1

Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Thoái hóa khớp là do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau. Điều này gây sưng, đau khớp và làm giảm phạm vi chuyển động của khớp. Thoái hóa khớp thường tiến triển từ từ theo thời gian. Một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể là khớp bàn ngón chân cái (khớp nối ngón chân cái với xương bàn chân).
Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng của thoái hóa khớp bàn ngón chân cái

Ngay từ giai đoạn đầu, thoái hóa khớp bàn ngón chân cái đã có thể gây đau nhức và sưng khớp. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau nhức ở các ngón chân khác hoặc vòm bàn chân khi đi lại.

Theo thời gian, khớp sẽ có cảm giác nóng, điều này là do các dây thần kinh trong khớp bị kích thích.

Tình trạng đau và cứng khớp thường xảy ra hoặc tăng nặng sau khi ngồi lâu hoặc khi thức dậy vào buổi sáng do khớp không cử động trong một thời gian dài.

Ở người bị thoái hóa khớp, tình trạng tổn thương xương trong khớp sẽ khiến cơ thể tạo ra nhiều mô xương hơn và điều này dẫn đến hình thành gai xương. Các đầu xương trong khớp cũng có thể dính liền với nhau và điều này khiến khớp mất khả năng chuyển động.

Biến dạng khớp

Khi không còn sụn, các đầu xương trong khớp sẽ cọ xát với nhau. Điều này gây viêm và sưng quanh khớp.

Do không còn sụn nên khoảng trống trong khớp sẽ bị thu hẹp lại.

Khi xương bị tổn thương, cơ thể sẽ tạo ra thêm mô xương mới và làm hình thành gai xương ở các đầu xương. Điều này sẽ làm biến dạng khớp bàn ngón chân cái và càng gây khó khăn cho việc đi lại.

Theo thời gian, ngón chân cái thay đổi và chèn ép vào các ngón chân khác, khiến cho khớp ở gốc ngón chân cái to lên. Tình trạng này gọi là biến dạng ngón chân cái (bunion). Do phần bị to lên không phải là xương nên sẽ không hiển thị trên phim X-quang.

Đi lại khó khăn

Thoái hóa khớp làm giảm khả năng chuyển động của ngón chân cái và điều này sẽ gây khó khăn cho việc đi lại.

Trọng lực phân bố không đều ở bàn chân khi đi lại sẽ làm tăng nguy cơ biến dạng ngón chân cái. Khi bị to lên, ngón chân cái sẽ đẩy vào vào các ngón chân khác và điều này sẽ gây đau đớn.

Sự cọ xát giữa các đầu xương trong khớp và giữa đầu xương với giày cũng là nguyên nhân gây đau.

Theo thời gian, biến dạng ngón chân cái sẽ làm hình thành vết chai và ngón chân hình búa – tình trạng các ngón chân bị gập cong và còn có thể chồng lên nhau.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp là do sụn bị hao mòn. Khả năng chữa lành sụn bị tổn thương sẽ giảm theo thời gian. Do đó, nguy cơ thoái hóa khớp sẽ tăng lên khi có tuổi.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp còn có:

  • Tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp
  • Thừa cân, béo phì
  • Từng bị chấn thương ở khớp

Bệnh thoái hóa khớp chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi. Nếu bệnh khởi phát khi còn trẻ thì có thể là do di truyền.

Điều trị thoái hóa khớp bàn ngón chân cái

Các phương pháp điều trị tại nhà

  • Chườm lạnh để giảm đau tạm thời
  • Chọn giày dép thoải mái, tránh đi giày cao gót, giày chật và giày mũi nhọn
  • Dùng lót giày y khoa.
  • Giảm cân nếu thừa cân để giảm áp lực lên khớp
  • Chú ý đến chế độ ăn uống
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Sử dụng gậy chống để đi lại vững vàng hơn

Những thay đổi lối sống này có thể giúp giảm các triệu chứng và trì hoãn sự tiến triển của bệnh thoái hóa khớp.

Điều trị bằng thuốc

  • Tiêm corticoid trực tiếp vào khớp để giảm sưng và giảm đau. Đôi khi chỉ cần tiêm một mũi duy nhất nhưng có thể tiêm 3 đến 4 mũi một năm.
  • Dùng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không kê đơn đường uống để giảm sưng đau
  • Thuốc giảm đau tại chỗ
  • Nếu thuốc không kê đơn không hiệu quả, người bệnh sẽ phải chuyển sang dùng thuốc kê đơn.

Phẫu thuật

Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ sụn bị hỏng và lắp nẹp vít giữ cố định xương trong khớp. Loại phẫu thuật này gọi là hợp nhất khớp. Sau phẫu thuật, khớp bàn ngón chân cái sẽ không thể cử động được nữa.

Một loại phẫu thuật khác để điều trị thoái hóa khớp là thay khớp, gồm có thay khớp bán phần và thay khớp toàn phần. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần bị hỏng của khớp và thay bằng khớp nhân tạo. Sau phẫu thuật, khớp sẽ vẫn có thể cử động bình thường.

Ngăn ngừa thoái hóa khớp

Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm áp lực lên khớp. Theo Tổ chức Viêm khớp (the Arthritis Foundation), cứ tăng 0,5kg cân nặng thì áp lực mà khớp gối phải chịu sẽ tăng thêm khoảng 2kg. (1) Theo thời gian, sự gia tăng áp lực này sẽ làm hỏng sụn và xương dưới sụn.

Duy trì đường huyết khỏe mạnh

Theo Tổ chức Viêm khớp, những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao gần gấp đôi so với người không bị tiểu đường. (2)

Nghiên cứu gần đây cho thấy lượng đường trong máu cao có thể làm hình thành các phân tử khiến sụn bị cứng lại. Tình trạng viêm trong cơ thể do bệnh tiểu đường cũng sẽ gây mất sụn.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp củng cố các cơ hỗ trợ khớp và giúp cải thiện tính linh hoạt của khớp. Tập thể dục cường độ vừa phải 5 lần mỗi tuần, mỗi lần 30 phút có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Tránh chấn thương

Chấn thương sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Thực hiện các cách dưới đây để giảm nguy cơ chấn thương khớp

  • Mang đồ bảo hộ khi chơi thể thao
  • Tập thể dục đúng kỹ thuật
  • Giữ đúng tư thế khi bê đồ nặng

Tóm tắt bài viết

Có một số yếu tố có thể góp phần dẫn đến thoái hóa khớp, bao gồm cả yếu tố lối sống và yếu tố di truyền. Tuy rằng không thể chữa khỏi hoàn toàn thoái hóa khớp nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh, gồm có các biện pháp khắc phục tại nhà, dùng thuốc và phẫu thuật. Tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng khỏe mạnh và tránh chấn thương là những điều quan trọng để phòng ngừa thoái hóa khớp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là một vấn đề phổ biến gây đau, sưng tấy, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, từ các biện pháp khắc phục tại nhà như chườm, tập thể dục nhẹ nhàng cho đến dùng thuốc và phẫu thuật.

Thoái hóa khớp bàn tay: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp bàn tay: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là một loại viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả các khớp của bàn tay.

Thoái hóa khớp vai: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp vai: Triệu chứng và cách điều trị

Khớp vai là một khớp lồi cầu - ổ chảo, được tạo nên bởi ba xương là chỏm xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Đây là một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể do phải chuyển động liên tục hàng ngày. Thoái hóa khớp là tình trạng khớp bị hao mòn theo thời gian. Tình trạng này gây đau đớn và giảm khả năng cử động khớp.

Thoái hóa khớp vai: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp vai: Triệu chứng và cách điều trị

Khớp vai là một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể. Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai, từ các phương pháp điều trị không xâm lấn như dùng thuốc, vật lý trị liệu cho đến phẫu thuật.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây