độn
Các quy trình thẩm mỹ kết hợp tốt nhất với nâng ngực bằng túi độn

Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.

Đặt túi độn ở trên hay dưới cơ ngực- tôi nên đặt ở vị trí nào ?
Đặt túi độn ở trên hay dưới cơ ngực- tôi nên đặt ở vị trí nào ?

Có rất nhiều yếu tố thay đổi khi nói đến nâng ngực. Kích cỡ túi độn sẽ thay đổi từ phụ nữ này đến phụ nữ khác. Hình dáng túi độn cũng thay đổi. Và đừng quên rằng bạn cũng có hai lựa chọn chính khi chọn vật liệu túi độn đó là bằng gel silicon hoặc nước muối.

Những điều cần tránh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực
Những điều cần tránh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực

Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.

So sánh nâng ngực bằng túi độn với treo sa trễ
So sánh nâng ngực bằng túi độn với treo sa trễ

Nếu có một thứ trong cuộc đời bạn có thể hoàn toàn tin tưởng được thì đó chính là tình trạng ngực sẽ không ở vị trí cũ của nó. Mang thai, cho con bú và lão hóa chỉ là 3 yếu tố có thể thay đổi kích cỡ và vị trí của ngực bạn.

Trẻ hóa vú bằng nâng ngực bằng túi độn kết hợp nâng ngực chảy xệ
Trẻ hóa vú bằng nâng ngực bằng túi độn kết hợp nâng ngực chảy xệ

Không may là, trọng lực liên tục tác động kết hợp với tuổi tác và làn da bị tác hại bởi ánh mặt trời sẽ làm mất đi độ đàn hồi của các mô xung quanh khuôn ngực người phụ nữ, điều này có thể khiến khuôn vú bị chảy xệ xuống trên ngực.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây