1

Các loại thuốc không kê đơn điều trị thoái hóa khớp

Có nhiều loại thuốc đường uống và thuốc dùng tại chỗ không kê đơn để điều trị bệnh thoái hóa khớp, gồm có thuốc chống viêm không steroid, acetaminophen và ngoài ra còn có cả các loại thực phẩm chức năng.
Các loại thuốc không kê đơn điều trị thoái hóa khớp Các loại thuốc không kê đơn điều trị thoái hóa khớp

Thuốc không kê đơn là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh thoái hóa khớp mức độ nhẹ đến vừa. Các loại thuốc này có cả dạng dùng ngoài da và dạng uống, có tác dụng:

  • Làm giảm các triệu chứng, chẳng hạn như đau và cứng khớp
  • Giảm viêm
  • Cải thiện khả năng vận động

Dưới đây là các loại thuốc không kê đơn phổ biến được dùng để điều trị thoái hóa khớp.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Theo Hội Thấp khớp học và Tổ chức Viêm khớp Hoa Kỳ (ACR/AF), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là một trong những nhóm thuốc không kê đơn hiệu quả nhất để làm giảm đau do thoái hóa khớp. (1)

Các loại thuốc này làm giảm sự sản xuất prostaglandin, một nhóm lipid có tác dụng giống như hormone gây viêm và đau. Điều này giúp giảm đau, giảm viêm và sưng ở khớp.

NSAID được bào chế dưới cả dạng viên uống và dạng dùng tại chỗ:

  • NSAID đường uống được dùng cho tất cả các loại thoái hóa khớp
  • NSAID tại chỗ thường được dùng để điều trị thoái hóa khớp gối và bàn tay

NSAID đường uống sẽ đi vào máu và tác động đến toàn bộ cơ thể. Vì lý do này, ACR/AF khuyến nghị nên dùng thử NSAID tại chỗ trước khi dùng thuốc đường uống. NSAID tại chỗ sẽ chỉ tác động đến một khu vực nhất định và vì không đi vào máu nên có ít tác dụng phụ hơn.

Theo Hội phẫu thuật hàn lâm chấn thương chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS), các loại NSAID sau có thể giúp điều trị thoái hóa khớp:

  • ibuprofen
  • naproxen
  • aspirin
  • nabumeton

Tác dụng phụ của NSAID

Prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị tổn thương do axit dạ dày. Vì NSAID làm giảm lượng prostaglandin nên sẽ khiến dạ dày dễ bị tổn thương do axit hơn.

NSAID có thể gây ra các tác dụng phụ gồm có:

  • Đau bụng
  • Loét dạ dày
  • Xuất huyết dạ dày
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Thở khò khè, có thể gây nguy hiểm ở những người bị hen suyễn
  • Suy giảm chức năng thận, gan hoặc tim

Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng NSAID nếu đang dùng các loại thuốc khác như thuốc chống đông máu hoặc đang mắc một trong các bệnh lý dưới đây:

  • Cao huyết áp
  • Bệnh tự miễn
  • Rối loạn tâm thần
  • Bệnh thận, gan hoặc tim
  • Viêm loét dạ dày

NSAID có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị những bệnh lý này và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hoặc dẫn đến tác dụng phụ.

Acetaminophen

Acetaminophen là một loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến. Thuốc giúp làm giảm triệu chứng đau khớp do viêm khớp, bao gồm cả thoái hóa khớp.

Acetaminophen tác động đến hệ thần kinh và làm giảm cảm giác đau. Mặc dù có hiệu quả giảm đau nhưng loại thuốc này không có tác dụng giảm viêm khớp.

Vì lý do này nên ACR/AF khuyến nghị chỉ nên dùng acetaminophen trong những trường hợp không thể sử dụng NSAID.

Một số tác dụng phụ của acetaminophen gồm có:

  • Da mẩn đỏ, nổi mề đay hoặc ngứa
  • Sưng mặt, cánh tay hoặc chân
  • Khó thở

Hãy đến ngay cơ sở y tế nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng acetaminophen vì các tác dụng phụ có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng hơn.

Dùng acetaminophen liều cao trong thời gian dài hoặc uống nhiều rượu trong thời gian dùng thuốc sẽ gây tổn thương gan.

Tuy nhiên, loại thuốc giảm đau này có thể dùng được trong thời gian mang thai và cho con bú.

Bạn cần dùng thuốc đúng liều và đúng thời điểm theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác, hãy đọc thông tin trên nhãn xem loại thuốc đó có chứa acetaminophen hay không. Dùng nhiều loại thuốc chứa acetaminophen cùng lúc sẽ gây quá liều và dẫn đến tác dụng phụ.

Thuốc giảm đau tại chỗ

Thuốc giảm đau tại chỗ là những loại thuốc được dùng ngoài da để giảm đau và giảm viêm.

Thuốc giảm đau tại chỗ thường có ít tác dụng phụ hơn so với thuốc giảm đau đường uống vì không đi vào máu.

Thuốc giảm đau tại chỗ có nhiều dạng bào chế như dạng kem, dạng xịt và dạng gel. Hoạt chất trong thuốc giảm đau tại chỗ có thể là NSAID hoặc capsaicin, hợp chất có trong quả ớt.

Theo ACR/AF, cả hai hoạt chất đều có thể làm giảm triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối. (2) Tuy nhiên, NSAID tại chỗ có hiệu quả hơn capsaicin đối với bệnh thoái hóa khớp ở bàn tay.

Hiện chưa có nhiều bằng chứng nghiên cứu nên chưa rõ liệu các loại thuốc bôi tại chỗ có hiệu quả làm giảm triệu chứng thoái hóa khớp hông hay không.

Nhớ phải rửa tay kỹ sau khi bôi thuốc chứa capsaicin vì hoạt chất này có thể gây nóng rát khi dính lên các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là mắt.

Thực phẩm chức năng

Ngoài thuốc chống viêm và thuốc giảm đau, một số loại vitamin và thực phẩm chức năng cũng có thể giúp điều trị bệnh thoái hóa khớp, chẳng hạn như:

  • Axit béo omega-3
  • Dầu cá
  • Curcumin
  • Collagen
  • Resveratrol
  • Nhũ hương Ấn Độ (Boswellia serrate)
  • Vitamin D
  • Glucosamine

Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả trị thoái hóa khớp của những loại thực phẩm chức năng này. Hơn nữa, thực phẩm chức năng có thể gây tác dụng phụ và tương tác với thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, nhất là khi đang dùng thuốc.

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc

Bạn có thể kết hợp dùng thuốc với các phương pháp điều trị dưới đây để kiểm soát các triệu chứng thoái hóa khớp:

  • Đeo đai nẹp khớp, ví dụ như đai nẹp cổ tay hay đầu gối để hỗ trợ khớp, tăng tính ổn định của khớp và giảm sưng đau
  • Băng keo dán cơ kinesiology để hỗ trợ khớp khi cử động
  • Gậy chống và khung tập đi để giữ thăng bằng khi đi lại và giảm nguy cơ té ngã
  • Chườm nóng để giảm đau, cứng khớp và chườm lạnh để giảm sưng viêm
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng cứng khớp và cải thiện phạm vi chuyển động

Câu hỏi thường gặp

Loại thuốc không kê đơn nào hiệu quả nhất để điều trị thoái hóa khớp?

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và acetaminophen là hai loại thuốc không kê đơn được dùng phổ biến nhất để điều trị bệnh thoái hóa khớp. Nếu bị thoái hóa khớp gối, bạn có thể dùng thuốc giảm đau tại chỗ chứa hoạt chất capsaicin.

Nên dùng loại thuốc nào để điều trị thoái hóa khớp?

Có nhiều loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn có thể giúp điều trị thoái hóa khớp. Cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đều có cả dạng uống và dạng dùng tại chỗ, ngoài ra còn có một số loại thuốc tiêm. Các lựa chọn gồm có NSAID, acetaminophen, corticoid (corticosteroid) và tiêm PRP. Loại thuốc mà mỗi người cần dùng là khác nhau vì còn phụ thuộc vào vị trí khớp bị viêm, mức độ nghiêm trọng, bệnh sử và các loại thuốc khác đang dùng.

Tóm tắt bài viết

Thuốc không kê đơn thường được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp từ nhẹ đến vừa. Bạn nên kết hợp dùng thuốc với các biện pháp điều trị tự nhiên, thay đổi lối sống và vật lý trị liệu để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả hơn.

Nếu các triệu chứng thoái hóa khớp không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn khi dùng thuốc không kê đơn thì bạn nên báo cho bác sĩ. Có thể sẽ phải thay đổi phương pháp điều trị, ví dụ như đổi sang loại thuốc khác, tăng liều hoặc chuyển sang dùng thuốc kê đơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thoái hóa khớp sau chấn thương: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp sau chấn thương: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp sau chấn thương là tình trạng các cấu trúc trong khớp bị tổn thương sau khi khớp bị chấn thương.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông

Thoái hóa khớp hông xảy ra do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau khi chuyển động, điều này gây viêm và làm hỏng xương. Tình trạng này gây đau đớn và cứng khớp.

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là một vấn đề phổ biến gây đau, sưng tấy, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, từ các biện pháp khắc phục tại nhà như chườm, tập thể dục nhẹ nhàng cho đến dùng thuốc và phẫu thuật.

Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Thoái hóa khớp là do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau. Điều này gây sưng, đau khớp và làm giảm phạm vi chuyển động của khớp. Thoái hóa khớp thường tiến triển từ từ theo thời gian. Một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể là khớp bàn ngón chân cái (khớp nối ngón chân cái với xương bàn chân).

Chụp X-quang có phát hiện được thoái hóa khớp háng không?
Chụp X-quang có phát hiện được thoái hóa khớp háng không?

Chụp X-quang là một công cụ được sử dụng để chẩn đoán thoái hóa khớp. Tuy nhiên, chụp X-quang không phải lúc nào cũng có thể phát hiện được bệnh thoái hóa khớp nên bác sĩ còn phải dựa trên các thông tin khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây