1

Thay khớp háng bán phần được chỉ định khi nào?

Phẫu thuật thay khớp háng bán phần thường được thực hiện để điều trị gãy xương khớp háng. Đôi khi, loại phẫu thuật này còn được thực hiện để điều trị viêm khớp háng.
Thay khớp háng bán phần được chỉ định khi nào? Thay khớp háng bán phần được chỉ định khi nào?

Thay khớp háng là một quy trình phẫu thuật trong đó các phần bị hỏng của khớp háng bị loại bỏ và thay bằng bộ phận nhân tạo. Nếu chỉ thay một phần của khớp háng thì được gọi là thay khớp háng bán phần. Còn nếu thay toàn bộ khớp háng, bao gồm cả chỏm xương đùi và ổ cối của xương chậu thì được gọi là thay khớp háng toàn phần.

Khi nào cần thay khớp háng bán phần?

Khớp háng là một khớp lồi cầu - ổ chảo. “Lồi cầu” là phần đầu của xương đùi (chỏm xương đùi). “Ổ chảo” là ổ cối của xương chậu. Chỏm xương đùi có hình dạng 2/3 khối cầu, nằm bên trong ổ cối của xương chậu có hình vòm. Các xương này được bao phủ bởi một lớp sụn nhẵn, cho phép chỏm xương đùi chuyển động linh hoạt trong ổ cối xương chậu.

Trong ca phẫu thuật thay khớp háng bán phần, chỏm xương đùi sẽ bị cắt bỏ và thay bằng chỏm khớp nhân tạo. Nếu ổ cối của xương chậu cũng được thay thì được gọi thay khớp háng toàn phần.

Trong những trường hợp gãy xương khớp háng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật thay khớp háng bán phần để khôi phục chức năng khớp. Nếu chỏm xương đùi bị gãy trong khi ổ cối xương chậu vẫn còn nguyên vẹn thì thay khớp háng bán phần là giải pháp phù hợp. Việc lựa chọn thay khớp háng toàn phần hay bán phần tùy thuộc vào các yếu tố:

  • Tình trạng của khớp háng
  • Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân
  • Tuổi tác của bệnh nhân
  • Mức độ hoạt động của bệnh nhân

Bệnh viêm khớp háng thường chỉ cần điều trị bằng các phương pháp không xâm lấn như vật lý trị liệu, thuốc giảm đau và tránh các hoạt động gây áp lực lên khớp. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật thay khớp háng mà đa phần là thay khớp háng toàn phần. Thay khớp háng bán phần chủ yếu được thực hiện để điều trị gãy xương khớp háng (gãy cổ xương đùi).

Đôi khi, thay khớp háng bán phần được thực hiện trong những trường hợp có nguy cơ mất ổn định khớp háng.

Thay khớp háng bán phần và thay khớp háng toàn phần

Thay khớp háng bán phần có thời gian phẫu thuật ngắn hơn và mất ít máu hơn so với thay khớp háng toàn phần. Nguy cơ lệch khớp háng sau phẫu thuật thay khớp háng bán phần cũng thấp hơn.

Nếu ổ cối của xương chậu vẫn còn nguyên vẹn hoặc không bị hư hỏng nhiều thì thay khớp háng bán phần sẽ là lựa chọn phù hợp hơn, đặc biệt là khi người bênh lớn tuổi và không vận động nhiều.

Mặt khác, thay khớp háng toàn phần là giải pháp phù hợp hơn với người trẻ tuổi vì người trẻ tuổi sẽ ít bị đau đớn hơn sau phẫu thuật. Hơn nữa, người trẻ tuổi hoạt động nhiều hơn và thay khớp háng toàn phần sẽ giúp cải thiện khả năng vận động về lâu dài tốt hơn. Nếu hoạt động nhiều, khớp nhân tạo thường sẽ không bền lâu sau khi thay khớp háng bán phần.

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

Phẫu thuật thay khớp háng bán phần thường được thực hiện để điều trị gãy xương khớp háng. Ca phẫu thuật cần được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi gãy xương nên bệnh nhân sẽ không có nhiều thời gian chuẩn bị trước phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải ở lại bệnh viện một vài ngày.

Bệnh nhân cần có người ở cùng để chăm sóc và hỗ trợ trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật.

Quy trình phẫu thuật

Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, có nghĩa là sẽ không còn nhận thức và cảm giác trong suốt quá trình phẫu thuật hoặc chỉ gây tê tủy sống, nghĩa là vẫn tỉnh táo nhưng từ thắt lưng trở xuống sẽ không còn cảm giác. Bác sĩ sẽ trao đổi về phương pháp vô cảm trước khi tiến hành phẫu thuật.

Sau khi bệnh nhân được gây tê hoặc gây mê, bác sĩ sẽ rạch một đường ở bên hông (đường mổ bên) hoặc phía trước hông (đường mổ trước).

Sau khi tiếp cận khớp háng, bác sĩ sẽ lấy chỏm xương đùi sẽ được lấy ra khỏi ổ cối.

Chỏm xương đùi và ổ cối của xương chậu được giữ ở đúng vị trí và hỗ trợ bởi mạng lưới các dây chằng, gân và cơ. Chỏm xương đùi sẽ được cắt khỏi phần còn lại của xương đùi. Tiếp theo, bác sĩ lắp cán chỏm làm bằng kim loại vào xương đùi và dùng xi măng sinh học để giữ chắc cán chỏm với xương đùi.

Sau đó, chỏm khớp nhân tạo (cùng làm bằng kim loại) được lắp vào cán chỏm. Cuối cùng, vết mổ được khâu và băng lại.

Hồi phục sau phẫu thuật

Bệnh nhân sẽ được kê thuốc giảm đau để dùng sau phẫu thuật. Phải dùng thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn để tránh gặp tác dụng phụ. Bệnh nhân nên bắt đầu tập vật lý trị liệu ngay sau khi phẫu thuật và tiếp tục tập sau khi xuất viện, có thể tập tại nhà hoặc đến trung tập trị liệu. Thời gian tập vật lý trị liệu sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, gồm có tuổi tác và tình trạng thể lực. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân có thể đứng lên đi lại gần như ngay lập tức nhưng thời gian đầu sẽ phải sử dụng nạng hoặc khung tập đi để tránh bị ngã.

Tránh các hoạt động gây áp lực lên khớp háng như leo trèo, nâng vật nặng, chạy và nhảy.

Tuy nhiên, nên duy trì thói quen tập thể dục tác động thấp như đi bộ để giữ cho khớp háng linh hoạt.

Các rủi ro khi thay khớp háng bán phần

Giống như các loại phẫu thuật khác, thay khớp háng bán phần cũng có những rủi ro nhất định.

Nhiễm trùng

Nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật thay khớp háng bán phần chỉ khoảng 1% nhưng nếu xảy ra thì nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. (1) Nhiễm trùng có thể lan sang rộng sang các khu vực khác và cần phải phẫu thuật để khắc phục.

Nhiễm trùng có thể xảy ra trong vòng vài ngày sau phẫu thuật hoặc nhiều năm sau đó. Bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc kháng sinh trước khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn như nhổ răng, phẫu thuật bàng quang hoặc đại tràng để ngăn nhiễm trùng lan đến khớp háng.

Cục máu đông

Bất kỳ ca phẫu thuật nào ở hông hoặc chân đều làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch chân (huyết khối tĩnh mạch sâu). Cục máu đông lớn sẽ cản trở máu lưu thông ở chân. Bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc chống đông máu một thời gian sau phẫu thuật thay khớp háng để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

Cục máu đông có thể di chuyển đến phổi, gây thuyên tắc mạch phổi và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim hoặc phổi. Đứng dậy đi lại sớm sau phẫu thuật là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.

Trật khớp

Trật khớp háng là khi chỏm xương đùi lệch ra khỏi ổ cối của xương chậu. Tình trạng này thường xảy ra ngay sau phẫu thuật thay khớp háng bán phần, khi mô liên kết ở khớp đang trong quá trình lành lại. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh các cách giảm nguy cơ trật khớp sau phẫu thuật.

Lỏng khớp

Sau khi thay khớp háng bán phần, khớp nhân tạo thường bền được khoảng 20 năm. Sau thời gian đó, khớp háng nhân tạo có thể bị lỏng khỏi xương. Đôi khi, tình trạng này xảy ra sớm hơn. Lúc này, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật để sửa lại.

Tiên lượng

Sau 90 ngày, tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật thay khớp bán phần để điều trị gãy xương hông là 20 - 35%. (2)Lý do là bởi những người bị gãy xương hông thường có sức khỏe yếu và vốn có nguy cơ tử vong cao hơn bình thường.

Sau phẫu thuật thay khớp, bệnh nhân cần ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là protein vì cơ thể cần nhiều năng lượng để hồi phục.

Sau khi phẫu thuật thay khớp, khớp háng sẽ bị đau và cứng. Đây là điều bình thường và sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau và cứng khớp kéo dài thì bệnh nhân cần phải báo cho bác sĩ.

Nếu ca phẫu thuật thành công và không có biến chứng, bệnh nhân sẽ sớm có thể đi lại bình thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Khi nào cần thay khớp gối toàn phần?
Khi nào cần thay khớp gối toàn phần?

Thoái hóa khớp gối là dạng thoái hóa khớp gối phổ biến nhất. Tình trạng này gây đau đớn và gây cản trở việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường tăng nặng sau khi phải đứng lâu, bê đồ nặng hoặc đi lại nhiều. Trong những trường hợp nghiêm trọng, ngay cả các hoạt động cơ bản hàng ngày cũng gây đau đớn. Khi bệnh thoái hóa khớp gối gây đau đầu gối dữ dội và ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật thay khớp gối.

Giải đáp các thắc mắc thường gặp về thay khớp gối toàn phần
Giải đáp các thắc mắc thường gặp về thay khớp gối toàn phần

Giải đáp 12 thắc mắc thường gặp về phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.

Cách giảm đau, sưng tấy và bầm tím sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần
Cách giảm đau, sưng tấy và bầm tím sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

Tình trạng đau, sưng tấy và bầm tím có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau phẫu thuật thay khớp gối. Có nhiều cách để giảm thiểu những tình trạng này, gồm có mang vớ y khoa, kê cao chân, dùng thuốc và chườm.

Rủi ro của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần
Rủi ro của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

Thoái hóa khớp gối là một vấn đề rất phổ biến. Ban đầu, các triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát bằng cách dùng thuốc và thay đổi lối sống, ví dụ như tập thể dục và giảm cân nếu thừa cân. Tuy nhiên, khi khớp gối bị hỏng nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật thay khớp gối toàn phần. Khớp gối sẽ bị loại bỏ và và thay thế bằng khớp nhân tạo. Thay khớp gối toàn phần là một ca phẫu thuật lớn. Người bệnh cần biết những gì sẽ diễn ra sau phẫu thuật để thực hiện các bước chuẩn bị cần thiết.

Thay khớp háng qua đường mổ trước: Ưu điểm và rủi ro
Thay khớp háng qua đường mổ trước: Ưu điểm và rủi ro

Thay khớp háng là một quy trình phẫu thuật trong đó xương bị hỏng ở khớp háng được cắt bỏ và thay thế bằng bộ phận nhân tạo. Nếu thay cả chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu thì được gọi là thay khớp háng toàn phần. Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, một trong số đó là thay khớp háng qua đường mổ trước. Kỹ thuật này có mức độ xâm lấn thấp và còn được gọi là đường mổ thay khớp háng không cắt cơ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây