1

Ưu và nhược điểm của khớp háng nhân tạo bằng gốm

Trong ca phẫu thuật thay khớp háng (khớp hông), chỏm xương đùi và ổ cối của xương chậu được cắt bỏ và thay thế bằng khớp nhân tạo. Khớp háng nhân tạo có thể được làm bằng kim loại, nhựa hoặc gốm.
Ưu và nhược điểm của khớp háng nhân tạo bằng gốm Ưu và nhược điểm của khớp háng nhân tạo bằng gốm

Gốm là vật liệu có độ bền cao, chống trầy xước và ma sát thấp. Những đặc tính này giúp giảm thiểu sự hao mòn thường thấy ở khớp nhân tạo bằng kim loại.

Cùng tìm hiểu xem khớp háng nhân tạo bằng gốm và khớp háng nhân tạo bằng kim loại có những điểm khác biệt gì, khớp háng nhân tạo bằng gốm được sử dụng khi nào và quy trình phẫu thuật thay khớp háng được thực hiện như thế nào.

Khớp háng nhân tạo bằng gốm được sử dụng khi nào?

Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần có thể được thực hiện ở mọi độ tuổi và cân nặng. Tuy nhiên, hầu hết các ca phẫu thuật thay khớp háng đều là người ở độ tuổi từ 50 đến 80.

Phần lớn các ca phẫu thuật thay khớp háng được thực hiện để điều trị viêm khớp háng, gồm có tk và viêm khớp dạng thấp nhưng cũng có thể được thực hiện để điều trị các vấn đề khác gây đau và giảm chức năng khớp háng.

Không phải ai bị viêm khớp háng cũng phải điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật thay khớp háng thường được chỉ định khi người bệnh bị đau hoặc cứng khớp nghiêm trọng cả khi không vận động, các triệu chứng gây cản trở việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày và các phương pháp điều trị bảo tồn như thuốc chống viêm, vật lý trị liệu hay dụng cụ hỗ trợ đi lại không có tác dụng

Những người thừa cân cần giảm cân trước khi phẫu thuật thay khớp háng để giảm áp lực lên khớp háng mới. Đôi khi, tình trạng viêm khớp thuyên giảm sau khi giảm cân và người bệnh không cần phải phẫu thuật nữa. Những người hút thuốc cần phải bỏ thuốc trước khi phẫu thuật.

Khớp háng nhân tạo bằng gốm thường được sử dụng cho:

  • người trẻ tuổi vì loại khớp háng nhân tạo này có độ bền cao và tuổi thọ dài
  • người nhạy cảm hoặc dị ứng niken (vật liệu được sử dụng trong khớp háng nhân tạo bằng kim loại)

Sự khác biệt giữa khớp háng nhân tạo bằng gốm và khớp háng nhân tạo bằng kim loại

Khớp háng nhân tạo bằng gốm được tạo ra nhằm khắc phục tình trạng ma sát và mài mòn thường thấy ở khớp nhân tạo bằng kim loại hoặc kim loại và nhựa.

Cấu tạo của khớp háng nhân tạo gồm có chỏm khớp làm bằng kim loại (thay thế cho chỏm xương đùi) và hõm khớp làm bằng polyetylen (một loại nhựa) để thay cho ổ cối của xương chậu. Theo thời gian, bộ phận bằng kim loại sẽ dần dần làm mòn bộ phận bằng nhựa. Gốm rất cứng, có khả năng chóng mài mòn nên sẽ giúp cho khớp nhân tạo bền lâu hơn.

Gốm có thể được sử dụng cho cả chỏm khớp và lớp phủ bên trong của hõm khớp (khớp nhân tạo ceramic on ceramic) hoặc chỉ có chỏm khớp được làm bằng gốm. Các bộ phận khác của khớp nhân tạo có thể được làm bằng kim loại (khớp nhân tạo ceramic on metal) hoặc nhựa (khớp nhân tạo ceramic on polyethylene).

Nghiên cứu cho thấy khớp nhân tạo ceramic on ceramic làm giảm sự mài mòn, mất xương, cơ và giảm nguy cơ trật khớp. (1) Cơ thể con người dung nạp gốm tốt hơn, ít có nguy cơ xảy ra phản ứng và gồm không có độc tính. Theo nghiên cứu, khớp háng nhân tạo bằng gốm được sử dụng nhiều hơn so với khớp háng nhân tạo bằng kim loại hoặc nhựa vì gốm bền hơn.

Khớp háng nhân tạo bằng gốm cũng có một số nhược điểm, gồm có nguy cơ gãy trong quá trình lắp. Nhờ những cải tiến về vật liệu nên hiện nay, vấn đề này rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, việc khắc phục khớp nhân tạo bằng gốm bị gãy vẫn gặp khó khăn vì có thể có nhiều mảnh vỡ nhỏ.

Một nhược điểm khác là khớp háng nhân tạo bằng gốm có thể phát ra tiếng cót két giống như tiếng ở bản lề cửa. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong một số ít trường hợp.

Các chuyên gia hiện vẫn chưa thống nhất ý kiến về việc loại khớp háng nhân tạo nào là tốt nhất. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại khớp nhân tạo phù hợp cho người bệnh dựa trên các yếu tố như tuổi tác và mức độ hoạt động của người bệnh.

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật thay khớp háng

Dưới đây là một số bước chuẩn bị mà người bệnh cần thực hiện trước khi phẫu thuật thay khớp háng:

  • Khám sức khỏe để đảm bảo bạn đủ sức khỏe trải qua phẫu thuật.
  • Cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng.
  • Chăm sóc da thật kỹ trước khi phẫu thuật để tránh bị nhiễm trùng hoặc kích ứng.
  • Nếu sống một mình, người bệnh cần nhờ người thân hoặc bạn bè qua ở cùng để giúp đỡ trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
  • Lắp tay vịn trong phòng tắm và dọc theo cầu thang để tránh bị té ngã khi đi lại sau phẫu thuật.
  • Mua ghế tắm, dụng cụ nâng bệ ngồi toilet để không phải ngồi xuống quá thấp.
  • Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ các hoạt động hàng ngày như gậy lấy đồ trên cao và dụng cụ hỗ trợ đi giày
  • Sắp xếp gọn đồ đạc trong nhà và cất những đồ vật dễ gây té ngã như dây điện, thảm…

Quy trình phẫu thuật thay khớp háng

Quá trình phẫu thuật thay khớp háng toàn phần thường kéo dài từ 1 đến 3 giờ.

Sau khi đến bệnh viện, người bệnh sẽ phải thay quần áo bệnh viện và được đưa vào phòng để chuẩn bị phẫu thuật.

Sau khi nằm lên bàn mổ, người bệnh sẽ được gây mê hoặc gây tê.

Quy trình phẫu thuật thay khớp háng toàn phần gồm có các bước chính như sau:

  1. Sát khuẩn khu vực phía trước hông.
  2. Rạch một đường ở phía trước khớp háng.
  3. Di chuyển cơ và các mô khác để tiếp cận khớp.
  4. Cắt bỏ chỏm xương đùi và phần bị hỏng của ổ cối xương chậu.
  5. Gắn chỏm khớp nhân tạo vào xương đùi và hõm khớp nhân tạo vào xương chậu.
  6. Đóng vết mổ.

Phục hồi sau phẫu thuật thay khớp háng

Thông thường, sau 3 đến 6 tuần người bệnh sẽ có thể tự đi lại và thực hiện các công việc nhẹ nhàng hàng ngày.

Người bệnh sẽ phải tái khám sau 2 đến 3 tháng để đánh giá quá trình hồi phục và hoạt động của khớp nhân tạo. Thời gian để phục hồi hoàn toàn có thể mất một năm hoặc lâu hơn.

Dưới đây là những điều mà người bệnh cần thực hiện sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần:

  • Ở lại bệnh viện từ 1 đến 4 ngày sau khi phẫu thuật.
  • Đứng dậy và đi lại càng sớm càng tốt sau phẫu thuật. Ban đầu, người bệnh sẽ phải sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như gậy, khung tập đi hoặc nạng để giảm lực tác động lên khớp háng khi di chuyển. Bác sĩ sẽ cho biết khi nào thì khớp háng có thể chịu được trọng lượng cơ thể. Điều này dao động từ ngay sau phẫu thuật cho đến vài tuần sau phẫu thuật, tùy thuộc vào loại khớp háng nhân tạo được sử dụng.
  • Ngay sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ gặp phải biến chứng, ví dụ như dùng thuốc chống đông máu và mang vớ nén y khoa để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
  • Khi về nhà, người bệnh sẽ cần có người giúp đỡ thực hiện các công việc hàng ngày, chẳng hạn như tắm rửa, đi vệ sinh và mặc quần áo.
  • Tập vật lý trị liệu trong vài tháng để tăng cường sức mạnh của các cơ vùng hông và cải thiện phạm vi chuyển động của khớp háng. Quá trình vật lý trị liệu thường bắt đầu ngay khi người bệnh còn nằm viện. Kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập để người bệnh tự tập tại nhà.
  • Đi bộ thường xuyên để khớp háng hồi phục nhanh hơn.

Rủi ro của phẫu thuật thay khớp háng

Giống như các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật thay khớp háng cũng có những rủi ro như:

  • Phản ứng với thuốc gây tê hoặc gây mê
  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu nhiều
  • Hình thành cục máu đông

Ngoài ra, phẫu thuật thay khớp háng còn có những rủi ro riêng như:

  • Trật khớp háng
  • Gãy xương
  • Tổn thương dây thần kinh
  • Mất xương
  • Nhiễm trùng khớp
  • Phản ứng với các hạt hoặc ion được tạo ra từ khớp nhân tạo, đặc biệt là khi sử dụng khớp nhân tạo bằng kim loại
  • Đau ở hông hoặc chân
  • Chiều dài hai chân không bằng nhau
  • Sưng tấy
  • Bước đi khập khiễng
  • Khớp háng phát ra tiếng lục cục hoặc cót két

Khớp háng nhân tạo bền được bao lâu?

Tuổi thọ trung bình của khớp háng nhân tạo là từ 20 đến 25 năm. Sau đó, người bệnh có thể phải phẫu thuật để sửa hoặc thay khớp mới.

Trong một nghiên cứu, chỉ có 4,4% số người đã thay khớp háng cần phải phẫu thuật chỉnh sửa hoặc thay khớp mới trong 10 năm đầu. Khoảng 15% cần phẫu thuật chỉnh sửa sau 20 năm. (2)

Hiện tại chưa có nhiều dữ liệu về tuổi thọ của khớp háng nhân tạo bằng gốm nhưng khớp nhân tạo bằng gốm có độ bền cao hơn so với các vật liệu khác vì tốc độ mài mòn thấp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chụp X-quang có phát hiện được thoái hóa khớp háng không?
Chụp X-quang có phát hiện được thoái hóa khớp háng không?

Chụp X-quang là một công cụ được sử dụng để chẩn đoán thoái hóa khớp. Tuy nhiên, chụp X-quang không phải lúc nào cũng có thể phát hiện được bệnh thoái hóa khớp nên bác sĩ còn phải dựa trên các thông tin khác.

Nốt Heberden do thoái hóa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị
Nốt Heberden do thoái hóa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị

Nốt Heberden là những nốt sưng xuất hiện trên khớp ngón tay. Đó là một dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp do sụn trong khớp bị phá hủy. Nốt Heberden gây biến dạng ngón tay và gây khó khăn cho việc sử dụng bàn tay. Tuy rằng không có cách nào có thể điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp và nốt Heberden nhưng có nhiều cách để giảm đau và cải thiện khả năng cử động bàn tay.

Thoái hóa khớp nặng điều trị bằng cách nào?
Thoái hóa khớp nặng điều trị bằng cách nào?

Hiện tại không có cách nào có thể chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp và phục hồi khớp đã bị hỏng nhưng có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

Những vấn đề có thể xảy ra sau khi thay khớp gối nhân tạo
Những vấn đề có thể xảy ra sau khi thay khớp gối nhân tạo

Đương nhiên sẽ phải mất một thời gian để làm quen với khớp gối mới. Điều quan trọng là phải hiểu được những gì có thể xảy ra trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật và việc thay khớp gối có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày.

Những điều cần biết về phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
Những điều cần biết về phẫu thuật thay khớp háng toàn phần

Trong ca phẫu thuật thay khớp háng, bác sĩ sẽ loại bỏ các phần bị hỏng hoặc mòn ở khớp háng và sau đó thay bằng bộ phận nhân tạo. Phẫu thuật thay khớp háng thường được thực hiện trong những trường hợp thoái hóa khớp nghiêm trọng. Phẫu thuật thay khớp háng sẽ giúp giảm đau và phục hồi chức năng khớp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây