Rủi ro của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần
Ngay sau khi phẫu thuật
Sau khi ca phẫu thuật hoàn tất, người bệnh sẽ được đưa vào phòng hồi sức.
Người bệnh sẽ được quấn băng ép để giảm sưng tấy ở chân và đặt ống dẫn lưu để ngăn dịch tích tụ ở quanh vết mổ.
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ rút ống dẫn lưu sau 2 – 4 ngày.
Bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc giảm đau, ban đầu thường là thuốc giảm đau truyền tĩnh mạch, sau đó chuyển sang thuốc tiêm và thuốc giảm đau đường uống.
Người bệnh có thể sẽ phải dùng thuốc chống đông máu để ngăn hình thành cục máu đông và thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Sau khi phẫu thuật thay khớp gối toàn phần, người bệnh sẽ phải nằm viện vài ngày. Thời gian năm viện sẽ tùy thuộc vào tốc độ hồi phục của mỗi người và có xảy ra biến chứng gì hay không.
Trước khi xuất viện về nhà, hầu hết người bệnh đều thực hiện được những điều dưới đây.
- Đứng
- Đi lại xung quanh với dụng cụ hỗ trợ như nạng hoặc khung tập đi
- Co duỗi đầu gối
- Tự đi vệ sinh
Người bệnh sẽ phải ở lại bệnh viện lâu hơn nếu chưa thể đi lại hoặc có biến chứng phát sinh .
Rủi ro của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần
Sau ca phẫu thuật thay khớp gối toàn phần, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề như:
- Buồn nôn và táo bón
- Tràn dịch màng phổi
- Cục máu đông
Buồn nôn và táo bón
Buồn nôn và táo bón là những vấn đề thường gặp sau các ca phẫu thuật cần gây mê. Những tình trạng này thường chỉ kéo dài 1 - 2 ngày. Nếu cần thiết, người bệnh có thể dùng thuốc nhuận tràng để giảm táo bón. Điều chỉnh chế độ ăn uống, ví dụ như uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ cũng là những cách để giảm táo bón. Có nhiều cách để giảm buồn nôn sau phẫu thuật, ví dụ như tránh ăn đồ dầu mỡ, ngậm kẹo gừng và uống một ngụm nước nhỏ mỗi khi cảm thấy buồn nôn.
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch ở khoang màng phổi. Người bệnh sẽ được hướng dẫn bài tập hít thở để ngăn ngừa tình trạng này.
Cục máu đông
Ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu có thể dẫn đến hình thành cục máu đông. Cử động mắt cá chân và thực hiện một số bài tập khi nằm trên giường sau phẫu thuật sẽ giúp duy trì sự lưu thông máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Một số bài tập mà người bệnh có thể thực hiện gồm có:
Duỗi gập bàn chân: Duỗi thẳng chân và duỗi gập bàn chân vài lần sau mỗi 5 – 10 phút.
Xoay cổ chân: Xoay cổ chân từ từ theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ. Thực hiện bài tập này 3 đến 4 lần mỗi ngày, mỗi lần một vài phút.
Nằm co chân: Nằm ngừa, đặt hai bàn chân trên giường rồi từ từ trượt bàn chân về phía mông. Khi chân chạm mông, giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi đưa chân về vị trí ban đầu. Lặp lại như vậy 10 lần và thực hiện 3 - 4 lần một ngày.
Nâng chân thẳng: Nằm ngửa, duỗi thẳng một chân, siết chặt cơ đùi và nâng chân lên khỏi giường vài cm trong khi vẫn giữ thẳng chân. Giữ nguyên tư thế trong 5 – 10 giây, sau đó từ từ hạ chân xuống. Lặp lại với chân bên kia.
Tình trạng hình thành cục máu đông sau phẫu thuật thường xảy ra ở chân, gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi, dẫn đến thuyên tắc mạch phổi. Đây có thể là một biến chứng rất nghiêm trọng nhưng duy trì sự lưu thông máu sau phẫu thuật có thể giúp giảm nguy cơ xảy ra điều này.
Mang vớ nén y khoa cũng có thể giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Vật lý trị liệu sau phẫu thuật
Quá trình vật lý trị liệu thường sẽ bắt đầu ngay trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật.
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh:
- đứng dậy càng sớm càng tốt
- đi lại và làm quen với khớp gối mới
- khôi phục dần phạm vi chuyển động
Người bệnh sẽ phải tập các bài tập để tăng khả năng vận động.
Bắt đầu quá trình phục hồi chức năng ngay sau phẫu thuật sẽ giúp người bệnh sớm quay trở lại cuộc sống bình thường hơn.
Phục hồi tại nhà
Sau khi xuất viện về nhà, người bệnh nên khôi phục dần các hoạt động bình thường, bắt đầu từ các hoạt động đơn giản như:
- lên xuống giường mà không cần người giúp đỡ
- co đầu gối và duỗi thẳng chân hoàn toàn
- đi lại, ban đầu có thể dùng nạng hoặc khung tập đi, cố gắng tăng dần khoảng cách mỗi ngày
Khi ngồi hoặc nằm, hãy nâng cao chân để giảm sưng và chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm đau và viêm.
Khi về nhà, người bệnh có thể sẽ vẫn phải dùng các loại thuốc như:
- Kháng sinh
- Thuốc chống đông máu
- Thuốc giảm đau
Phải tiếp tục thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi cảm thấy tình trạng đã được cải thiện.
Nếu gặp tác dụng phụ, hãy báo cho bác sĩ. Không nên tự ý ngừng thuốc.
>>> Tìm hiểu về các cách giảm sưng, đau và bầm tím sau phẫu thuật thay khớp gối
Ngoài ra, người bệnh cần:
- Tái khám đầy đủ theo lịch hẹn
- Tập các bài tập vật lý trị liệu đã được hướng dẫn
- Mang vớ y khoa theo chỉ dẫn của bác sĩ
Khi nào cần đi khám?
Người bệnh cần đi khám ngay nếu:
- tình trạng đau nhức ở đầu gối kéo dài hoặc ngày càng trầm trọng
- bị tấy đỏ, nóng ở xung quanh vết mổ
- bị sốt, ớn lạnh hoặc cảm thấy người không được khỏe
- bị đau ngực hoặc khó thở
- có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác
Hầu hết các biến chứng của thay khớp gối toàn phần đều xảy ra trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật. Do đó, cần phải chú ý đến những biểu hiện bất thường trong khoảng thời gian này.
Người bệnh có thể phải tiếp tục tái khám trong vòng một năm sau phẫu thuật. Tần suất tái khám sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như sức khỏe tổng thể và tốc độ hồi phục.
Thông thường, người bệnh sẽ phải tái khám sau:
- 3 tuần
- 6 tuần
- 3 tháng
- 6 tháng
- 1 năm
Sau đó thường sẽ chỉ phải khám định kỳ mỗi năm một lẫn để đánh giá tình trạng của khớp nhân tạo.
Khi nào có thể hoạt động bình thường sau khi thay khớp gối?
Đa số mọi người có thể hoạt động trở lại gần như bình thường trong vòng khoảng 3 tháng sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.
Không nên thực hiện các hoạt động gây áp lực lên đầu gối quá sớm. Nếu đầu gối bị đau khi thực hiện một hoạt động nào đó, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.
Nếu làm công việc ít phải vận động, người bệnh có thể đi làm lại sau 4 - 6 tuần nhưng nếu công việc đòi hỏi phải nâng vật nặng hoặc đi lại nhiều thì thường phải sau 3 tháng mới có thể đi làm lại.
Có thể mất 6 – 12 tháng để khôi phục hoàn toàn mức độ hoạt động.
Tóm tắt bài viết
Tìm hiểu trước về những gì diễn ra sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần sẽ giúp người bệnh có sự chuẩn bị tốt và giúp cho quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn. Điều này còn giúp giảm nguy cơ gặp phải biến chứng.
Bắt đầu vật lý trị liệu từ sớm sau khi phẫu thuật sẽ giúp nhanh chóng khôi phục khả năng vận động và giảm đau. Khi về nhà, người bệnh cần tiếp tục dùng thuốc theo chỉ định, tập các bài tập vật lý trị liệu và khôi phục dần các hoạt động hàng ngày. Nếu đầu gối bị đau, hãy dừng lại ngay, đừng nên vận động quá sức.
Sau khi thay khớp gối, người bệnh nên duy trì tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng và tránh các hoạt động gây áp lực lên khớp để khớp gối nhân tạo bền lâu.
Phẫu thuật thay khớp gối là một giải pháp điều trị các vấn đề gây đau và giảm chức năng khớp gối, ví dụ như viêm khớp gối. Nhờ y học hiện đại nên loại phẫu thuật này hiện nay rất an toàn và hiếm khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào khác, thay khớp gối vẫn có những rủi ro nhất định mà người bệnh cần hiểu rõ trước khi phẫu thuật.
Phẫu thuật thay khớp thường không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm khớp gối. Phẫu thuật thay khớp chỉ được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp gối quá nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp viêm khớp gối đều có thể điều trị bằng các phương pháp không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu.
Thoái hóa khớp gối là dạng thoái hóa khớp gối phổ biến nhất. Tình trạng này gây đau đớn và gây cản trở việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường tăng nặng sau khi phải đứng lâu, bê đồ nặng hoặc đi lại nhiều. Trong những trường hợp nghiêm trọng, ngay cả các hoạt động cơ bản hàng ngày cũng gây đau đớn. Khi bệnh thoái hóa khớp gối gây đau đầu gối dữ dội và ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật thay khớp gối.
Trong ca phẫu thuật thay khớp ngón tay, khớp ngón tay hỏng hoặc mòn sẽ bị cắt bỏ và thay bằng khớp nhân tạo. Phẫu thuật thay khớp ngón tay chủ yếu được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp nhưng đôi khi cũng được thực hiện để thay thế khớp hư hỏng do những nguyên nhân khác.
Giải đáp 12 thắc mắc thường gặp về phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.