1

Cách ngăn ngừa biến chứng co thắt bao xơ sau nâng ngực- Dr Huệ

Co thắt bao xơ sau nâng ngực là biến chứng chiếm tỉ lệ 10% các ca thẩm mỹ ngực.
Cách ngăn ngừa biến chứng co thắt bao xơ sau nâng ngực- Dr Huệ

Khi bạn phát triển ngực cứng bất thường sau khi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn thì nguyên nhân không phải là do túi độn bị cứng. Túi độn ngực sẽ vĩnh viễn không bao giờ bị cứng. Trên thực tế, vấn đề là hiện tượng co thắt bao xơ xung quanh túi độn - vì một lý do nào đó, các mô sẹo (bao xơ) hình thành xung quanh túi độn bị dày và co lại, ép túi độn trong một không gian nhỏ hơn và tạo ra cảm giác cứng. Cơ thể chúng ta có cơ chế hình thành sẹo bao xung quanh bất kỳ vật thể nào được vào từ bên ngoài, cho dù đó là máy tạo nhịp tim, túi độn ngực hay khớp nhân tạo. Vì cơ chế này nên mọi phụ nữ sau khi đặt túi độn ngực sẽ có các mô sẹo bên trong vú nhưng chỉ có một số ít người bị hiện tượng co thắt bao xơ. Nếu bao xơ mỏng, mềm và đàn hồi thì vú sẽ vẫn có cảm giác mềm mại như bình thường. Chỉ khi bao xơ quá dày, chắc thì và mới khiến cho ngực bị cứng sau khi nâng ngực. Hiện tượng co thắt bao xơ có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ, vừa cho đến nghiêm trọng, khiến ngực bị biến dạng rõ rệt.

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành suốt nhiều năm qua về việc làm thế nào để kiểm soát hoặc hạn chế vấn đề này.

Khi bề mặt da bị rách hoặc được rạch trong quá trình mổ thì dù trình độ của bác sĩ có cao đến đâu hay sử dụng kĩ thuật nào thì sau khi lành lại, da vẫn sẽ hình thành vết sẹo dày xấu xí. Mức độ sẹo sẽ phụ thuộc vào gen di truyền về khả năng lành vết thương của từng người. Có một số cách để hạn chế sẹo như bôi vitamin E, dùng miếng dán trị sẹo, cao dán hoặc tiêm steroid hay phẫu thuật trị sẹo.Thậm chí trong các trường hợp sẹo lồi nghiêm trọng, tia xạ có thể được sử dụng để xóa sẹo. Tuy nhiên, loại sẹo này thường không phổ biến.

Tương tự, hiện tượng co thắt bao xơ gây cứng hoặc biến dạng ngực chỉ xảy ra ở 5-10% trường hợp nâng ngực. Nếu điều này xảy ra, việc phẫu thuật lại để khắc phục sẽ cần được tiến hành.

Tuy nhiên hiện tượng co thắt bao xơ là hoàn toàn có thể tránh được nếu quá trình mổ được tiến hành một cách cẩn thận và khách hàng tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ sau mổ. Bất kỳ vật thể từ bên ngoài nào, chẳng hạn như bột talc từ găng tay của bác sĩ, sợi bông từ gạc phẫu thuật, bụi hoặc vi khuẩn từ không khí trong phòng mổ bám trên bề mặt của túi độn và vi khuẩn từ ống tuyến vú hoặc da của bệnh nhân, ngoài ra hiện tượng chảy máu hoặc bầm tím sau mổ cũng có thể gây co thắt bao xơ. Điều này tương tự như một hạt cát trong một con hàu; ở người, ngọc trai không được hình thành, chỉ là các lớp mô sẹo, để đáp ứng với một hoặc một vài chất kích thích này. Có nhiều cách khác nhau có thể được thực hiện để giảm thiểu tối đa vấn đề này.

Hiện nay, nhiều thẩm mỹ viện đã chuyển từ kỹ thuật phẫu thuật chạm tối thiểu (minimal touch) sang kỹ thuật hoàn toàn không chạm (no-touch) sử dụng phễu Keller để đặt túi độn mà không cần chạm tay và túi độn cũng nhưkhông chạm vào da vú của bệnh nhân trong quá trình được đưa vào. Ngoài ra, bác sĩ cũng không nên đặt ống dẫn lưu sau mổ. Mặc dù ống dẫn lưu có tác dụng đưa máu và dịch ra khỏi khoang chứa túi độn nhưng chúng lại có thể đưavi khuẩn xâm nhập vào bên trong, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc co thắt bao xơ, nếu nghiêm trọng thì có thể sẽ cần tháo bỏ túi độn. Ngay cả những vi khuẩn thông thường trên da hoặc trên ống tuyến vú đều có thể tạo ra một màng sinh học trên bề mặt của túi độn ngực, dẫn đến co thắt bao xơ. Để ngăn ngừa vấn đề này, khách hàng sẽ được tiêm thuốc kháng sinh trước khi mổ và tiếp tục dùng thuốc kháng sinh dạng uống trong vài ngày sau mổ.

Gần đây, một loại thuốc được sử dụng từ năm 1999 để điều trị bệnh hen suyễn - một chất kháng leukotriene đã được phát hiện là có hiệu quả trong việc phòng ngừa, giảm mức độ nghiêm trọng hoặc thậm chí đảo ngược tình trạng co thắt bao xơ, đó là chất zafirlukast với tên thuốc là Accolate hay Singulair. Hiện tại, việc sử dụng thuốc này có thể là một lựa chọn thay thế cho việc phẫu thuật lại để loại bỏ mô sẹo bị xơ cứng hoặc để làm giảm khả năng nguy cơ co thắt bao xơ tái phát sau mổ nhưng nếu bạn bị bệnh gan thì không nên dùng loại thuốc này vì nó có thể gây ra tác dụng phụ cho gan ở một số ít bệnh nhân.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Điều trị giãn tĩnh mạch- Dr Huệ

 5 năm trước
 1193 Đã xem
Căng da mặt- Dr Huệ

 5 năm trước
 914 Đã xem
Độn cằm và nâng gò má- Dr Huệ

 5 năm trước
 1286 Đã xem
Hút mỡ- Dr Huệ

 5 năm trước
 805 Đã xem
Căng da bụng- Dr Huệ

 5 năm trước
 835 Đã xem
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Co thắt bao xơ có phổ biến sau khi đặt túi độn ngực không và làm thế nào để ngăn ngừa?

 3 năm trước
 3
 Đã xem 773

Tôi nghe nói co thắt bao xơ là một trong những biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật nâng ngực. Đây là biến chứng chiếm tỉ lệ cao nhất trong các biến chứng. Điều đó có đúng không, và có cách nào để ngăn ngừa vấn đề này xảy ra không?

Có phải là biến chứng lồi đáy vú sau nâng ngực?

 5 năm trước
 14
 Đã xem 3533

Xin chào, tôi là phụ nữ 34 tuổi và đã phẫu thuật nâng ngực được 7 tuần. Kể từ khi phẫu thuật được 1 tuần tôi đã nghi ngờ vú phải của mình bị lồi đáy vú. Tôi khá gầy (nặng 59 kg, cao 1m63). Kích cỡ ngực trước khi phẫu thuật là 34A và đã được đặt túi gel silicon độ kết dính cao với độ nhô rất cao, size 330 cc. Hai bên vú của tôi trước mổ rất cân đối với nhau! Bác sĩ nói rằng tôi cần chờ ít nhất 3-6 tháng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Ông ấy không nói tôi bị lồi đáy vú, vậy tôi có thể làm gì vào lúc này?

Biến chứng và tác dụng phụ của nâng ngực bằng mỡ tự thân?

 5 năm trước
 11
 Đã xem 3815

Có tác dụng phụ nào khi thực hiện cấy mỡ tự thân để làm tăng kích cỡ ngực không?

Áo lót nâng ngực có gây biến chứng ngực dính liền?

 5 năm trước
 1
 Đã xem 1159

Chào bác sĩ, tôi đặt túi độn kích cỡ khá to bây giờ đã được 18 tháng rồi, tôi lại thích mặc áo lót nâng ngực để tạo khe ngực sâu, nhưng ở đâu đó có nói rằng vì áo này đẩy hai bên túi độn vào nhau nên sẽ dẫn đến tình trạng ngực dính liền hoặc túi độn nằm sai vị trí. Liệu điều này có chính xác không?

Biến chứng gò vú kép 1 tuần sau nâng ngực

 5 năm trước
 2
 Đã xem 1529

Chào bác sĩ, tôi mới nâng ngực bằng túi độn được gần 3 tuần, sau phẫu thuật 5 ngày tôi thấy có một nếp gấp mới ở trên vết mổ nếp gấp chân ngực. Tôi có cảm giác túi gel silicon càng xuống thấp hơn thì nếp gấp vú mới này lại càng lên cao hơn. Bác sĩ của tôi không xác định được điều gì đang xảy ra. Bây giờ tôi nên làm gì?

Tin liên quan
Co Thắt Bao Xơ Sau Nâng Ngực: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý
Co Thắt Bao Xơ Sau Nâng Ngực: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý

Co thắt bao xơ là biến chứng thường gặp nhất sau nâng ngực, quan trọng là cần nhận biết các dấu hiệu để xử lý sớm

Các Biến Chứng Thường Gặp Sau Phẫu Thuật Nâng Ngực
Các Biến Chứng Thường Gặp Sau Phẫu Thuật Nâng Ngực

Một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng ngực. Các biến chứng này có thể đến sớm hoặc một thời gian sau phẫu thuật.

Biến Chứng Gò Ngực Kép Sau Phẫu Thuật Nâng Ngực
Biến Chứng Gò Ngực Kép Sau Phẫu Thuật Nâng Ngực

Biến chứng gò vú kép sau đặt túi độn ngực do không xử lý đường chân ngực ban đầu sau khi tạo đường chân ngực mới

Biến chứng lồi đáy vú sau nâng ngực
Biến chứng lồi đáy vú sau nâng ngực

Lồi đáy vú là khi mô ở phần dưới của bầu ngực bị kéo giãn quá mức hoặc túi độn tụt xuống dưới, khiến núm vú nằm sai vị trí và hình dạng bầu vú bất thường.

Biến Chứng Nếp Gợn Sóng Sau Nâng Ngực ( Túi Độn Ngực Gợn Sóng)

Biến chứng xuất hiện nếp gợn sóng sau nâng ngực do mô ngực mỏng không che được biến dạng của túi ngực

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây