1

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông

Thoái hóa khớp hông xảy ra do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau khi chuyển động, điều này gây viêm và làm hỏng xương. Tình trạng này gây đau đớn và cứng khớp.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông

Có nhiều cách để điều trị thoái hóa khớp. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị dựa trên:

  • tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh
  • mức độ nghiêm trọng của tình trạng bào mòn sụn và viêm trong khớp
  • mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
  • mức độ ảnh hưởng của tình trạng đến khả năng vận động và chịu trọng lực
  • một số yếu tố khác

Tất cả các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông đều nhằm mục đích kiểm soát cơn đau và cải thiện khả năng vận động, nhưng phương pháp điều trị phù hợp sẽ tùy thuộc vào từng ca bệnh. Phương pháp điều trị ban đầu có thể chỉ đơn giản là tập thể dục, bao gồm các bài tập giãn cơ.

Tuy nhiên, thoái hóa khớp là một bệnh tiến triển, có nghĩa là tình trạng bệnh sẽ trầm trọng thêm theo thời gian. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật thay khớp háng.

Dưới đây là phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông.

Kiểm soát cân nặng

Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn. Khối lượng cơ thể lớn sẽ gây áp lực lên các khớp. Chỉ số BMI cao, nhất là béo phì, còn có thể góp phần gây viêm.

Những yếu tố này có thể làm cho các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên trầm trọng hơn và khiến cho bệnh tiến triển nhanh hơn.

Vì lý do này cùng với nhiều lý do khác, những người thừa cân, béo phì nên giảm cân.

Cách giảm cân phổ biến nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp tập thể dục. Nếu tự thực hiện và thấy không hiệu quả, bạn có thể đi khám để được tư vấn.

Sử dụng thuốc

Bên cạnh việc tập thể dục và kiểm soát cân nặng, thuốc giảm đau cũng là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh thoái hóa khớp. Đây là cách hữu hiệu nhất để giảm các cơn đau do thoái hóa khớp.

Nếu chỉ có các triệu chứng nhẹ, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) đường uống có thể giúp giảm đau và viêm. Bạn có thể mua các loại thuốc này tại các hiệu thuốc mà không cần đơn của bác sĩ.

Một số loại NSAID được sử dụng phổ biến gồm có:

  • ibuprofen
  • acetaminophen
  • naproxen

Những người bị thoái hóa khớp hông từ vừa đến nặng có thể cần dùng thuốc giảm đau kê đơn, chẳng hạn như duloxetine hoặc tramadol.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên dùng các loại thuốc giảm đau opioid khác ngoài tramadol vì các loại thuốc khác dễ gây lệ thuộc hơn.

Thuốc tiêm

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid.

Steroid giúp giảm viêm và nhờ đó giảm đau và sưng khớp. Tuy nhiên, steroid chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Sử dụng steroid trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ.

Tập thể dục và vật lý trị liệu

Tập thể dục là điều cần thiết để giảm nguy cơ thoái hóa khớp và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn giúp cải thiện sức mạnh của cơ, tính linh hoạt và khả năng vận động. Những điều này đều rất có lợi cho người bị thoái hóa khớp.

Người có vấn đề về xương khớp nên chọn các bài tập ít gây áp lực lên khớp. Một trong những hình thức tập luyện được đặc biệt khuyến nghị cho những người bị thoái hóa khớp hông là thái cực quyền. Ngoài ra còn có các lựa chọn khác như:

  • Yoga
  • Đạp xe (đạp xe ngoài trời hoặc sử dụng xe đạp cố định)
  • Bơi lội và các bài tập dưới nước
  • Tập kháng lực, ví dụ như tạ
  • Đi bộ

Nếu bạn ít vận động thì ban đầu nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, sau đó có thể tăng dần cường độ tập. Hoặc bạn có thể đến gặp chuyên gia vật lý trị liệu để được tư vấn chế độ tập luyện phù hợp.

Bài tập giãn cơ

Tập các bài tập giãn cơ thường xuyên có thể giúp giảm cứng khớp và đau nhức. Để đảm bảo an toàn khi tập các bài tập giãn cơ, bạn nên:

  • Bắt đầu từ các động tác dễ, sau đó tăng dần độ khó
  • Thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng, từ từ, đúng kỹ thuật.
  • Giữ đúng tư thế trong suốt quá trình tập
  • Dừng lại nếu bạn cảm thấy đau.
  • Tăng cường độ dần dần

Nếu tập vật lý trị liệu, bạn có thể hỏi chuyên gia trị liệu để được hướng dẫn các bài tập giãn cơ phù hợp.

Nếu không cảm thấy đau sau vài ngày thực hiện một bài tập giãn cơ mới, bạn có thể tập bài tập đó lâu hơn. Bạn đầu, việc kéo giãn cơ sẽ hơi khó khăn nhưng theo thời gian, tính linh hoạt sẽ tăng dần và bạn sẽ có thể thực hiện các bài tập một cách dễ dàng hơn.

Dưới đây là một số bài tập giãn cơ mà bạn có thể thử.

Gập người về phía trước

  1. Đứng hai chân rộng bằng vai hoặc ngồi trên ghế.
  2. Từ từ cúi người về phía trước, giữ cho phần thân trên thả lỏng.
  3. Bạn sẽ cảm thấy căng cơ ở hông và thắt lưng.

Nằm co chân

  1. Nằm ngửa trên sàn
  2. Co chân lên để đầu gối sát với ngực cho đến khi cảm thấy căng.
  3. Nếu có thể, hãy gác bàn chân lên đầu gối của chân bên kia và co chân để giãn cơ nhiều hơn.

Đứng co chân

Bài tập này cũng tương tự như bài tập nằm co chân nhưng khác ở chỗ là thực hiện ở tư thế đứng.

  1. Đứng thẳng
  2. Co chân lên sát ngực cho đến khi cảm thấy căng
  3. Dùng tay ôm đầu gối để đảm bảo kéo giãn cơ hết cỡ
  4. Có thể đứng sát tường và đặt tay lên tường để giữ thăng bằng.

Tư thế Rắn hổ mang

  1. Nằm sấp trên sàn, lòng bàn tay phải đặt trên sàn ngang bằng với vai hoặc ngực.
  2. Chống tay lên sàn và từ từ đẩy ngực lên khỏi mặt sàn cho đến khi cảm thấy căng ở thắt lưng và hông. Đùi và hông vẫn áp sát mặt sàn.
  3. Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây rồi về tư thế ban đầu
  4. Lặp lại 2 hoặc 3 lần.

Dưới đây là một số bài tập giãn cơ khác cũng có lợi cho người bị thoái hóa khớp hông:

  • Đứng gập hông
  • Ngồi giãn cơ
  • Tư thế góc nghiêng duỗi (side angle pose)
  • Ngồi vặn người

Dưới đây là một số biện pháp tự khắc phục tại nhà giúp giảm đau do thoái hóa khớp:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: cố gắng ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi nhiều hơn khi thấy các triệu chứng tăng nặng.
  • Kiểm soát căng thẳng: Hạn chế căng thẳng và thực hiện các biện pháp giúp thư giãn như tập thể dục, thiền và nghe nhạc.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn có nhiều trái cây và rau củ tươi, ít đường và chất béo có thể giúp giảm viêm và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Lựa chọn các loại thực phẩm tươi thay vì thực phẩm chế biến sẵn.
  • Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia: Hút thuốc và uống rượu sẽ làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, làm trầm trọng thêm các triệu chứng thoái hóa khớp và còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến tinh thần. Thực hiện các biện pháp kể trên còn có thể giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Thực phẩm chức năng và phương pháp điều trị thay thế

Một số bằng chứng cho thấy những phương pháp điều trị bổ sung và thay thế dưới đây có thể giúp kiểm soát thoái hóa khớp.

  • Châm cứu
  • Liệu pháp nhận thức - hành vi (cognitive behavioral therapy - CBT)
  • Chườm nóng
  • Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ, ví dụ như capsaicin

Các phương pháp điều trị thay thế cần tránh

Có nhiều loại thực phẩm chức năng được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp, ví dụ như glucosamine, dầu cá, vitamin D và chondroitin sulfate. Tuy nhiên, đến nay chưa có đủ bằng chứng chứng minh tính an toàn và hiệu quả của các loại thực phẩm chức năng này.

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào. Thực phẩm chức năng có thể gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác với các loại thuốc mà bạn đang dùng.

Tổ chức Viêm khớp không khuyến khích sử dụng những phương pháp điều trị thay thế dưới đây cho bệnh thoái hóa khớp hông:

  • Liệu pháp mát xa
  • Kích thích dây thần kinh bằng điện qua da (tens)
  • Liệu pháp tế bào gốc
  • Tiêm Botox

Dụng cụ hỗ trợ

Bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như gậy chống hay khung tập đi để giảm áp lực lên khớp hông và các khớp khác khi đi lại. Các dụng cụ này còn giúp bạn đi lại vững vàng hơn và giữ thăng bằng tốt hơn, nhờ đó giảm nguy cơ té ngã và gãy xương.

Lưu ý khi sử dụng gậy chống

Nếu bạn sử dụng gậy chống thì cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chọn gậy có chiều dài phù hợp: Nếu chọn gậy quá ngắn, bạn sẽ phải cúi người khi đi lại còn nếu gậy quá dài thì sẽ khó cầm. Tốt nhất nên chọn gậy có chiều cao đến cổ tay.
  • Chống gậy ở bên khỏe hơn: Nếu tình trạng thoái hóa khớp xảy ra ở hông phải thì hãy chống gậy ở bên trái. Khi bạn bước chân phải, cây gậy sẽ chống đỡ trọng lượng cơ thể và giảm áp lực lên khớp. Hãy tập bước chân bị đau và đưa cây gậy về phía trước cùng một lúc.
  • Đưa gậy về phía trước một khoảng thích hợp: Đưa cây gậy khoảng 5cm về phía trước hoặc sang bên cạnh. Đưa gậy về phía trước quá xa sẽ gây mất thăng bằng và dẫn đến té ngã.

Phẫu thuật

Nếu các biện pháp tập thể dục, giảm cân và điều chỉnh lối sống không hiệu quả hoặc nếu tình trạng thoái hóa khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống, bạn có thể sẽ phải phẫu thuật.

Các loại phẫu thuật để điều trị thoái hóa khớp hông gồm có:

  • Thay khớp bán phần: cắt bỏ phần xương và sụn bị hỏng và thay bằng bộ phận kim loại hoặc nhựa.
  • Thay khớp toàn phần: cắt bỏ đi phần chỏm xương đùi và thay bằng khớp nhân tạo

Phẫu thuật thay khớp sẽ giúp giảm đau, cải thiện phạm vi chuyển động của khớp và khả năng vận động, ngoài ra còn làm giảm nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như trật khớp háng.

Bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể về những ưu và nhược điểm của phẫu thuật thay khớp.

Tóm tắt bài viết

Thoái hóa khớp hông không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng có nhiều cách để làm chậm sự tiến triển của bệnh và kiểm soát các triệu chứng.

Các biện pháp tự khắc phục tại nhà gồm có tập thể dục, hạn chế căng thẳng, ăn uống lành mạnh và giảm cân nếu thừa cân. Ngoài ra, bạn có thể cần dùng thuốc để giảm viêm và sưng đau khớp. Nếu những biện pháp này đều không hiệu quả, có thể bạn sẽ phải phẫu thuật thay khớp háng bán phần hoặc toàn phần.

Nếu nhận thấy các triệu chứng thoái hóa khớp, chẳng hạn như đau và cứng khớp, hãy đi khám ngay. Bắt đầu điều trị sớm có thể giúp cải thiện tiên lượng và giảm khả năng phải phẫu thuật.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là một vấn đề phổ biến gây đau, sưng tấy, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, từ các biện pháp khắc phục tại nhà như chườm, tập thể dục nhẹ nhàng cho đến dùng thuốc và phẫu thuật.

Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Thoái hóa khớp là do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau. Điều này gây sưng, đau khớp và làm giảm phạm vi chuyển động của khớp. Thoái hóa khớp thường tiến triển từ từ theo thời gian. Một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể là khớp bàn ngón chân cái (khớp nối ngón chân cái với xương bàn chân).

Các bài tập giúp giảm đau hông do thoái hóa khớp
Các bài tập giúp giảm đau hông do thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một loại viêm khớp xảy ra do sụn bị phá hủy. Điều này khiến các xương trong khớp cọ xát vào nhau, gây viêm, đau đớn, cứng khớp và còn có thể dẫn đến hình thành gai xương. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả khớp háng (hông).

Tiêm nội khớp điều trị thoái hóa khớp gối có hiệu quả không?
Tiêm nội khớp điều trị thoái hóa khớp gối có hiệu quả không?

Tiêm nội khớp không có tác dụng chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp nhưng có thể giúp giảm đau và giảm viêm. Hiệu quả có thể kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc lâu hơn. Người bệnh sẽ phải tiêm lại định kỳ.

Nốt Heberden do thoái hóa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị
Nốt Heberden do thoái hóa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị

Nốt Heberden là những nốt sưng xuất hiện trên khớp ngón tay. Đó là một dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp do sụn trong khớp bị phá hủy. Nốt Heberden gây biến dạng ngón tay và gây khó khăn cho việc sử dụng bàn tay. Tuy rằng không có cách nào có thể điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp và nốt Heberden nhưng có nhiều cách để giảm đau và cải thiện khả năng cử động bàn tay.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây