Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Có Dẫn đến ung thư thận?
Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư rất phổ biến, xảy ra khi các tế bào trong tuyến tiền liệt trở nên bất thường và phát triển mất kiểm soát. Tuyến tiền liệt là một cơ quan nhỏ nằm dưới bàng quang, có chức năng sản xuất chất dịch trong tinh dịch.
Di căn là khi các tế bào ung thư tách khỏi khối u ban đầu và lan đến các khu vực khác trong cơ thể. Ung thư tuyến tiền liệt di căn thận là điều rất hiếm gặp. Đến nay mới chỉ có chưa đầy 50 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt di căn thận được ghi nhận trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Ví dụ, ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối có thể gây cản trở nước tiểu chảy qua niệu đạo ra ngoài cơ thể. Điều này khiến nước tiểu chảy ngược vào bàng quang, niệu quản và thận, làm gián đoạn chức năng thận.
Ung thư tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến thận như thế nào?
Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây tắc nghẽn niệu đạo - ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể.
Điều này thường xảy ra vào giai đoạn cuối của bệnh ung thư tuyến tiền liệt, khi tế bào ung thư di căn từ tuyến tiền liệt đến niệu đạo và hình thành khối u mới. Khối u có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn niệu đạo và khiến người bệnh không thể đi tiểu được.
Niệu đạo bị tắc nghẽn có thể dẫn đến thận ứ nước – tình trạng nước tiểu chảy ngược vào bàng quang, niệu quản và ứ lại trong thận, khiến thận sưng lên. Nếu cả hai niệu quản đều bị tắc thì người bệnh sẽ có nguy cơ bị suy thận.
Suy thận thường bắt đầu từ từ và không có triệu chứng ở giai đoạn đầu.
Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt đến thận
Một số phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể làm hỏng thận.
Có một số ý kiến lo ngại rằng liệu pháp hormone điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận nhưng nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng thuyết phục chứng minh điều này.
Trong một nghiên cứu vào năm 2021 được công bố trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt không di căn có nguy cơ phải nhập viện do tổn thương thận cấp tính cao hơn so với những người không mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, sự gia tăng nguy cơ này không liên quan đến liệu pháp hormone. (1)
Một nghiên cứu trường hợp vào năm 2017 đã báo cáo một trường hợp bị tiêu cơ vân khi sử dụng abiraterone (Zytiga) – một loại thuốc điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Tiêu cơ vân xảy ra khi các cơ bị tổn thương giải phóng protein và chất điện giải vào máu, điều này gây hại cho tim và thận. (2)
Một nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy nguy cơ mắc bệnh thận khi điều trị bằng đồng vị phóng xạ (một loại xạ trị nhắm vào các tế bào ung thư) là 4,5%. (3)
Ung thư tuyến tiền liệt có dẫn đến ung thư thận không?
Tế bào ung thư có thể tách ra khỏi khối u ở tuyến tiền liệt và di chuyển theo máu hoặc hệ bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể nhưng ung thư tuyến tiền liệt rất hiếm khi di căn đến thận. Đến nay trên toàn thế giới mới chỉ ghi nhận chưa đến 50 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt di căn đến thận. Ung thư tuyến tiền liệt thường di căn đến xương, các hạch bạch huyết ở xa, gan và phổi.
Di căn đến các cơ quan ở xa thường xảy ra khi khối u phát triển đến kích thước lớn. Các triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải trước khi ung thư di căn đến các vùng ở xa gồm có:
- Dòng nước tiểu yếu
- Đi tiểu nhiều lần
- Tiểu không tự chủ
- Tiểu đêm
- Máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
Ung thư tuyến tiền liệt thường di căn đến đâu?
Ung thư tuyến tiền liệt có thể lan đến các khu vực xung quanh tuyến tiền liệt (di căn vùng) hoặc lan đến cơ quan ở xa trong cơ thể (di căn xa). Ngay cả khi đang trong quá trình điều trị, ung thư vẫn có thể di căn nếu các phương pháp điều trị không hiệu quả.
Các khu vực di căn vùng phổ biến gồm có:
- Túi tinh
- Bàng quang
- Trực tràng
- Các hạch bạch huyết lân cận
- Niệu đạo
Các khu vực ở xa mà ung thư tuyến tiền liệt thường di căn đến gồm có:
- Xương
- Gan
- Phổi
- Các hạch bạch huyết ở xa
Ung thư tuyến tiền liệt đặc biệt dễ lan đến xương vì các tế bào nội mô tủy xương có thể liên kết với các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
Các bệnh ung thư thường di căn đến thận gồm có:
- Ung thư phổi
- Ung thư vú
- Ung thư dạ dày
- Ung thư thực quản
- Ung thư đại trực tràng
Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt di căn
Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt di căn phụ thuộc vào khu vực mà ung thư di căn đến. Hầu hết người bệnh đều không có triệu chứng khi ung thư mới di căn.
Ung thư có thể di căn đến một hoặc cả hai quả thận. Các triệu chứng phổ biến nhất gồm có:
- Đau vùng sườn
- Tiểu ra máu
- Sụt cân
- Ra nhiều mồ hôi
- Sốt
Chức năng thận suy giảm sẽ dẫn đến tích tụ chất thải trong máu và điều này gây ra các triệu chứng như:
- Mệt mỏi
- Cảm giác người không khỏe
- Sưng phù ở mắt cá chân và bàn chân
- Chán ăn
Các triệu chứng khác của ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 4 gồm có:
- Sụt cân
- Mệt mỏi
- Suy nhược
- Đau xương hoặc xương yếu, dễ gãy
- Chướng bụng
- Da và tròng trắng mắt chuyển màu vàng
- Đau đầu, chóng mặt và co giật nếu ung thư di căn đến não
Tóm tắt bài viết
Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây tắc nghẽn niệu đạo, khiến nước tiểu chảy ngược vào bàng quang, niệu quản và thận. Điều này ảnh hưởng đến chức năng thận và có thể dẫn đến suy thận.
Suy thận tiến triển nặng dần theo thời gian và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn và sụt cân.
Ung thư tuyến tiền liệt rất hiếm khi di căn đến thận mà chủ yếu di căn đến phổi, xương hoặc gan.
Hai nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về bàng quang là bàng quang tăng hoạt (bàng quang hoạt động quá mức) và tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt). Cùng tìm hiểu về điểm khác nhau giữa hai tình trạng này.
Ngày nay đã có nhiều loại thuốc để làm giảm các triệu chứng của vấn đề này. Tadalafil (Cialis) và tamsulosin (Flomax) là hai trong số các loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
Flomax (tamsulosin) là một loại thuốc chẹn alpha được sử dụng để điều trị triệu chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt).
Caffeine có đặc tính lợi tiểu, có nghĩa là làm tăng tốc độ sản xuất nước tiểu. Caffeine còn có thể làm tăng cảm giác và sự co bóp bàng quang. Vì thế nên caffeine có thể còn làm tăng triệu chứng tiểu gấp và đi tiểu nhiều lần ở những người bị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
Siêu âm tuyến tiền liệt được sử dụng để kiểm tra tình trạng tuyến tiền liệt và phát hiện các vấn đề bất thường như ung thư hay tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt).