1

Cách giảm đau, sưng tấy và bầm tím sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

Tình trạng đau, sưng tấy và bầm tím có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau phẫu thuật thay khớp gối. Có nhiều cách để giảm thiểu những tình trạng này, gồm có mang vớ y khoa, kê cao chân, dùng thuốc và chườm.
Cách giảm đau, sưng tấy và bầm tím sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần Cách giảm đau, sưng tấy và bầm tím sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

Đau, sưng và bầm tím sau phẫu thuật có bình thường không?

Đau, sưng tấy và bầm tím là những hiện tượng hết sức bình thường trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật thay khớp gối. Tuy nhiên, có nhiều cách để làm giảm các tình trạng này và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Đau và sưng sau phẫu thuật thay khớp gối chỉ là tạm thời và sau khi hết sưng đau, hầu hết mọi người đều nhận thấy triệu chứng đau do vấn đề về đầu gối trước đây cũng như khả năng cử động đầu gối có sự cải thiện đáng kể.

Đau, sưng và bầm tím kéo dài bao lâu?

  • Đau thường kéo dài vài tuần sau khi thay khớp gối toàn phần.
  • Sưng thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần sau phẫu thuật nhưng cũng có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng, tùy cơ địa mỗi người.
  • Bầm tím có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần sau phẫu thuật.

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một vài cách giúp giảm đau, sưng tấy và bầm tím sau khi phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.

Ngay sau khi phẫu thuật

Trong những năm trở lại đây, sự cải tiến trong các phương pháp vô cảm như gây tê vùng hay gây tê tủy sống đã giúp giảm đau đáng kể sau ca phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.

Trong quá trình phẫu thuật thay khớp gối, người bệnh có thể sẽ được gây mê toàn thân (hoàn toàn không còn nhận thức) hoặc gây tê tủy sống (không còn cảm giác từ thắt lưng trở xuống nhưng vẫn tỉnh táo).

Sau khi thuốc gây mê hoặc gây tê hết tác dụng, người bệnh sẽ được cho dùng thuốc giảm đau qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Nếu người bệnh bị đau nhiều, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc giảm đau opioid, thậm chí là thuốc giảm đau opioid mạnh như morphine, fentanyl hoặc oxycodone. Các loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn với liều thấp nhất có thể. Dùng thuốc giảm đau opioid liều cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc và thậm chí là gây nghiện. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ.

Các cách giảm sưng

Sưng là điều bình thường sau phẫu thuật. Nguyên nhân là do mô bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, khiến cho bạch huyết, bạch cầu và một số chất khác tích tụ lại để sửa chữa tổn thương. Điều này dẫn đến sưng tấy.

Hầu hết người bệnh chỉ bị sưng mức độ nhẹ đến vừa sau phẫu thuật thay khớp gối nhưng cũng có người bị sưng nặng. Tình trạng sưng có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng sau phẫu thuật.

Người bệnh có thể giảm sưng tấy bằng cách thực hiện các bài tập sau phẫu thuật mà nhân viên y tế hướng dẫn. Mang vớ y khoa và kê cao chân khi ngồi hoặc nằm cũng sẽ giúp giảm sưng. Người bệnh nên mang vớ y khoa ngay sau khi phẫu thuật cho đến ít nhất 2 tuần sau đó để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, đồng thời giảm sưng và đau ở chân.

Khi nằm, hãy kê bên chân phẫu thuật cao hơn tim để giảm đau và sưng tấy.

Một cách nữa để giảm sưng là chườm lạnh. Người bệnh có thể dùng túi chườm hoặc nước đá bọc trong một chiếc khăn sạch rồi đặt lên vùng bị sưng. Ngoài giảm sưng, chườm lạnh còn giúp viêm ở khớp gối và vùng mô xung quanh.

Có thể chườm lạnh 3 đến 4 lần một ngày, mỗi lần khoảng 20 phút. Mỗi lần không nên chườm quá lâu. Sau vài tuần có thể chuyển sang chườm nóng. Nếu tình trạng sưng không cải thiện hoặc ngày càng nặng hơn thì người bệnh cần báo cho bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu của cục máu đông hoặc nhiễm trùng đầu gối.

Các cách giảm đau

Đau cũng là điều bình thường sau khi phẫu thuật thay khớp gối. Cơn đau sẽ đỡ dần theo thời gian.

Cách hiệu quả nhất để giảm bớt đau đớn sau phẫu thuật là sử dụng thuốc giảm đau.

Hầu hết người bệnh đều cần dùng thuốc giảm đau đường uống trong vài tuần. Một nhóm thuốc được sử dụng phổ biến là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen. Thường sẽ phải dùng NSAID kê đơn (hàm lượng hoạt chất cao) mới đủ để giảm đau trong thời gian đầu sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.

Nếu người bệnh bị đau nhiều và NSAID không có tác dụng, bác sĩ có thể sẽ kê các loại thuốc giảm đau mạnh hơn như tramadol hoặc oxycodone.

Khi đầu gối bớt đau, người bệnh có thể chuyển sang dùng các loại thuốc giảm đau nhẹ hơn, gồm có acetaminophen và NSAID không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen hàm lượng thấp.

Ngoài thuốc giảm đau đường uống, người bệnh có thể dùng thêm thuốc giảm đau dạng bôi ngoài da hoặc miếng dán. Các sản phẩm này thường có chứa các hoạt chất như capsaicin, menthol hoặc salicylate.

Mát xa và các bài tập vật lý trị liệu cũng giúp giảm viêm và đau sau phẫu thuật. Tình trạng đau sẽ giảm dần trong vòng vài tuần.

Các cách giảm bầm tím

Sau phẫu thuật thay khớp, đầu gối sẽ bị bầm tím do tụ máu dưới da. Tình trạng bầm tím thường kéo dài 1 đến 2 tuần.

Ngay sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ phải dùng thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu) để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu và điều này có thể làm tăng thêm tình trạng bầm tím.

Bầm tím là hiện tượng bình thường và sẽ giảm dần theo thời gian nhưng bầm tím có thể làm tăng cảm giác đau. Kê cao chân có thể giúp giảm viêm và bầm tím.

Vật lý trị liệu

Phương pháp kích thích dây thần kinh bằng điện qua da (TENS) có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm đau ở đầu gối cũng như khu vực xung quanh. Thiết bị sẽ truyền xung điện nhẹ qua điện cực đến các dây thần kinh dưới da và ngăn cản dây thần kinh truyền tín hiệu gây đau.

Tuy nhiên, hướng dẫn vào năm 2019 của Hiệp hội Thấp khớp Hoa Kỳ (the American College of Rheumatology) khuyến cáo không nên sử dụng TENS ở những người bị thoái hóa khớp đầu gối.

Theo một nghiên cứu vào năm 2014 được công bố trên tạp chí Pain, liệu pháp TENS không phải lúc nào cũng có hiệu quả. TENS sẽ kém hiệu quả hoặc không hiệu quả đối với những người bị rối loạn lo âu hoặc đau nghiêm trọng.

Một cách đơn giản và hiệu quả hơn để giảm đau sau phẫu thuật thay khớp gối là mát xa và kích thích các cơ cùng với mô xung quanh đầu gối.

Khi tập vật lý trị liệu, người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập giúp tăng cường các cơ ở đầu gối, tăng phạm vi chuyển động và cải thiện sự lưu thông máu quanh đầu gối. Những điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục, giúp cho dịch tích tụ thoát khỏi khu vực tổn thương và nhờ đó giảm sưng đau.

Mặc dù tập thể dục có thể giúp giảm đau và khôi phục chức năng khớp gối nhanh hơn sau phẫu thuật nhưng người bệnh cần tránh các động tác gây tác động lớn lên khớp gối, ví dụ như squat, nhảy, vặn người và quỳ.

Tóm tắt bài viết

Đau, sưng và bầm tím là những điều bình thường sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần. Mức độ sưng đau và bầm tím ở mỗi người là khác nhau. Những hiện tượng này sẽ tự hết dần theo thời gian nhưng người bệnh có thể sử dụng các cách như dùng thuốc, chườm lạnh, kê cao chân, mang vớ nén và vật lý trị liệu để giảm bớt cảm giác khó chịu và tăng tốc độ phục hồi. Nếu tình trạng đau, sưng và bầm tím không đỡ sau vài tuần, hãy báo cho bác sĩ bởi đó có thể là dấu hiệu của biến chứng sau phẫu thuật.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Rủi ro và biến chứng của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần
Rủi ro và biến chứng của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

Phẫu thuật thay khớp gối là một giải pháp điều trị các vấn đề gây đau và giảm chức năng khớp gối, ví dụ như viêm khớp gối. Nhờ y học hiện đại nên loại phẫu thuật này hiện nay rất an toàn và hiếm khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào khác, thay khớp gối vẫn có những rủi ro nhất định mà người bệnh cần hiểu rõ trước khi phẫu thuật.

Các giải pháp thay thế cho phẫu thuật thay khớp gối
Các giải pháp thay thế cho phẫu thuật thay khớp gối

Phẫu thuật thay khớp thường không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm khớp gối. Phẫu thuật thay khớp chỉ được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp gối quá nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp viêm khớp gối đều có thể điều trị bằng các phương pháp không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu.

Khi nào cần thay khớp gối toàn phần?
Khi nào cần thay khớp gối toàn phần?

Thoái hóa khớp gối là dạng thoái hóa khớp gối phổ biến nhất. Tình trạng này gây đau đớn và gây cản trở việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường tăng nặng sau khi phải đứng lâu, bê đồ nặng hoặc đi lại nhiều. Trong những trường hợp nghiêm trọng, ngay cả các hoạt động cơ bản hàng ngày cũng gây đau đớn. Khi bệnh thoái hóa khớp gối gây đau đầu gối dữ dội và ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật thay khớp gối.

Khi nào cần phẫu thuật thay khớp ngón tay?
Khi nào cần phẫu thuật thay khớp ngón tay?

Trong ca phẫu thuật thay khớp ngón tay, khớp ngón tay hỏng hoặc mòn sẽ bị cắt bỏ và thay bằng khớp nhân tạo. Phẫu thuật thay khớp ngón tay chủ yếu được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp nhưng đôi khi cũng được thực hiện để thay thế khớp hư hỏng do những nguyên nhân khác.

Giải đáp các thắc mắc thường gặp về thay khớp gối toàn phần
Giải đáp các thắc mắc thường gặp về thay khớp gối toàn phần

Giải đáp 12 thắc mắc thường gặp về phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây