1

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) cũng chính là nguyên nhân chính gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính. Vi khuẩn có thể đi theo máu đến tuyến tiền liệt.
Viêm tuyến tiền liệt cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Viêm tuyến tiền liệt cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính là gì?

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính là tình trạng tuyến tiền liệt bị viêm đột ngột. Tuyến tiền liệt là một cơ quan nhỏ nằm ở bên dưới bàng quang ở nam giới. Tuyến tiền liệt có chức năng tạo ra chất dịch mang tinh trùng. Khi nam giới xuất tinh, tuyến tiền liệt sẽ tiết ra chất dịch này vào niệu đạo.

Nếu không có chất dịch do tuyến tiền liệt tạo ra, tinh trùng sẽ không thể được phóng ra ngoài.

Loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) cũng chính là nguyên nhân chính gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính. Vi khuẩn có thể đi theo máu đến tuyến tiền liệt. Chúng có thể xâm nhập vào tuyến tiền liệt trong hoặc sau một thủ thuật y tế, chẳng hạn như sinh thiết hoặc cũng có thể do nhiễm trùng ở các bộ phận khác trong đường sinh dục.

Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt cấp tính

Một số triệu chứng thường gặp của viêm tuyến tiền liệt cấp tính:

  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Đau tức ở vùng chậu
  • Đau buốt khi đi tiểu
  • Có máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu có mùi bất thường
  • Dòng tiểu yếu
  • Tiểu khó
  • Tiểu không hết
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Đau khi xuất tinh
  • Máu trong tinh dịch
  • Khó chịu khi đại tiện
  • Đau phía trên mu
  • Đau ở bộ phận sinh dục, tinh hoàn hoặc trực tràng

Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính

Bất kỳ loại vi khuẩn nào gây nhiễm trùng đường tiết niệu đều có thể gây viêm tuyến tiền liệt. Một số loại vi khuẩn chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm tuyến tiền liệt gồm có:

  • Vi khuẩn proteus
  • Vi khuẩn Klebsiella
  • Escherichia coli (E. coli)

Một số vi khuẩn gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), chẳng hạn như chlamydia và bệnh lậu cũng có thể gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính do nhiễm khuẩn. Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do nhiễm khuẩn cũng có thể xảy ra do các vấn đề khác như:

  • Viêm niệu đạo
  • Viêm mào tinh hoàn (ống nối tinh hoàn và ống dẫn tinh)
  • Hẹp bao quy đầu (không thể kéo bao quy đầu ra khỏi dương vật)
  • Chấn thương đáy chậu (khu vực giữa bìu và trực tràng)
  • Tắc nghẽn cổ bàng quang, điều này có thể xảy ra do phì đại tuyến tiền liệt hoặc sỏi bàng quang
  • Đặt ống thông tiểu hoặc nội soi bàng quang

Ai có nguy cơ bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lây truyền qua đường tình dục và viêm niệu đạo cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm tuyến tiền liệt cấp tính, chẳng hạn như:

  • Uống quá ít nước
  • Sử dụng ống thông tiểu
  • Quan hệ tình dục với nhiều người
  • Quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn mà không sử dụng biện pháp bảo vệ

Các yếu tố nguy cơ khác còn có:

  • Trên 50 tuổi
  • Bị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Có tiền sử viêm tuyến tiền liệt
  • Mang một số gen làm tăng nguy cơ viêm tuyến tiền liệt
  • Bị chấn thương vùng chậu, điều này có thể xảy ra do đạp xe hoặc cưỡi ngựa
  • Viêm tinh hoàn
  • Nhiễm HIV/AIDS
  • Căng thẳng tâm lý mức độ cao

Chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt cấp tính

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử cá nhân và khám lâm sàng.

Một phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt là thăm trực tràng. Bác sĩ nhẹ nhàng đưa ngón tay đã đeo găng và bôi trơn vào trực tràng của người bệnh. Vì tuyến tiền liệt nằm ở phía trước trực tràng nên bác sĩ có thể dễ dàng cảm nhận được. Khi bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính do nhiễm khuẩn, tuyến tiền liệt sẽ bị sưng và đau khi chạm.

Trong quá trình thăm trực tràng, bác sĩ sẽ xoa bóp tuyến tiền liệt để tuyến tiền liệt tiết ra một lượng nhỏ chất dịch vào niệu đạo. Mẫu dịch này sẽ được phân tích để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng.

Cũng trong quá trình này, bác sĩ sẽ kiểm tra cả các hạch bạch huyết ở bẹn. Viêm tuyến tiền liệt có thể khiến các hạch này to lên và đau.

Ngoài ra, các phương pháp khác để chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt cấp tính còn có:

  • Cấy máu để tìm vi khuẩn trong máu
  • Xét nghiệm nước tiểu hoặc cấy nước tiểu để kiểm tra xem có máu, bạch cầu hoặc vi khuẩn trong nước tiểu hay không
  • Soi tươi dịch niệu đạo để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh lậu hoặc chlamydia
  • Đo niệu động học hay đo niệu dòng đồ để đánh giá khả năng làm rỗng bàng quang
  • Nội soi bàng quang để kiểm tra bên trong niệu đạo và bàng quang nhằm tìm dấu hiệu nhiễm trùng

Điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính

Nếu là viêm tuyến tiền liệt cấp tính do nhiễm khuẩn thì sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh trong 4 đến 6 tuần hoặc lâu hơn nếu bị viêm tuyến tiền liệt tái phát. Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh tùy vào loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Người bệnh có thể cần dùng thêm thuốc chẹn alpha để làm giảm các triệu chứng. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giãn cơ bàng quang và giảm cảm giác khó chịu khi đi tiểu. Một số loại thuốc chẹn alpha gồm có doxazosin, terazosin và tamsulosin. Nếu cần thiết thì có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen.

Điều chỉnh một số thói quen hàng ngày cũng giúp làm giảm triệu chứng viêm tuyến tiền liệt cấp tính, ví dụ như:

  • Không đi xe đạp hoặc mặc quần đùi đạp xe có đệm để giảm sự chèn ép lên tuyến tiền liệt
  • Kiêng rượu bia, caffeine, đồ ăn cay và có tính axit
  • Ngồi trên đệm
  • Tắm nước ấm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tuyến tiền liệt là một tình trạng rất phổ biến ở nam giới, có thể là cấp tính (xảy ra đột ngột và trong thời gian ngắn) hoặc mãn tính (phát triển từ từ và kéo dài).

Viêm cầu thận: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Viêm cầu thận: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Viêm cầu thận hay viêm thận là một bệnh lý nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị ngay lập tức. Có hai loại viêm cầu thận là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn.

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 3: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 3: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng

Giai đoạn 3 là khi ung thư tuyến tiền liệt đã trở nên nghiêm trọng nhưng vẫn có thể điều trị được. Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt cũng được phân giai đoạn dựa trên mức độ tiến triển của bệnh.

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh có thể điều trị và là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ sống cao. Phát hiện ung thư ở giai đoạn 2 vẫn được coi là phát hiện sớm và tiên lượng sẽ tốt hơn so với những trường hợp phát hiện muộn hơn.

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối: Triệu chứng và điều trị
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối: Triệu chứng và điều trị

Khi bệnh ung thư tuyến tiền liệt tiến triển sang giai đoạn cuối, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và chán ăn thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây