1

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị Thoái hóa cột sống thắt lưng: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa khớp (Osteoarthritis) hay viêm xương khớp là một bệnh do sụn bị phá hủy gây ra. Sụn là cấu trúc mô trơn, đàn hồi giúp bảo vệ khớp và giảm ma sát, cho phép khớp có thể chuyển động bình thường.

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở các khớp khác nhau trong cơ thể như:

  • Bàn tay
  • Đầu gối
  • Hông
  • Cột sống

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh ảnh hưởng đến các khớp xương nhỏ, sụn giữa các đốt xương và dây chằng ở cột sống.

Theo thời gian, lớp sụn bao phủ các khớp xương nhỏ có thể bị bào mòn. Đĩa đệm giữa các đốt xương được cấu tạo nên chủ yếu từ nước. Khi chúng ta già đi, những đĩa đệm này sẽ bị mất nước và khô. Điều này sẽ làm cho các đĩa đệm trong cột sống bị co lại và khiến cho áp lực lên các khớp xương nhỏ tăng lên.

Các triệu chứng phổ biến

Thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra nhiều triệu chứng khác nhau nhưng phổ biến nhất là đau lưng. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng lưng dưới. Trong giai đoạn đầu của bệnh, cơn đau thường chỉ xảy ra vào buổi sáng do cơ thể không hoạt động trong suốt một đêm. Nhưng vì đây là một bệnh tiến triển nên các triệu chứng sẽ nặng dần lên theo thời gian. Các triệu chứng khác của thoái hóa cột sống thắt lưng còn có:

  • Đau khớp
  • Cứng khớp
  • Chuyển động bị hạn chế
  • Yếu hoặc tê ở chân hoặc tay, cảm giác châm chích ở chân

Các cơn đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng thường nặng hơn khi ngồi thẳng hoặc đứng và đỡ hơn khi nằm.Tuy nhiên nhiều người bị thoái hóa cột sống thắt lưng lại không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra do sự thoái hóa dần dần của lớp sụn quanh các khớp ở vùng thắt lưng. Nguyên nhân chính xác gây nên sự thoái hóa này hiện vẫn chưa được xác định rõ nhưng có các yếu tố khiến cho một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, điển hình là những người đã từng bị chấn thương cột sống.

Việc từng bị chấn thương sẽ làm cho sụn bị thoái hóa với tốc độ nhanh hơn nhiều. Béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng vì trọng lượng cơ thể nặng sẽ khiến cho các khớp trong cột sống phải chịu nhiều áp lực lớn. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như:

  • Tuổi cao
  • Là phụ nữ
  • Có tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp
  • Tính chất công việc khiến khớp xương phải chịu áp lực liên tục
  • Khiếm khuyết về khớp hoặc sụn bẩm sinh

Cách chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng

Trước khi chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử gia đình mắc bệnh và tiến hành thăm khám lâm sàng để kiểm tra mức độ đau nhức, hạn chế trong phạm vi chuyển động và tình trạng sưng ở vùng lưng. Bạn nên nói chi tiết cho bác sĩ về tất cả các triệu chứng mà bạn gặp phải, chẳng hạn như tê hoặc yếu chân tay.

Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng được sử dụng để chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng. Những phương pháp này cho phép kiểm tra tình trạng tổn thương ở cấu trúc xương, gai xương và mất sụn ở khớp. Thường thì bạn sẽ cần chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để lấy hình ảnh chi tiết của cột sống.

Vì thoái hóa cột sống thắt lưng có triệu chứng tương tự như một số vấn đề khác nên thường bạn sẽ phải xét nghiệm máu để loại trừ khả năng các triệu chứng là do nguyên nhân khác gây nên.

Đôi khi còn cần tiến hành cả phương pháp xét nghiệm dịch khớp. Trong quy trình xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng kim tiêm đưa vào khớp có vấn đề và hút ra một lượng dịch nhỏ. Phương pháp này giúp xác định liệu các triệu chứng là do thoái hóa khớp, bệnh gút hay nhiễm trùng.

Các biến chứng

Khi gặp bất cứ triệu chứng nào của thoái hóa cột sống thắt lưng thì cũng tuyệt đối không được coi thường. Đây là một bệnh tiến triển, có nghĩa là tình trạng sẽ nặng dần theo thời gian. Mặc dù chỉ bị các triệu chứng nhẹ nhưng nếu không được điều trị thì thoái hóa khớp sẽ gây cản trở đến các hoạt động thường ngày và thậm chí dẫn dến khuyết tật vĩnh viễn.

Cách điều trị

Đến nay vẫn chưa có cách nào điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và các khớp bị tổn hại cũng không thể hồi phục lại như ban đầu. Mục tiêu của các phương pháp điều trị chỉ là giảm đau và cải thiện khả năng vận động của khớp. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Các trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) là đủ nhưng cần dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn để tránh gây tổn thương gan. Bạn cũng có thể giảm đau và kháng viêm bằng ibuprofen (Advil) và naproxen natri (EC-Naprosyn). Các loại thuốc này thường đi kèm với tác dụng phụ là cảm giác khó chịu ở dạ dày, rối loạn chảy máu và tổn thương nội tạng, vì vậy nên cũng phải dùng đúng theo chỉ dẫn.

Nếu đã dùng các loại thuốc không kê đơn mà không có hiệu quả thì bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm để điều trị các cơn đau mãn tính. Một lựa chọn khác là tiêm corticosteroid trực tiếp vào các khớp bị ảnh hưởng. Mặc dù đa số những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng thường không cần phải phẫu thuật nhưng trong các trường hợp nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để thay thế đĩa đệm bị tổn thương ở cột sống.

Ngoài ra còn có các phương pháp khác để cải thiện tình trạng bệnh như:

  • Tập các bài tập nhẹ nhàng (ví dụ như thái cực quyền và yoga) để giảm đau và cải thiện khả năng chuyển động của khớp
  • Chườm nóng hoặc lạnh
  • Vật lý trị liệu

Thói quen sinh hoạt

Một số thay đổi về lối sống sẽ giúp cho việc sống chung với thoái hóa cột sống thắt lưng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Một trong những thay đổi này là chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống khoa học và duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và giảm bớt áp lực lên cột sống. Thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày cũng là cách hiệu quả để củng cố các khớp xương và cải thiện khả năng chuyển động. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên còn đem lại những lợi ích khác như giúp tâm trạng tốt hơn, tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng lưu thông máu và đặc biệt là làm giảm các cơn đau khi thực hiện các công việc hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu tập thì nên nói chuyện với bác sĩ về các bài tập phù hợp. Một số lựa chọn tập luyện dành cho người thoái hóa cột sống thắt lưng gồm có đi bộ, bơi lội, các bài tập aerobic nhẹ nhàng, yoga, pilates, thái cực quyền và các bài tập tăng cơ.

Triển vọng cho người bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh tiến triển nặng dần theo năm tháng nhưng bằng cách điều trị đúng cách và thay đổi lối sống, người bệnh vẫn có thể giảm bớt các cơn đau, làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh và sống một cuộc sống bình thường.

Bệnh này rất khó đoán trước. Một số người thoái hóa khớp chỉ bị các triệu chứng nhẹ và bệnh không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày nhưng có người lại bị tàn tật một phần hoặc nghiêm trọng do thoái hóa cột sống thắt lưng. Để tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng như vậy thì không được xem thường bất kỳ triệu chứng nào dù chỉ là rất nhẹ và cần đi khám nếu bạn bị đau, tê, yếu hoặc sưng ở lưng hay ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thoái hóa khớp sau chấn thương: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp sau chấn thương: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp sau chấn thương là tình trạng các cấu trúc trong khớp bị tổn thương sau khi khớp bị chấn thương.

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là một vấn đề phổ biến gây đau, sưng tấy, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, từ các biện pháp khắc phục tại nhà như chườm, tập thể dục nhẹ nhàng cho đến dùng thuốc và phẫu thuật.

Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Thoái hóa khớp là do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau. Điều này gây sưng, đau khớp và làm giảm phạm vi chuyển động của khớp. Thoái hóa khớp thường tiến triển từ từ theo thời gian. Một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể là khớp bàn ngón chân cái (khớp nối ngón chân cái với xương bàn chân).

Thoái hóa khớp bàn tay: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp bàn tay: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là một loại viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả các khớp của bàn tay.

Thoái hóa khớp vai: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp vai: Triệu chứng và cách điều trị

Khớp vai là một khớp lồi cầu - ổ chảo, được tạo nên bởi ba xương là chỏm xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Đây là một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể do phải chuyển động liên tục hàng ngày. Thoái hóa khớp là tình trạng khớp bị hao mòn theo thời gian. Tình trạng này gây đau đớn và giảm khả năng cử động khớp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây