Nốt Heberden do thoái hóa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị
Triệu chứng thoái hóa khớp bàn tay
Nếu bạn thường xuyên bị đau hoặc cứng ngón tay thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp, loại thoái hóa khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả các khớp bàn tay.
Những người bị thoái hóa khớp bàn tay thường có các nốt sưng trên ngón tay, gọi là nốt Heberden. Những nốt sưng này thường là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh thoái hóa khớp ở bàn tay.
Các nốt Heberden thường xuất hiện ở quanh khớp liên đốt xa (khớp nối đốt ngón tay xa và đốt ngón tay giữa). Một loại nốt sưng khác cũng có thể hình thành ở bàn tay do thoái hóa khớp là nốt Bouchard. Nốt Bouchard thường hình thành ở khớp liên đốt gần (khớp nối giữa đốt ngón tay gần và đốt ngón tay giữa).
Nốt Heberden là gì?
Nốt Heberden là những nốt sưng cứng hình thành trên bàn tay do thoái hóa khớp.
Nốt Heberden được đặt theo tên của bác sĩ William Heberden Sr., một bác sĩ người Anh sống ở thế kỷ 17. Ông là người đầu tiên miêu tả về những nốt sưng này.
Nốt Heberden hình thành ở khớp gần đầu ngón tay, gọi là khớp liên đốt xa.
Loại nốt sưng tương tự - nốt Bouchard – hình thành ở khớp gần bàn tay, gọi là khớp liên đốt gần, nghĩa là thường xuất hiện ở dưới nốt Heberden.
Nguyên nhân gây hình thành nốt Heberden
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở:
- Phần dưới của cột sống
- Đầu gối
- Hông
- Ngón tay
Các khớp ở những khu vực này có lớp sụn đệm và bảo vệ bề mặt xương.
Thoái hóa khớp xảy ra do sụn bị hao mòn. Điều này có thể là do sự lão hóa tự nhiên nhưng cũng có thể xảy ra sau chấn thương.
Nguyên nhân gây hình thành nốt Heberden vẫn chưa được xác định rõ.
Nghiên cứu cho thấy nốt Heberden có thể hình thành do tình trạng viêm quanh khớp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến dây chằng, gân và bao khớp.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng nốt Heberden có thể là do một số thay đổi ở mô mềm và xương.
Khi sụn bị hao mòn, đầu xương sẽ không còn được bảo vệ và cọ xát vào nhau khi chuyển động.
Điều này sẽ dần dần phá hủy xương và gây đau đớn. Đây là một dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hóa khớp và nốt Heberden. Theo thời gian, cơn đau có thể giảm đi nhưng các nốt Heberden vẫn tiếp tục phát triển và gây biến dạng ngón tay.
Khi xương bị tổn thương, mô xương mới sẽ hình thành ở các đầu xương và tạo thành các nốt hoặc gai xương.
Vào thời điểm các nốt xuất hiện, ngón tay có thể sẽ bớt đau nhưng sẽ trở nên cứng, khó cử động.
Nốt Heberden thường xuất hiện sau khi khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, nốt Heberden thường là dấu hiệu cho thấy bệnh thoái hóa khớp đã ở mức độ nặng.
Triệu chứng của nốt Heberden
Nếu bạn thấy có cục cứng nhô lên bất thường ở khớp gần đầu ngón tay thì đó có thể là nốt Heberden.
Nốt Heberden cứng và kích thước nhỏ. Nốt Heberden có thể khiến cho ngón tay bị biến dạng.
Các triệu chứng của nốt Heberden gồm có:
- Cử động ngón tay khó khăn
- Đau
- Sưng tấy
- Ngón tay bị to lên và biến dạng
- Cứng khớp ngón tay
- Lực cầm nắm yếu
Dưới đây là một số đặc điểm của nốt Heberden:
- Nốt Heberden có thể hình thành ở bất kỳ ngón tay nào nhưng đa phần hình thành ở ngón trỏ và ngón giữa.
- Một ngón tay có thể có nhiều nốt Heberden.
- Nốt Heberden có thể xuất hiện từ từ hoặc nhanh chóng.
- Nốt Heberden thường gây đau đớn khi mới xuất hiện nhưng cũng có những trường hợp không gây đau
- Ở phụ nữ lớn tuổi bị bệnh gout và cao huyết áp đang phải dùng thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như hydrochlorothiazide, bệnh gout có thể gây lắng đọng tinh thể trong nốt Heberden và dẫn đến viêm cấp tính. Điều này gây đau đớn, sưng tấy ở các nốt Heberden.
Trong một số trường hợp, nốt Heberden hoàn toàn không có triệu chứng hoặc chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ.
Nốt Heberden sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhất là các hoạt động cần cầm nắm, ví dụ như mở nắp chai lọ hay cầm bút viết chữ.
Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống. Ở một số người, điều này thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Các yếu tố nguy cơ
Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp đa phần xảy ra ở người lớn tuổi nhưng hơn một nửa số người bị thoái hóa khớp có nốt Heberden được chẩn đoán trước 65 tuổi. (1)
Ngoài tuổi tác, các yếu tố khác làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp và nốt Heberden gồm có:
- Mắc bệnh di truyền ảnh hưởng đến khớp
- Bị thoái hóa khớp ở bàn tay
- Bị thoái hóa khớp ở đầu gối hoặc các vị trí khác trong cơ thể
- Bị viêm khớp dạng thấp, một loại viêm khớp tự miễn gây ra những thay đổi ở xương và sụn trong khớp
- Mắc bệnh gout – tình trạng tích tụ tinh thể urat trong khớp, điều này gây viêm và làm hỏng xương trong khớp
- Có tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp và nốt Heberden
- Béo phì vì khối lượng cơ thể lớn sẽ làm tăng áp lực lên khớp và khiến sụn bị phá hủy
- Chơi các môn thể thao hoặc làm công việc cần phải thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại
Điều trị nốt Heberden
Các cách để giảm đau gồm có:
- Thuốc giảm đau tại chỗ có chứa capsaicin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau và viêm
- Dùng dụng cụ chỉnh hình để hỗ trợ các khớp ngón tay
- Tiêm steroid. Tiêm steroid vào ngón tay sẽ khó thực hiện hơn so với các vị trí khác trên cơ thể nhưng gây tê da trước, chẳng hạn như bằng cách xịt lạnh và sử dụng kim tiêm thật nhỏ sẽ giúp cho quá trình tiêm steroid diễn ra dễ dàng hơn và giúp giảm bớt đau đớn cho người bệnh
- Nếu tình trạng nghiêm trọng và các phương pháp điều trị khác đều không hiệu quả thì người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật hợp nhất khớp
Trong một nghiên cứu nhỏ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng liệu pháp laser cường độ thấp có thể giúp giảm đau, sưng tấy và cải thiện khả năng cử động bàn tay cho những người có nốt Heberden và nốt Bouchard. (2, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26833862
Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để kiểm chứng hiệu quả của phương pháp này cách về lâu dài và cách thực hiện để mang lại kết quả tối ưu.
Điều trị thoái hóa khớp bàn tay
Nốt Heberen là kết quả của bệnh thoái hóa khớp ở bàn tay và có nhiều cách để kiểm soát thoái hóa khớp.
Không có cách nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp vì một khi sụn và xương bị hỏng thì sẽ không thể phục hồi lại như trước được. Mục tiêu điều trị là:
- Làm chậm sự tiến triển của bệnh
- Giảm đau
- Duy trì chức năng khớp và khả năng vận động
- Cải thiện chất lượng cuộc sống
Dưới đây là các phương pháp điều trị chính cho bệnh thoái hóa khớp bàn tay.
Trị liệu
Một số phương pháp trị liệu có thể giúp điều trị thoái hóa khớp ở bàn tay gồm có:
- Hoạt động trị liệu (occupational therapy): Trong quá trình hoạt động trị liệu, người bệnh sẽ được học cách sử dụng bàn tay sao cho không bị đau và thực hiện các công việc hàng ngày dễ dàng hơn. Chuyên gia trị liệu sẽ đánh giá khả năng cử động bàn tay của người bệnh và xác định các phương pháp trị liệu phù hợp. Ví dụ về các phương pháp trị liệu gồm có tập các bài tập ngón tay và sử dụng thiết bị hỗ trợ.
- Vật lý trị liệu: giúp cải thiện hoặc duy trì khả năng cử động khớp.
- Liệu pháp nhận thức - hành vi: giúp người bệnh học cách đối phó với cơn đau, cải thiện giấc ngủ và các vấn đề do stress.
Tập thể dục
Tập thể dục là một điều quan trọng để kiểm soát bệnh thoái hóa khớp, bao gồm cả thoái hóa khớp ở bàn tay.
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt, đồng thời giúp giảm căng thẳng và lo âu. Ngoài các bài tập toàn thân, người bị thoái hóa khớp bàn tay nên thực hiện thêm các bài tập tay để duy trì khả năng cử động ngón tay.
Phương pháp điều trị bổ sung
Một số phương pháp điều trị bổ sung giúp giảm sưng đau khớp và cải thiện khả năng cử động gồm có:
- Châm cứu
- Ủ nóng bằng
- Chườm nóng bằng sáp parafin, khăn nhúng nước nóng hoặc túi chườm
- Ngâm bàn tay trong nước ấm pha muối magie
Có bằng chứng cho thấy những phương pháp này có thể giúp giảm đau và cứng khớp.
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc không kê đơn để điều trị thoái hóa khớp gồm có:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) đường uống, chẳng hạn như ibuprofen để giảm đau và viêm
- Acetaminophen để giảm đau
- Thuốc bôi chứa capsaicin hoặc NSAID để giảm đau tại chỗ
Nếu đã dùng các loại thuốc không kê đơn này mà không hiệu quả, người bệnh sẽ phải chuyển sang dùng:
- NSAID liều cao hơn
- NSAID kê đơn
- duloxetine
- tiêm corticoid (corticosteroid)
Đôi khi người bệnh cần phải dùng thuốc chống trầm cảm để giảm căng thẳng, lo âu. Đây là những vấn đề xảy ra rất phổ biến ở người mắc các bệnh mạn tính như thoái hóa khớp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường là giải pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác đều không hiệu quả.
Một trong những loại phẫu thuật để điều trị bệnh thoái hóa khớp là thay khớp nhưng cách này chỉ dành cho những trường hợp thoái hóa khớp gối và thoái hóa khớp háng. Phẫu thuật thay khớp hiếm khi dược chỉ định để điều trị thoái hóa khớp bàn tay vì tỷ lệ thành công thấp.
Thực phẩm chức năng cần tránh
Tổ chức Viêm khớp khuyến cáo không nên sử dụng những loại thực phẩm chức năng sau để điều trị thoái hóa khớp bàn tay:
- Dầu cá
- Vitamin D
- Bisphosphonate
- Glucosamine
- Chondroitin sulfate
Lý do là vì chưa có bằng chứng nào chứng minh hiệu quả điều trị thoái hóa khớp của các loại thực phẩm chức năng này và một số loại loại thực phẩm chức năng có thể gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác với các loại thuốc mà người bệnh đang dùng.
Thoái hóa khớp sau chấn thương là tình trạng các cấu trúc trong khớp bị tổn thương sau khi khớp bị chấn thương.
Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Thoái hóa khớp là do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau. Điều này gây sưng, đau khớp và làm giảm phạm vi chuyển động của khớp. Thoái hóa khớp thường tiến triển từ từ theo thời gian. Một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể là khớp bàn ngón chân cái (khớp nối ngón chân cái với xương bàn chân).
Thoái hóa khớp là một loại viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả các khớp của bàn tay.
Khớp vai là một khớp lồi cầu - ổ chảo, được tạo nên bởi ba xương là chỏm xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Đây là một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể do phải chuyển động liên tục hàng ngày. Thoái hóa khớp là tình trạng khớp bị hao mòn theo thời gian. Tình trạng này gây đau đớn và giảm khả năng cử động khớp.
Hiện tại không có cách nào có thể chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp và phục hồi khớp đã bị hỏng nhưng có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.