VỆ SINH THAI NGHÉN
Tình trạng thai nghén là tình trạng sinh lý không ổn định, dễ chuyển sang bệnh lý. Trong khi có thai sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi, nên có thể mắc một số bệnh. Bởi vậy, nếu lúc bình thường phải giữ nhữngđiều vệ sinh nhất định, thì khi có thai càng cần phải tăng cường vệ sinh hơn nữa.
1. VẤN ĐỀ MẶC
- Quần áo mặc phải rộng rãi, thoáng, tránh bó chặt vào người. Thắt lưng, chun bít tất, nịt vú cần nới rộng.
- Về mùa rét phải mặc đủ ấm. Về mùa nực phải mặc mỏng, thoáng.
- Không đi giày cao gót, vì có thể ngã, có thể làm tử cung đổ lệch ra trước. Nên đi giầy, dép thấp.
- Nên mặc nịt vú để nâng cặp vú nặng lên không bị sệ xuống, nhưng phải mặc nít vú rộng, không bó chặt lấy ngực gây khó thở.
2. VẤN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO
- Tránh tập các môn thể thao mạnh, phải dùng nhiều sức lực, làm người mẹ phải cố gắng nhiều về thể lực, gây khó thở.
- Nên tập thể dục buổi sáng với những động tác nhẹ nhàng và tập hít thở sâu. Nếu không có thói quen tập thì nên đi dạo buổi sáng 5-10 phút. Nên tắm nắng buổi sáng.
3. VẤN ĐỀ ĐI XA
- Nên tránh đi xa bằng ô tô, mô tô, xe đạp trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén, thời kỳ này dễ bị sẩy thai.
- Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7, có thể đi lại bằng xe lửa, ô tô, máy bay. Hạn chế đi xa từ tháng thứ 8.
4. VỆ SINH THÂN THỂ
- Cần chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể. Hàng ngày nên tắm bằng nước sạch. Mùa rét cần tắm bằng nước ấm, tránh tắm nước lạnh có thể bị cảm, gây sản giật. Không nên tắm quá lâu và càng không nên ngâm mình trong nước (nước ở bồn tắm, tắm sông, hồ ao...). Tốt nhất nên tắm bằng cách dội nước.
- Sau khi đi tiểu, đi ngoài, cần lau rửa sạch âm hộ, hậu môn. Hàng ngày cũng cần rửa bộ phận sinh dục bằng nước sạch và xà phòng, lau khô, thay quần lót thường xuyên.
- Chú ý chăm nom hai bầu vú trong khi có thai bằng cách lau rửa sạch hai núm vú cho hếtvảy ghét, xoa cho hai vú mềm ra. Sau khi lau khô hai núm vú, có thể xoa thêm glycerin hoặc thuốc mỡ có vitamin.
5. VẤN ĐỀ GIAO HỢP
- Trong khi có thai phải giao hợp điều độ, nhẹ nhàng. Nên kiêng hơn trong hai tháng cuối.
6. CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG
- Khi có thai vẫn có thể lao động bình thường, tránh các lao động nặng nhọc như khuân vác, gánh, đội nặng. Cần có chế độ nghỉ ngơi, đặc biệt đối với những người có cơn co liên tục hay đã có lần sảy, đẻ non. Nên nghỉ công tác một tháng trước ngày dự kiến để nâng cao sức khoẻ và tăng cân cho cả mẹ và con.
7. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
- Trong khi có thai, người phụ nữ phải ăn cho bản thân và cho đứa trẻ. Nếu được nuôi dưỡng kém mẹ dễ mắc bệnh, con có thể bị non tháng, nhẹ cân, sau đẻ mẹ thường thiếu sữa cho con bú.
- Vì vậy trong khi có thai người mẹ phải ăn nhiều thức ăn hơn và chất lượng thức ăn phải đảmbảo. Thức ăn phải có thịt, cá, tôm, sữa, trứng, đậu, lạc, vừng, dầu ăn, nhiều rau và hoa quả tưới. Hạn chế uống rượu, cà phê, không hút thuốc lá.
Bài giảng sản phụ khoa Tập 1_ĐHYHN_Năm 2020
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.
Một phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với sự thay đổi tâm trạng, thèm ăn, khó chịu, buôn nôn và một loạt các bệnh thai nghén khác. Nếu mọi thứ chưa đủ thì hãy tưởng tượng sẽ như nào nếu bạn đời của bạn cũng bắt đầu trải qua những triệu chứng tương tự như vậy?
Cho dù bạn đã điều trị bệnh suy thận trong một thời gian hoặc mới được chẩn đoán gần đây thì việc mang thai có thể là một thời điểm căng thẳng khi bạn gặp phải một tình trạng có nguy cơ cao.
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.
- 1 trả lời
- 1077 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi không bị ốm nghén trong thời gian đầu của thai kỳ. Nhiều người bảo tôi đó là dấu hiệu của việc sinh con trai. Như vậy có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1425 lượt xem
- Bác sĩ ơi, khi mang thai tôi rất sợ mình bị ốm. Vì lúc đó sẽ phải dùng kháng sinh. Bác sĩ cho tôi hỏi dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1171 lượt xem
Em mới phát hiện ra mình có bầu được 7 tuần 5 ngày khi đi khám dạ dày. Đây là lần bầu thứ 3, 2 cháu đầu đều bình thường, khỏe mạnh. Vì lần này em ko biết mình đang có thai nên em đã uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày khoảng một tháng trước đó (tức khi thai đc khoảng 3 tuần). Liều lượng như sau: Metronidazol 250mg (ngày 4 viên) và OMIC.20 (ngày 1 viên), komimag, amoxilin em uống trong khoảng 2-3 ngày. Ngoài ra, cách đây hơn nửa tháng em còn đi ép tóc. Em muốn hỏi các loại thuốc em đã sử dụng có ảnh hưởng gì xấu đến em bé không? Xác xuất gây dị tật thai nhi và em bé sau sinh là bao nhiêu? Có người khuyên em không nên giữ cái thai này vì sợ em bé sẽ gặp bệnh này bệnh nọ.
- 1 trả lời
- 371 lượt xem
Em năm nay 35 tuổi, đã 3 lần sinh mổ. Khi có thai lần thứ 4 thì bị lưu và nhau cài răng lược nên Bệnh viện quyết định mổ nội soi. Mổ xong, em muốn đặt vòng nhưng bác sĩ không cho vì sợ gặp nguy hiểm khi tử cung đã quá mỏng. Gần đây, em lại lỡ có thai được 4-5 tuần. Khi siêu âm thì vị trí thai bình thường, không bám vào vết mổ cũ nên em không muốn bỏ thai. Mong bác sĩ tư vấn giúp nếu vẫn muốn giữ thai thì liệu sẽ gặp nguy hiểm gì?
- 1 trả lời
- 4537 lượt xem
Kỳ kinh cuối của em bắt đầu là ngày 24/9 và hết là 30/9. Ngày 8/10 em có quan hệ và ngày 15/10 em đều có quan hệ với chồng. Ngày 19/10 em mua que về thử thì không thấy lên 2 vạch. Từ 20/10 đến 25/10 em bị viêm xoang nên đã uống thuốc Gamincef, Clarithromycin, Metilone, Dexloratadin, Comyrtol. Đến 07/11 do chậm kinh 2 tuần, em thử que thì thấy lên 2 vạch. Những loại thuốc em đã uống trên liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không, bác sĩ ?