1

Thoái hóa khớp vai: Triệu chứng và cách điều trị

Khớp vai là một khớp lồi cầu - ổ chảo, được tạo nên bởi ba xương là chỏm xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Đây là một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể do phải chuyển động liên tục hàng ngày. Thoái hóa khớp là tình trạng khớp bị hao mòn theo thời gian. Tình trạng này gây đau đớn và giảm khả năng cử động khớp.
Thoái hóa khớp vai: Triệu chứng và cách điều trị Thoái hóa khớp vai: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp không phải nguyên nhân duy nhất gây đau vai. Còn có rất nhiều vấn đề khác cũng có triệu chứng tương tự, ví dụ như chấn thương hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, triệu chứng đau do thoái hóa khớp thường bắt đầu từ từ, ban đầu chỉ ở mức độ nhẹ và tăng dần theo thời gian. Trong khi đó, đau do chấn thương hoặc nhiễm trùng thường xảy ra đột ngột.

Bài viết dưới đây sẽ điểm qua các triệu chứng chính của thoái hóa khớp vai và các phương pháp điều trị.

Triệu chứng thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của vai chứ không chỉ riêng khớp vai.

Vai gồm có các xương và khớp dưới đây:

  • Xương cánh tay: xương dài ở phần bên trên của cánh tay, từ vai cho đến khuỷu tay.
  • Xương bả vai: xương có hình tam giác, nằm ở phía sau vai
  • Xương đòn (xương quai xanh): nối cánh tay với cơ thể
  • Khớp vai: nơi đầu xương cánh tay (lồi cầu) nối với xương bả vai (ổ cối), cho phép cánh tay chuyển động tròn
  • Khớp cùng đòn: nơi xương đòn gặp mỏm cùng vai (phần trên cùng của xương bả vai)

Khớp cùng đòn (acromioclavicular joint) cũng là một khớp dễ bị thoái hóa.

Theo thời gian, sụn và xương dưới sụn sẽ bị hao mòn. Điều này dẫn đến thoái hóa khớp vai.

Các triệu chứng chính của thoái hóa khớp vai gồm có:

  • Cứng khớp
  • Đau khớp
  • Khó cử động vai

Các nguyên nhân khác gây đau vai

Ngoài thoái hóa khớp còn rất nhiều nguyên nhân khác gây đau vai. Để chẩn đoán thoái hóa khớp vai, bác sĩ sẽ phải loại từ các bệnh lý khác cũng gây ra triệu chứng tương tự bằng cách khám lâm sàng, chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ (MRI).

Các nguyên nhân phổ biến khác gây đau vai gồm có:

  • Gãy xương
  • Chấn thương chóp xoay
  • Viêm khớp vai thể đông cứng
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Trật khớp

Thoái hóa khớp vai là một bệnh tiến triển, có nghĩa là khớp sẽ ngày càng bị hỏng nặng theo thời gian. Cơn đau vai do thoái hóa khớp ban đầu thường chỉ nhẹ và sau đó tăng dần về cường độ lẫn tần suất. Nếu vai bị đau đột ngột thì đó có thể là triệu chứng của chấn thương hoặc nhiễm trùng.

Ai có nguy cơ thoái hóa khớp vai?

Theo nghiên cứu vào năm 2016, ước tính có khoảng 16% đến 20 % người từ 50 tuổi trở lên bị thoái hóa khớp vai. (1)

Tuổi cao là yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp xảy ra do sự hao mòn khớp theo thời gian. Do đó, càng chuyển động khớp nhiều thì nguy cơ thoái hóa khớp sẽ càng cao.

Ngoài ra, các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai gồm có:

  • Tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp
  • Từng bị chấn thương ở vai
  • Làm công việc đòi hỏi phải cử động tay và vai nhiều
  • Béo phì

Tuy nhiên, không phải cứ có các yếu tố này là sẽ bị thoái hóa khớp vai. Tình trạng thoái hóa khớp có thể xảy ra ở những khớp khác, thường là khớp hông hoặc khớp gối.

Chẩn đoán thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai là một bệnh phổ biến nhưng các bác sĩ đôi khi vẫn gặp khó khăn trong chẩn đoán. Các triệu chứng của thoái hóa khớp vai thường tương tự như triệu chứng của các vấn đề về cổ hoặc chấn thương vai.

Trước tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và khai thác bệnh sử. Bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi cho người bệnh như:

  • Cơn đau bắt đầu khi nào?
  • Người bệnh có từng bị té ngã, tai nạn hoặc chơi thể thao gần đây không?
  • Người bệnh có tiền sử chấn thương ở vai không?
  • Người bệnh có thấy vai vị sưng hoặc nổi cục không?
  • Người bệnh có bị đau cổ không?
  • Cơn đau có lan từ vai xuống cánh tay và ngón tay không?
  • Điều gì làm cho cơn đau nặng thêm? Điều gì giúp giảm cơn đau?

Những câu hỏi này có thể giúp bác sĩ xác định các phương pháp chẩn đoán cần thực hiện tiếp theo. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gồm có:

  • Chụp X-quang
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Siêu âm

Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cử động cánh tay, cổ và vai để đánh giá phạm vi chuyển động. Bác sĩ cũng sẽ quan sát xem vùng vai của người bệnh có bị sưng đỏ hay không.

Điều trị thoái hóa khớp vai

Việc điều trị thoái hóa khớp vai sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Phương pháp điều trị bảo tồn

Bác sĩ thường sẽ chỉ định các phương pháp điều trị bảo tồn trước, chẳng hạn như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen (50% đến 67% số người sử dụng NSAID cho biết triệu chứng đau thuyên giảm)
  • Tập vật lý trị liệu để tăng cường cơ xung quanh vai
  • Tiêm thuốc để giảm viêm ở khớp vai, chẳng hạn như corticoid hoặc axit hyaluronic

Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn.

Các loại phẫu thuật để điều trị bệnh thoái hóa khớp vai gồm có:

  • Phẫu thuật nội soi khớp vai: loại bỏ gai xương hình thành ở khớp vai và sửa chữa những bộ phận bị hỏng của khớp vai, chẳng hạn như sụn.
  • Thay khớp vai bán phần: loại bỏ một phần khớp (thường là đầu của xương cánh tay) bằng bộ phận nhân tạo.
  • Thay khớp vai toàn phần: Đây là loại phẫu thuật có mức độ xâm lấn cao nhất. Trong ca phẫu thuật, bác sĩ cắt bỏ cả đầu xương cánh tay và xương bả vai rồi thay bằng khớp nhân tạo.

Giống như tất cả các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp vai cũng có những rủi ro nhất định, ví dụ như nhiễm trùng và đào thải khớp nhân tạo. Tuy nhiên, những vấn đề này đều rất hiếm khi xảy ra.

Tóm tắt bài viết

Thoái hóa khớp vai gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Thoái hóa khớp vai xảy ra do sự hao mòn khớp theo thời gian. Do đó, người cao tuổi có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn. Tuy nhiên, thoái hóa khớp vai cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi có tiền sử chấn thương vai hoặc thừa cân, béo phì.

Tình trạng đau vai do thoái hóa khớp sẽ ngày càng nặng và làm giảm khả năng vận động.

Phần lớn các trường hợp thoái hóa khớp vai đều đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bảo tồn, gồm có dùng thuốc đường uống và thuốc tiêm.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không cải thiện thì người bện sẽ phải phẫu thuật, chẳng hạn như thay khớp vai bán phần hoặc toàn phần.

Nếu bị đau vai kéo dài thì hãy đi khám càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Thoái hóa khớp là do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau. Điều này gây sưng, đau khớp và làm giảm phạm vi chuyển động của khớp. Thoái hóa khớp thường tiến triển từ từ theo thời gian. Một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể là khớp bàn ngón chân cái (khớp nối ngón chân cái với xương bàn chân).

Thoái hóa khớp bàn tay: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp bàn tay: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là một loại viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả các khớp của bàn tay.

Nốt Heberden do thoái hóa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị
Nốt Heberden do thoái hóa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị

Nốt Heberden là những nốt sưng xuất hiện trên khớp ngón tay. Đó là một dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp do sụn trong khớp bị phá hủy. Nốt Heberden gây biến dạng ngón tay và gây khó khăn cho việc sử dụng bàn tay. Tuy rằng không có cách nào có thể điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp và nốt Heberden nhưng có nhiều cách để giảm đau và cải thiện khả năng cử động bàn tay.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây