1

Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một loại bệnh viêm khớp. Các xương trong khớp được ngăn cách với nhau bởi sụn. Sụn có vai trò ngăn sự ma sát giữa các xương và cho phép khớp chuyển động linh hoạt. Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn bị hao mòn, khiến cho các đầu xương trong khớp cọ xát với nhau, gây đau, viêm và giảm khả năng cử động khớp. Thoái hóa khớp là bệnh lý về khớp mạn tính phổ biến nhất với hàng trăm triệu người mắc trên toàn thế giới.
Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gồm có:

  • Di truyền
  • Giới tính
  • Tuổi tác

Sụn hao mòn dần theo thời gian và do đó, càng có tuổi thì nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ càng cao. Phụ nữ đã mãn kinh có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn do cơ thể giảm hoặc ngừng sản xuất estrogen - hormone giúp duy trì xương chắc khỏe. Bệnh thoái hóa khớp có thể di truyền.

Thoái hóa khớp là một bệnh mạn tính không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng các phương pháp điều trị có thể làm giảm các triệu chứng, duy trì khả năng vận động và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Một trong những phương pháp để điều trị bệnh thoái hóa khớp là thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống còn có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ thoái hóa khớp.

Các thay đổi lối sống giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp

Có nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến nguy cơ bị thoái hóa khớp, trong đó có những yếu tố không thể thay đổi như di truyền, giới tính hay tuổi tác và cũng có cả các yếu tố có thể thay đổi được, ví dụ như thói quen lối sống. Tuy rằng không có cách nào có thể ngăn ngừa thoái hóa khớp một cách tuyệt đối nhưng thực hiện những thay đổi lối sống dưới đây có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Điều chỉnh khi làm việc

Những công việc cần phải bê vác nặng hay chuyển động lặp đi lặp lại như vặn người, xoay cổ tay, leo cầu thang nhiều hoặc quỳ gối sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Nếu phải làm những công việc này, bạn có thể thực hiện những cách dưới đây để giảm nguy cơ thoái hóa khớp:

  • Đeo dụng cụ bảo vệ khớp
  • Điều chỉnh tư thế
  • Dùng máy móc hỗ trợ

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe khớp. Bạn nên kết hợp tập cardio với các bài tập tăng cường sức mạnh và giãn cơ. Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn sẽ giúp trì hoãn hoặc giảm nguy cơ thoái hóa khớp. Ngay cả khi đã bị thoái hóa khớp, tập thể dục vẫn sẽ có lợi:

  • Giảm đau và cứng khớp
  • Cải thiện phạm vi chuyển động và khả năng vận động
  • Tăng cường sức mạnh của cơ hỗ trợ khớp

Kiểm soát cân nặnóa

Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh thoái hóa khớp vì cân nặng lớn gây áp lực lên các khớp và khiến sụn bị mòn nhanh hơn. Đối với những người bị thừa cân hoặc béo phì, giảm cân sẽ giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp. Khi đã bị thoái hóa khớp, giảm cân sẽ giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Nghỉ ngơi

Mặc dù tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và sức mạnh của cơ nhưng việc tập thể dục quá sức sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Điều quan trọng là phải có sự cân bằng giữa tập luyện và nghỉ ngơi. Nếu thấy khớp bị sưng hoặc đau nhức, hãy dừng tập và tránh sử dụng khớp bị sưng trong ít nhất 12 đến 24 giờ. Để khớp có thời gian hồi phục sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp.

Ngoài ra, hãy ngủ đủ giấc mỗi ngày. Khi bị thoái hóa khớp, tình trạng mệt mỏi do thiếu ngủ sẽ làm tăng các triệu chứng.

Kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Viêm khớp (the Arthritis Foundation), bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ thoái hóa khớp. Nồng độ đường (glucose) trong máu cao có thể đẩy nhanh quá trình hình thành các phân tử khiến cho sụn cứng lại và bệnh tiểu đường còn gây ra tình trạng viêm trong cơ thể, điều này sẽ làm tăng tốc độ mòn sụn. Kiểm soát bệnh tiểu đường cũng như lượng đường trong máu có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Tóm tắt bài viết

Mặc dù không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp nhưng có nhiều cách để ngăn ngừa cũng như làm giảm các triệu chứng của bệnh, gồm có duy trì lối sống điều độ, tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông

Thoái hóa khớp hông xảy ra do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau khi chuyển động, điều này gây viêm và làm hỏng xương. Tình trạng này gây đau đớn và cứng khớp.

Các biến chứng của bệnh thoái hóa khớp
Các biến chứng của bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp có thể gây ra các biến chứng như đau mạn tính, gián đoạn giấc ngủ và tăng cân. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này nhưng điều trị sớm và đúng cách có thể giúp ngăn ngừa biến chứng.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn (lớp mô liên kết bao bọc đầu xương trong khớp) bị mòn hoặc bị phá hủy. Điều này gây đau, cứng và sưng khớp. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể nhưng đầu gối là một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây