1

Khi nào cần thay khớp gối toàn phần?

Thoái hóa khớp gối là dạng thoái hóa khớp gối phổ biến nhất. Tình trạng này gây đau đớn và gây cản trở việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường tăng nặng sau khi phải đứng lâu, bê đồ nặng hoặc đi lại nhiều. Trong những trường hợp nghiêm trọng, ngay cả các hoạt động cơ bản hàng ngày cũng gây đau đớn. Khi bệnh thoái hóa khớp gối gây đau đầu gối dữ dội và ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật thay khớp gối.
Khi nào cần thay khớp gối toàn phần? Khi nào cần thay khớp gối toàn phần?

Thay khớp gối toàn phần là gì?

Hơn 90% người từng phẫu thuật thay khớp gối cho biết tình trạng đau đầu gối cải thiện đáng kể sau ca phẫu thuật. (1)

Có nhiều loại phẫu thuật thay khớp gối, gồm có:

  • Thay khớp gối toàn phần: thay toàn bộ khớp gối
  • Thay khớp gối bán phần: chỉ thay phần bị hỏng của khớp gối
  • Thay khớp gối hai bên: thay cả hai khớp gối trong cùng ca phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp phải phẫu thuật thay khớp gối là do bệnh thoái hóa khớp. Thay khớp gối toàn phần là loại phẫu thuật được thực hiện rất phổ biến.

Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần được thực hiện như thế nào?

Hầu hết các phẫu thuật thay khớp gối được thực hiện dưới sự kết hợp của các phương pháp vô cảm là gây mê toàn thân, phong bế thần kinh ngoại biên và gây tê tủy sống (gây tê ngoài màng cứng). Người bệnh sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Khớp gối được tạo nên bởi ba xương là xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Sụn gồm có sụn khớp và sụn chêm.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ xương và sụn bị hỏng ở khớp gối.

Sau đó, những phần bị cắt đi sẽ được thay thế bằng bộ phận kim loại. Mặt sau của xương bánh chè thường được thay bằng một miếng nhựa đặc biệt và cuối cung, miếng nhựa này được đặt vào giữa hai bộ phận kim loại.

Điều này giúp khôi phục bề mặt nhẵn cho các đầu xương trong khớp gối để các xương có thể di chuyển trơn tru trở lại.

Sau phẫu thuật

Hầu hết người bệnh đều phải nằm viện 2 - 3 đêm sau ca phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.

Người bệnh sẽ được cho dùng thuốc giảm đau và theo dõi các biến chứng.

Khi người bệnh có thể tự thực hiện một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như ra khỏi giường và tắm rửa thì người bệnh sẽ có thể xuất viện về nhà.

Người bệnh nên đứng lên đi lại càng sớm càng tốt sau phẫu thuật và tăng dần khoảng cách đi bộ mỗi ngày. Có thể sẽ phải sử dụng gậy chống, nạng hoặc khung tập đi trong một thời gian ngắn sau ca phẫu thuật.

Phục hồi sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

Phần lớn quá trình hồi phục thể chất và chức năng khớp gối sẽ diễn ra tại nhà sau khi người bệnh xuất viện. Tốt nhất nên có người ở cùng để chăm sóc và hỗ trợ người bệnh trong quá trình này.

Người bệnh nên tiếp tục vật lý trị liệu để phục hồi chức năng khớp gối. Chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập mà người bệnh có thể tự tập tại nhà.

Quá trình hồi phục của mỗi người là khác nhau nhưng hầu hết mọi người có thể tự đi lại mà không cần dùng dụng cụ hỗ trợ như nạng hoặc khung tập đi trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật.

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

Một vài tuần trước ca phẫu thuật, người bệnh sẽ phải đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về:

  • Tình trạng sức khỏe tổng thể
  • Bệnh sử
  • Các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng

Người bệnh sẽ phải làm một số xét nghiệm để kiểm tra một số bệnh lý và đánh giá nguy cơ xảy ra biến chứng phẫu thuật. Các xét nghiệm thường phải thực hiện gồm có xét nghiệm chức năng thận và do chức năng hô hấp.

Nhân viên y tế sẽ cho người bệnh biết những điều cần chuẩn bị trước khi phẫu thuật. Ví dụ, người bệnh sẽ phải tạm thời ngừng dùng một số loại thuốc như thuốc chống đông máu trước phẫu thuật để ngăn ngừa biến chứng.

Tập thể dục trước và sau phẫu thuật

Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tổn thương đầu gối.

Tập thể dục giúp ngăn ngừa tổn thương khớp gối bằng cách:

  • tăng cường sức mạnh của các cơ xung quanh đầu gối
  • giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, từ đó làm giảm áp lực lên khớp gối

Khi chưa phẫu thuật thay khớp gối, tập thể dục sẽ giúp làm giảm một số triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp và cải thiện khả năng cử động đầu gối. Ngay cả khi đã thay khớp gối nhân tạo, người bệnh vẫn nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn.

Không chỉ có lợi cho sức khỏe thể chất, tập thể dục thường xuyên còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và giảm nguy cơ lo âu, trầm cảm - những vấn đề khá phổ biến ở người mắc các bệnh lý mạn tính gây đau đớn và giảm khả năng vận động như thoái hóa khớp.

Những bài tập phù hợp với người bị thoái hóa khớp gối

Tổ chức Thấp khớp/Viêm khớp Hoa Kỳ (ACR/AF) khuyến nghị tập thể dục để kiểm soát thoái hóa khớp gối.

Các bài tập có lợi cho người bị thoái hóa khớp gối gồm có:

  • Đi bộ
  • Đạp xe
  • Tập thể hình
  • Tập thể dục dưới nước
  • Thái cực quyền
  • Yoga

Bên cạnh tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng hợp lý cũng là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh thoái hóa khớp gối.

Đau sau phẫu thuật thay khớp gối

Đau là điều bình thường sau bất kỳ loại phẫu thuật nào, bao gồm cả thay khớp gối. Người bệnh sẽ được kê thuốc giảm đau để dùng sau phẫu thuật. Nếu chỉ bị đau nhẹ thì có thể kiểm soát bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn nhưng nếu bị đau nhiều thì sẽ phải dùng các loại thuốc giảm đau mạnh hơn. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào ngoài các loại thuốc mà bác sĩ đã kê.

Điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết về hiệu quả của thuốc và có gặp phải tác dụng phụ nào hay không.

Biến chứng của phẫu thuật thay khớp gối

Tất cả các loại phẫu thuật đều tiềm ẩn nguy cơ phát sinh biến chứng. Một số biến chứng và vấn đề không mong muốn có thể xảy ra của phẫu thuật thay khớp gối gồm có:

  • Nhiễm trùng
  • Cục máu đông
  • Tình trạng đau không cải thiện hoặc cải thiện không đáng kể, ngay cả khi ca phẫu thuật thành công
  • Cứng khớp

Các biến chứng nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra và đa số người bệnh đều hài lòng với kết quả của ca phẫu thuật thay khớp gối.

Khớp gối nhân tạo bền được bao lâu?

Khớp gối nhân tạo cũng sẽ bị mòn theo thời gian và khi khớp gối nhân tạo bị hỏng, người bệnh sẽ phải phẫu thuật thay khớp một lần nữa. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của khớp gối nhân tạo có thể lên tới 15 – 20 năm. 90% số ca phẫu thuật thay khớp gối bền được 10 năm và 80% bền được 20 năm. (2)

Những ai cần phẫu thuật thay khớp gối?

Hầu hết các ca phẫu thuật thay khớp gối phải thực hiện do thoái hóa khớp nhưng ngoài ra còn có nhiều lý do khác như:

  • Chấn thương đầu gối, ví dụ như đứt dây chằng hoặc rách sụn chêm
  • Dị tật khớp gối bẩm sinh
  • Viêm khớp dạng thấp

Đau đầu gối đa phần không cần phải điều trị bằng phẫu thuật mà chỉ cần điều trị bằng các phương pháp như:

  • Giảm cân nếu thừa cân
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Thay đổi lối sống
  • Sử dụng thuốc đường uống
  • Tiêm khớp

Thay khớp gối bán phần

Trong ca phẫu thuật thay khớp gối bán phần, bác sĩ chỉ cắt bỏ và thay phần khớp gối bị hỏng thay vì thay toàn bộ khớp gối.

So với thay khớp gối toàn phần, thay khớp gối bán phần có những ưu điểm sau:

  • Vết mổ nhỏ hơn
  • Ít bị mất xương và máu hơn
  • Thời gian phục hồi thường nhanh hơn và ít đau đớn hơn

Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật, khớp gối có thể sẽ tiếp tục bị hỏng và cuối cùng người bệnh vẫn sẽ phải thay khớp gối toàn phần.

Thay khớp gối hai bên

Thay khớp gối hai bên có nghĩa là cả hai khớp gối được thay cùng một lúc.

Đây là một giải pháp cho những trường hợp bị thoái hóa khớp ở cả hai đầu gối. Người bệnh sẽ chỉ phải trải qua một lần phẫu thuật.

Tuy nhiên, thời gian phục hồi sau phẫu thuật sẽ lâu hơn và người bệnh sẽ cần trợ giúp nhiều hơn.

Tóm tắt bài viết

Thay khớp gối là một loại phẫu thuật được thực hiện khá phổ biến. Lý do của hầu hết các trường hợp phẫu thuật thay khớp gối là thoái hóa khớp. Trong ca phẫu thuật thay khớp gối toàn phần, toàn bộ khớp gối bị loại bỏ và thay bằng khớp nhân tạo. Thay khớp gối giúp giảm đau, cải thiện khả năng cử động đầu gối và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mặc dù tiềm ẩn những rủi ro nhất định giống như các loại phẫu thuật khác nhưng phẫu thuật thay khớp gối nhìn chung là an toàn và là giải pháp giúp khôi phục chức năng của khớp gối.

Tuy nhiên, trước khi quyết định làm phẫu thuật, người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
Những điều cần biết về phẫu thuật thay khớp háng toàn phần

Trong ca phẫu thuật thay khớp háng, bác sĩ sẽ loại bỏ các phần bị hỏng hoặc mòn ở khớp háng và sau đó thay bằng bộ phận nhân tạo. Phẫu thuật thay khớp háng thường được thực hiện trong những trường hợp thoái hóa khớp nghiêm trọng. Phẫu thuật thay khớp háng sẽ giúp giảm đau và phục hồi chức năng khớp.

Rủi ro của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần
Rủi ro của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

Thoái hóa khớp gối là một vấn đề rất phổ biến. Ban đầu, các triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát bằng cách dùng thuốc và thay đổi lối sống, ví dụ như tập thể dục và giảm cân nếu thừa cân. Tuy nhiên, khi khớp gối bị hỏng nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật thay khớp gối toàn phần. Khớp gối sẽ bị loại bỏ và và thay thế bằng khớp nhân tạo. Thay khớp gối toàn phần là một ca phẫu thuật lớn. Người bệnh cần biết những gì sẽ diễn ra sau phẫu thuật để thực hiện các bước chuẩn bị cần thiết.

Rủi ro và biến chứng của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần
Rủi ro và biến chứng của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

Phẫu thuật thay khớp gối là một giải pháp điều trị các vấn đề gây đau và giảm chức năng khớp gối, ví dụ như viêm khớp gối. Nhờ y học hiện đại nên loại phẫu thuật này hiện nay rất an toàn và hiếm khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào khác, thay khớp gối vẫn có những rủi ro nhất định mà người bệnh cần hiểu rõ trước khi phẫu thuật.

Thay khớp háng bán phần được chỉ định khi nào?
Thay khớp háng bán phần được chỉ định khi nào?

Phẫu thuật thay khớp háng bán phần thường được thực hiện để điều trị gãy xương khớp háng. Đôi khi, loại phẫu thuật này còn được thực hiện để điều trị viêm khớp háng.

Khi nào cần thay khớp gối bán phần?
Khi nào cần thay khớp gối bán phần?

Phẫu thuật thay khớp gối bán phần thường được chỉ định để điều trị viêm khớp trong những trường hợp không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Trong ca phẫu thuật, phần bị hỏng của khớp gối được thay bằng bộ phận nhân tạo. Điều này giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Thay khớp gối bán phần có thời gian hồi phục nhanh hơn so với thay khớp gối toàn phần nhưng không phải trường hợp nào cũng phù hợp thay khớp gối bán phần.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây