1

Bệnh thoái hóa khớp có di truyền không?

Thoái hóa khớp là do sự hao mòn khớp theo thời gian. Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này, trong đó có cả yếu tố di truyền. Thoái hóa khớp là một bệnh mạn tính với hàng trăm triệu người mắc trên thế giới. Đây là loại viêm khớp phổ biến nhất, chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi và là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng tàn tật ở người lớn. Bất kỳ ai cũng có thể bị thoái hóa khớp nhưng những người có tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp khớp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh thoái hóa khớp có di truyền không? Bệnh thoái hóa khớp có di truyền không?

Thoái hóa khớp là gì?

Các đầu xương được bao bọc bởi một lớp mô liên kết mềm dẻo gọi là sụn. Sụn có vai trò bảo vệ đầu xương, hấp thụ sốc và cho phép khớp chuyển động trơn tru. Bệnh thoái hóa khớp xảy ra do sự hao mòn sụn theo thời gian. Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gồm có:

  • Đau khớp, đau tăng khi cử động và giảm khi nghỉ ngơi
  • Cứng khớp, nhất là vào buổi sáng và sau một thời gian không hoạt động
  • Sưng khớp
  • Mất ổn định và giảm khả năng cử động khớp
  • Khi tình trạng tiến triển nặng, khớp sẽ bị đau cả khi không hoạt động

Hiện không có cách nào có thể chữa trị khỏi bệnh thoái hóa khớp nhưng có nhiều cách để làm giảm các triệu chứng, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật.

Thoái hóa khớp có di truyền không?

Bệnh thoái hóa khớp có yếu tố di truyền. Những người có tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là gen trực tiếp gây ra bệnh thoái hóa khớp. Mối liên hệ giữa bệnh thoái hóa khớp và gen di truyền phức tạp hơn thế và còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến nguy cơ mắc thoái hóa khớp, chẳng hạn như lối sống, cân nặng và nghề nghiệp.

“Hệ số di truyền” (heritability) là thuật ngữ mà các nhà di truyền học sử dụng để đo mức độ ảnh hưởng của biến dị di truyền đến các đặc điểm của một người. Phần trăm càng cao thì có nghĩa là đặc điểm đó có liên quan càng nhiều đến gen di truyền.

Nghiên cứu cho thấy hệ số di truyền của bệnh thoái hóa khớp cột sống là 70%; thoái hóa khớp bàn tay là 65%; thoái hóa khớp hông là 60% và thoái hóa khớp gối là 40%. (1)

Những gen nào có liên quan đến bệnh thoái hóa khớp?

Các nhà khoa học đã xác định được hơn 100 biến thể gen có liên quan đến bệnh thoái hóa khớp. Trong một tổng quan nghiên cứu vào năm 2015, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào một số nhóm gen có liên quan đến các yếu tố sau:

Cấu trúc chất nền sụn khớp

Các biến thể của gen COL2A1, COL9A3 và COL11A1 có thể ảnh hưởng đến sụn và các mô liên kết giúp ổn định cơ và khớp. Những đột biến ở các gen này có thể làm tăng tốc độ hao mòn khớp gối và khớp háng.

Mật độ xương

Các thụ thể vitamin D (VDR) và thụ thể estrogen alpha (ESR1) có ảnh hưởng đến thụ thể estrogen và có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp, nhất là thoái hóa khớp gối. Những thay đổi ở thụ thể vitamin D có thể ảnh hưởng đến nguy cơ thoái hóa khớp bàn tay.

Tín hiệu tế bào sụn

Các biến thể của gen BMP5, FRZB và IL-4Rα chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp háng, khớp gối và các khớp khác.

Cytokin gây viêm

Các gen IL-1, IL-10, TGFB1, IL-6 và TNFα ảnh hưởng đến tình trạng viêm ở màng hoạt dịch của khớp. Viêm có thể phá hủy sụn, đặc biệt là ở bàn tay, đầu gối và hông.

Các nguyên nhân khác gây thoái hóa khớp

Thường xuyên thực hiện các hoạt động gây áp lực lên khớp hoặc khiến khớp phải chuyển động lặp đi lặp lại sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Tiền sử chấn thương khớp, dị tật khớp bẩm sinh và các vấn đề về sụn khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Những người làm công việc đòi hỏi phải quỳ nhiều, nâng vật nặng và các công việc chân tay khác sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn.

Loại thoái hóa khớp Những nghề nghiệp có nguy cơ cao mắc bệnh
Thoái hóa khớp gối Người làm trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, cứu hỏa, thợ mỏ, thợ sửa ống nước.
Thoái hóa khớp háng Người làm trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm, lao công dọn dẹp, cứu hỏa, thợ mỏ, các nghề nghiệp phải khuân vác nhiều.
Thoái hóa khớp cột sống Các nghề nghiệp phải bê vác nặng trên vai, nha sĩ, thợ mỏ
Thoái hóa khớp bàn tay và vai Nông dân, nha sĩ, công nhân xây dựng
Thoái hóa khớp bàn chân Vũ công và các nghề nghiệp đòi hỏi phải leo cầu thang hàng ngày

Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh thoái hóa khớp

Mặc dù di truyền là một trong những yếu tố chính làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp nhưng ngoài ra còn nhiều yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này: (2)

  • Tuổi tác: Nguy cơ thoái hóa khớp tăng theo độ tuổi và cao nhất ở người từ 50 tuổi trở lên.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn nam giới.
  • Cân nặng: Người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn vì khối lượng cơ thể lớn gây áp lực lên khớp gối và khớp háng.
  • Chủng tộc: Người châu Á có nguy cơ thoái hóa khớp thấp hơn so với các chủng tộc khác.
  • Bệnh sử: Tiền sử chấn thương khớp hoặc sử dụng khớp quá mức làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp có chữa khỏi được không?

Hiện chưa có cách chữa trị khỏi bệnh thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp là một bệnh tiến triển, có nghĩa là sẽ ngày càng trở nên nặng hơn. Tuy rằng không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng dùng thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh, cải thiện khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Các phương pháp chính để điều trị bệnh thoái hóa khớp gồm có:

  • Dùng thuốc đường uống, thuốc bôi và thuốc tiêm để giảm viêm và đau khớp.
  • Vật lý trị liệu
  • Thay đổi lối sống, ví dụ như tập thể dục
  • Các biện pháp khắc phục tại nhà như chườm lạnh/nóng
  • Phẫu thuật thay khớp

Lợi ích của tập thể dục đối với bệnh thoái hóa khớp

Triệu chứng đau và cứng khớp do thoái hóa khớp sẽ gây cản trở việc hoạt động thể chất nhưng người bệnh nên cố gắng tập thể dục thường xuyên để duy trì khả năng vận động và cải thiện các triệu chứng. Một số bài tập phù hợp với người bị thoái hóa khớp gồm có:

  • Đi bộ
  • Bơi lội và các hình thức tập luyện dưới nước khác
  • Đạp xe
  • Yoga
  • Các bài tập tác động thấp khác

Các loại viêm khớp phổ biến khác

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các loại viêm khớp phổ biến khác gồm có bệnh gout, đau cơ xơ hóa và viêm khớp dạng thấp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối
Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối được chia giai đoạn dựa trên mức độ tổn thương khớp. Giai đoạn 0 có nghĩa là khớp gối vẫn khỏe mạnh và cử động bình thường. Giai đoạn 4 hay giai đoạn cuối cùng là khi khớp gối đã bị hỏng nặng. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ bị đau đầu gối dữ dội. Tình trạng đau và cứng khớp khiến người bệnh gặp khó khăn khi đứng và đi lại.

Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp
Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một vấn đề rất phổ biến. Ước tính khoảng một phần ba số người trên 65 tuổi bị thoái hóa khớp. Hiện nay, tỷ lệ người mắc căn bệnh này ở độ tuổi trẻ hơn đang ngày một gia tăng.

Các biến chứng của bệnh thoái hóa khớp
Các biến chứng của bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp có thể gây ra các biến chứng như đau mạn tính, gián đoạn giấc ngủ và tăng cân. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này nhưng điều trị sớm và đúng cách có thể giúp ngăn ngừa biến chứng.

Các biện pháp kiểm soát bệnh thoái hóa khớp
Các biện pháp kiểm soát bệnh thoái hóa khớp

Hầu hết các trường hợp thoái hóa khớp đều có thể kiểm soát bằng thuốc, tập thể dục, trị liệu và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ. Nếu những phương pháp này không hiệu quả thì sẽ phải điều trị bằng phẫu thuật.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây