1

Uống sữa có thực sự tốt cho xương không?

Các sản phẩm từ sữa là một trong nguồn cung cấp canxi dồi dào nhất và canxi là khoáng chất chính cấu tạo nên xương. Vì lý do này nên nhiều người cho rằng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa mỗi ngày sẽ giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương. Liệu rằng điều này có đúng hay không?
Uống sữa có thực sự tốt cho xương không? Uống sữa có thực sự tốt cho xương không?

Không bắt buộc phải uống sữa để bổ sung canxi

Con người là loài động vật duy nhất tiếp tục uống sữa sau khi cai sữa và uống sữa của loài động vật khác.

Trước khi động vật được thuần hóa, sữa chỉ dành cho trẻ sơ sinh và trong hầu hết quá trình tiến hóa của loài người, việc uống sữa ở người trưởng thành là điều không phổ biến. Do đó, con người không nhất thiết phải uống sữa để có canxi. Ngoài sữa và các sản phẩm từ sữa còn rất nhiều nguồn cung cấp canxi khác.

Mặc dù sữa và các sản phẩm từ sữa không phải nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của con người nhưng điều đó không có nghĩa là sữa không có lợi. Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi lý tưởng cho những người không ăn được nhiều các loại thực phẩm giàu canxi khác.

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là một căn bệnh tiến triển xảy ra khi khối lượng và mật độ khoáng chất trong xương bị suy giảm. Điều này khiến cho cấu trúc xương trở nên xốp, giòn và dễ gãy

Nhiều người cho rằng loãng xương là do chế độ ăn uống thiếu canxi nhưng trên thực tế, loãng xương có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân và yếu tố khác hoàn toàn không liên quan đến chế độ dinh dưỡng, chẳng hạn như hormone và lối sống ít vận động.

Phụ nữ có tỷ lệ bị loãng xương cao hơn nhiều so với nam giới, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Lý do của điều này là sự sụt giảm estrogen vào thời kỳ mãn kinh. Estrogen là hormone rất quan trọng đối với sức khỏe xương. Loãng xương làm tăng đáng kể nguy cơ gãy xương và gãy xương sẽ có ảnh hưởng rất lớn chất lượng cuộc sống. Trên thực tế, loãng xương là nguyên nhân hàng đầu gây gãy xương ở người lớn tuổi.

Ảnh hưởng của chế độ ăn thiếu canxi đến xương

Xương đóng vai trò là bộ khung nâng đỡ cơ thể và bảo vệ các cơ quan bên trong. Ngoài ra, xương còn là kho dự trữ canxi chính của cơ thể. Canxi là khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể.

Cơ thể duy trì nồng độ canxi trong máu trong một phạm vi hẹp. Khi chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để sử dụng cho các chức năng quan trọng hơn.

Một phần canxi trong máu được bài tiết qua nước tiểu. Nếu chế độ ăn uống không bù đắp được lượng canxi bị mất, lượng canxi trong xương sẽ giảm dần theo thời gian, điều này khiến xương trở nên xốp và dễ bị gãy hơn.

Tóm tắt: Canxi có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe xương. Khi chế độ ăn không có đủ canxi, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương và dần dần, điều này sẽ làm suy yếu cấu trúc xương.

Protein và sức khỏe xương

Một số ý kiến cho rằng ăn nhiều protein có thể gây ra chứng loãng xương.

Nguyên nhân là do quá trình tiêu hóa protein làm tăng tính axit trong máu và cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để trung hòa axit.

Đây chính là cơ sở cho sự ra đời của chế độ ăn kiềm, trong đó ăn chủ yếu các loại thực phẩm có tính kiềm như rau củ quả, các loại hạt và đậu, đồng thời tránh các thực phẩm “tạo axit” như thịt, cá, sữa, trứng và hạn chế thực phẩm trung tính như tinh bột, đường.

Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh lợi ích của chế độ ăn này.

Trên thực tế, hàm lượng protein cao trong các sản phẩm từ sữa là một điều có lợi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều protein có thể giúp cải thiện sức khỏe xương.

Các sản phẩm từ sữa không chỉ giàu protein và canxi mà còn chứa nhiều phốt pho. Sữa nguyên kem từ bò ăn cỏ còn chứa vitamin K2.

Cả protein, phốt pho và vitamin K2 đều rất quan trọng đối với sức khỏe xương.

Kết quả nghiên cứu chưa thống nhất

Một số nghiên cứu quan sát cho thấy tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe xương mà thậm chí còn có thể gây tác động tiêu cực.

Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa có nguy cơ loãng xương thấp hơn.

Các nghiên cứu quan sát thường đưa ra nhiều kết quả khác nhau. Các nghiên cứu này thường chỉ phát hiện được mối liên hệ chứ không giải thích được lý do đằng sau mối liên hệ đó.

Các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (thí nghiệm khoa học thực tế) có thể cho câu trả lời rõ ràng hơn. Kết quả của các thử nghiệm này sẽ được nói rõ hơn trong phần bên dưới.

Tóm tắt: Một số nghiên cứu quan sát cho thấy tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe xương. Tuy nhiên, các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên lại cho thấy điều ngược lại.

Lợi ích của sữa đối với sức khỏe xương

Cách duy nhất để xác định tác động của một chất dinh dưỡng hay loại thực phẩm nào đó đến cơ thể là tiến hành thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên.

Loại nghiên cứu này là “tiêu chuẩn vàng” trong nghiên cứu khoa học.

Trong thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, những tình nguyện viên tham gia được tách thành các nhóm. Một nhóm tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa trong khi nhóm còn lại thực hiện chế độ ăn uống bình thường.

Nhiều nghiên cứu như vậy đã được thực hiện nhằm đánh giá tác động của các sản phẩm từ sữa và canxi đến sức khỏe xương. Hầu hết các nghiên cứu đưa ra cùng một kết luận, đó là tiêu thụ các sản phẩm từ sữa hoặc uống bổ sung canxi có lợi cho sức khỏe xương. Lợi ích có được thay đổi theo độ tuổi:

  • Trẻ em: Sữa và canxi giúp tăng cường sự phát triển của xương.
  • Người trưởng thành: Tiêu thụ nhiều sữa làm giảm tốc độ mất xương và cải thiện mật độ xương.
  • Người cao tuổi: Uống bổ sung canxi giúp cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên cho thấy thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa giúp cải thiện sức khỏe xương ở mọi lứa tuổi. Đây mới là điều quan trọng.

Các sản phẩm từ sữa được bổ sung vitamin D thậm chí còn có hiệu quả cao hơn trong việc củng cố xương.

Tuy nhiên, hãy thận trọng khi dùng thực phẩm chức năng bổ sung canxi. Một số nghiên cứu đã cho thấy sử dụng các sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Tốt nhất vẫn nên bổ sung canxi từ sữa hoặc các thực phẩm chứa canxi khác, chẳng hạn như các loại rau màu xanh đậm, cá, đậu nành,…

Tóm tắt bài viết

Sức khỏe xương rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố lối sống.

Canxi là khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Chế độ ăn uống cung cấp đủ canxi là điều cần thiết để duy trì xương chắc khỏe và cải thiện mật độ xương.

Tuy rằng có rất nhiều loại thực phẩm giàu canxi nhưng các sản phẩm từ sữa là một trong những nguồn cung cấp canxi dồi dào nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị loãng xương có thể trồng răng implant không?
Người bị loãng xương có thể trồng răng implant không?

Trồng răng implant là phương pháp thay thế răng hiệu quả và an toàn với cả những người bị loãng xương.

Loãng xương có ảnh hưởng đến răng không?
Loãng xương có ảnh hưởng đến răng không?

Loãng xương là một bệnh về xương xảy ra khi khối lượng và mật độ xương giảm. Điều này khiến xương trở nên suy yếu và làm tăng nguy cơ gãy xương. Nhiều người thắc mắc không biết loãng xương có ảnh hưởng đến răng hay không. Câu trả lời là loãng xương không ảnh hưởng trực tiếp đến răng.

Uống nhiều rượu có thể gây loãng xương
Uống nhiều rượu có thể gây loãng xương

Uống nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tình trạng này khiến xương trở nên suy yếu.

Bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể gây loãng xương
Bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể gây loãng xương

Bệnh celiac có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm của cơ thể và điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Những người mắc bệnh celiac có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe về lâu dài khác, trong đó có chứng loãng xương. Tại sao bệnh celiac lại có thể dẫn đến loãng xương? Và làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ?

Loãng xương có ngăn ngừa được không?
Loãng xương có ngăn ngừa được không?

Loãng xương là một căn bệnh mãn tính khiến xương trở nên yếu hơn và dễ gãy. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương - chẳng hạn như tuổi tác và tiền sử gia đình – là không thể kiểm soát. Nhưng cũng có một số yếu tố có thể thay đổi để phòng ngừa loãng xương. Ví dụ, những người ngồi nhiều và ít vận động có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn. Tích cực hoạt động thể chất và duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây