1

Chụp X-quang có phát hiện được thoái hóa khớp háng không?

Chụp X-quang là một công cụ được sử dụng để chẩn đoán thoái hóa khớp. Tuy nhiên, chụp X-quang không phải lúc nào cũng có thể phát hiện được bệnh thoái hóa khớp nên bác sĩ còn phải dựa trên các thông tin khác.
Chụp X-quang có phát hiện được thoái hóa khớp háng không? Chụp X-quang có phát hiện được thoái hóa khớp háng không?

Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn ở đầu xương bị mòn. Điều này khiến các đầu xương trong khớp cọ xát với nhau, gây đau đớn và giảm phạm vi chuyển động của khớp.

Thoái hóa khớp háng xảy ra ở vị trí xương đùi nối với xương chậu. Giữa hai xương này có một lớp sụn cho phép khớp háng chuyển động trơn tru. Thoái hóa khớp háng xảy ra khi lớp sụn này bị mòn. Khi không còn sụn, xường đùi và xương chậu cọ xát với nhau, gây viêm và đau.

Ảnh chụp X-quang cho thấy điều gì?

Khớp hông là khớp hoạt dịch, được tạo nên bởi phần đầu của xương đùi (chỏm xương đùi) và ổ cối xương chậu. Phần đầu của xương đùi có hình chỏm cầu, được bọc bởi một lớp sụn, nằm khít trong ổ cối. Đặc điểm này của khớp háng cho phép chân di chuyển theo nhiều hướng.

Trên phim chụp X-quang khớp háng bình thường, giữa chỏm xương đùi và xương chậu sẽ có một khoảng trống nhỏ. Đó chính là lớp sụn bao bọc chỏm xương đùi.

Ở người bị thoái hóa khớp háng, khoảng trống này trên phim chụp X-quang sẽ hẹp hơn nhiều do sụn đã bị mòn, khiến chỏm xương đùi nằm sát với ổ cối xương chậu.

Do không còn sụn nên xương đùi và xương chậu sẽ cọ xát vào nhau khi cử động chân. Điều này gây đau và cứng khớp, khiến cho việc đi lại, đứng và ngồi trở nên khó khăn. Phim chụp X-quang còn có thể thấy cho thấy các vết nứt trên xương, các mảnh bị khuyết thiếu ở đầu xương đùi hoặc các vùng trắng nơi xương đùi bị cứng lại (đặc xương dưới sụn).

Các vùng sụn và xương bị hỏng do hao mòn ở khớp cũng có thể hiển thị trên phim X-quang hông dưới dạng các mảnh màu trắng xung quanh khớp. Xương bị tổn thương có thể dẫn đến hình thành gai xương – các cấu trúc xương cứng và nhẵn ở đầu xương. Gai xương cũng hiển thị trên phim X-quang.

Chụp X-quang còn giúp phát hiện vôi hóa sụn, tình trạng tích tụ các tinh thể canxi trong khớp. Đây là một biến chứng thường gặp của thoái hóa khớp. Vôi hóa sụn hiển thị trên phim chụp X-quang dưới dạng những đường trắng trên bề mặt sụn.

Chụp X-quang có đánh giá được mức độ nghiêm trọng của thoái hóa khớp không?

Chụp X-quang cho thấy sự hao mòn và tổn thương ở khớp háng do thoái hóa khớp.

Chụp X-quang hông sẽ cho biết:

  • Mức độ mòn sụn
  • Mức độ thu hẹp khoảng trống trong khớp
  • Mức độ thương tổn đầu xương đùi

Tuy nhiên, chụp X-quang không phải lúc nào cũng đánh giá được mức độ hư hỏng sụn.

Quy trình chụp X-quang hông

Quy trình chụp X-quang hông cũng tương tự chụp X-quang các khu vực khác trên cơ thể.

Bạn hầu như không cần phải chuẩn bị gì trước khi chụp X-quang nhưng nên lưu ý những điều dưới đây để quá trình chụp X-quang diễn ra thuận lợi hơn:

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và dễ cởi để phòng trường hợp phải thay áo choàng tại bệnh viện.
  • Cởi bỏ toàn bộ trang sức và các vật dụng bằng kim loại trên người. Những vật dụng này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp X-quang.
  • Cho kỹ thuật viên biết nếu bạn có bất kỳ thiết bị cấy ghép bằng kim loại nào trong cơ thể.

Một số máy chụp X-quang đòi hỏi người bệnh đứng cạnh máy trong khi một số máy lại đòi hỏi người bệnh nằm trên bàn chụp. Kỹ thuật viên sẽ di chuyển máy qua hông người bệnh để tia X tạo ra hình ảnh.

Bạn phải đứng hoặc nằm bất động trong suốt quá trình chụp để máy cho ra hình ảnh rõ nét. Sau khi hoàn tất, bạn có thể thay đồ. Quá trình chụp X-quang thường chỉ mất vài phút.

Bạn có thể sẽ được trả kết quả sau vài phút hoặc được hẹn lịch đến lấy kết quả sau vài ngày.

Chụp X-quang có chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp không?

Theo một nghiên cứu vào năm 2022, chụp X-quang không phải lúc nào cũng có thể xác nhận chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp háng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. (1)

Trong nhiều trường hợp, phim chụp X-quang không cho thấy được những thay đổi trong cấu trúc khớp ở giai đoạn đầu của bệnh thoái hóa khớp, chẳng hạn như thu hẹp không gian khớp và tổn thương chỏm xương đùi. Đây thường là lúc mà người bệnh bắt đầu cảm thấy đau đớn và có sự thay đổi rõ rệt khi đi lại. Nhiều trường hợp mặc dù đã bị đau nhưng ảnh chụp X-quang lại khong cho thấy bất cứ thay đổi bất thường nào ở khớp.

Các bác sĩ thường phải sử dụng cả các công cụ chẩn đoán khác để đánh giá mức độ tiến triển của tình trạng thoái hóa khớp và mức độ tổn thương ở khớp. Sau khi đánh giá chính xác tình trạng, bác sĩ sẽ xác định phương án điều trị thích hợp. Nếu khớp đã bị hỏng nặng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật thay khớp háng.

Các phương pháp chẩn đoán khác

Một số phương pháp khác mà bác sĩ thường sử dụng để chẩn đoán thoái hóa khớp háng gồm có:

  • Khám lâm sàng
  • Hỏi người bệnh về các triệu chứng, chẳng hạn như mức độ đau và giảm khả năng cử động
  • Xem xét các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tuổi tác, cân nặng và tiền sử gia đình
  • So sánh chiều dài hai chân
  • Đánh giá tư thế đi lại của người bệnh
  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để kiểm tra các dây thần kinh và mạch máu xung quanh khớp
  • Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp

Tóm tắt bài viết

Chụp X-quang là một công cụ được sử dụng để chẩn đoán thoái hóa khớp háng nhưng bác sĩ thường phải kết hợp thêm các phương pháp khác để xác nhận chẩn đoán.

Nếu bạn cảm thấy đau và cứng khớp khi đi lại, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Thoái hóa khớp tương đối dễ điều trị nếu được phát hiện sớm.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thoái hóa khớp sau chấn thương: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp sau chấn thương: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp sau chấn thương là tình trạng các cấu trúc trong khớp bị tổn thương sau khi khớp bị chấn thương.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông

Thoái hóa khớp hông xảy ra do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau khi chuyển động, điều này gây viêm và làm hỏng xương. Tình trạng này gây đau đớn và cứng khớp.

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là một vấn đề phổ biến gây đau, sưng tấy, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, từ các biện pháp khắc phục tại nhà như chườm, tập thể dục nhẹ nhàng cho đến dùng thuốc và phẫu thuật.

Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Thoái hóa khớp là do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau. Điều này gây sưng, đau khớp và làm giảm phạm vi chuyển động của khớp. Thoái hóa khớp thường tiến triển từ từ theo thời gian. Một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể là khớp bàn ngón chân cái (khớp nối ngón chân cái với xương bàn chân).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây