1

Tresiba và Lantus có gì giống và khác nhau?

Cả Tresiba và Lantus đều được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường nhưng hai loại thuốc này có một số điểm khác biệt về thành phần công dụng, liều dùng và tác dụng phụ.
Tresiba vs  Lantus Tresiba và Lantus có gì giống và khác nhau?

Tresiba và Lantus là gì?

Tresiba và Lantus là hai loại insulin tác dụng kéo dài được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2. (Để biết thêm thông tin về công dụng của hai loại thuốc này, vui lòng xem phần “Công dụng của Tresiba và Lantus” ở bên dưới.)

Tuy nhiên, Tresiba và Lantus có một số điểm khác biệt. Cùng tìm hiểu về những điểm giống và khác nhau giữa hai loại thuốc điều trị tiểu đường này.

>>> Tìm hiểu chi tiết về Tresiba

>>> Tìm hiểu chi tiết về Lantus

Thành phần của Tresiba và Lantus

Hoạt chất của Tresiba là insulin degludec. Hoạt chất của Lantus là insulin glargine. (Hoạt chất là thành phần giúp thuốc có tác dụng điều trị bệnh.)

Cả hai loại hoạt chất này đều là insulin tác dụng kéo dài, có nghĩa là giúp giữ ổn định lượng đường trong máu suốt cả ngày, bao gồm cả thời gian giữa các bữa ăn và vào ban đêm. Tác dụng của Lantus có thể kéo dài tới 24 giờ và tác dụng của Tresiba có thể kéo dài tới 42 giờ.

Công dụng của Tresiba và Lantus

Tresiba và Lantus đều được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là chi tiết về công dụng của từng loại thuốc.

  • Tresiba và Lantus đều được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu ở người lớn mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.
  • Ngoài ra, Tresiba còn được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.
  • Lantus còn được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu ở trẻ em từ 6 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường type 1.

Lưu ý, Tresiba và Lantus không được sử dụng để điều trị nhiễm toan ceton - một biến chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh tiểu đường. Khi có triệu chứng nhiễm toan ceton, người bệnh cần gọi cấp cứu hoặc đến ngay bệnh viện để được điều trị khẩn cấp.

Dạng thuốc

Tresiba và Lantus đều có dạng dung dịch lỏng được đựng trong lọ và bút tiêm.

Lọ: Người bệnh dùng bơm kim tiêm rút thuốc từ lọ và tiêm vào dưới da. Cần phải thay bơm kim tiêm mới mỗi lần tiêm.

Bút tiêm: Thuốc được đựng sẵn trong bút tiêm. Người bệnh chỉ cần lắp kim vào bút và tiêm nhưng cũng phải thay kim mới mỗi lần tiêm. Sau khi tiêm hết lượng thuốc trong bút hoặc thuốc hết hạn thì vứt bỏ bút và dùng bút mới. Bút tiêm Tresiba có tên là FlexTouch còn bút tiêm Lantus có tên là SoloStar.

Cả hai loại thuốc đều được tiêm dưới da.

Liều dùng Tresiba và Lantus

Tresiba và Lantus thường được sử dụng một lần mỗi ngày.

Tuy nhiên, liều dùng (số đơn vị insulin cần tiêm mỗi lần) sẽ phụ thuộc vào phác đồ điều trị của mỗi ca bệnh và các yếu tố khác, chẳng hạn như:

  • Loại bệnh tiểu đường
  • Tuổi tác
  • Cân nặng
  • Người bệnh có đang sử dụng các loại insulin khác hay không và liều dùng các loại insulin khác

Có thể chuyển từ Tresiba sang Lantus hoặc ngược lại không?

Có thể chuyển từ Tresiba sang Lantus hoặc ngược lại vì cả hai đều là insulin tác dụng kéo dài. Tuy nhiên, việc thay đổi loại insulin có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) hoặc tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao).

Hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết có thể xảy ra nếu người bệnh thay đổi một trong các yếu tố dưới đây của liệu pháp insulin:

  • Hàm lượng insulin
  • Loại hoặc nhà sản xuất insulin
  • Vị trí tiêm hoặc cách tiêm

Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi loại thuốc. Sau khi chuyển sang loại thuốc mới, người bệnh sẽ phải theo dõi mức đường huyết thường xuyên hơn cho đến khi ổn định. Đối với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2, bác sĩ có thể sẽ phải điều chỉnh liều dùng của các loại thuốc trị tiểu đường đường uống nếu như thay đổi loại insulin.

Bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng loại insulin mới dựa trên một số yếu tố. Tuy nhiên, nói chung:

  • Khi chuyển từ Tresiba sang Lantus, liều insulin tác dụng kéo dài hiện tại (số đơn vị insulin) sẽ cần được điều chỉnh.
  • Khi chuyển từ Lantus sang Tresiba thì có thể giữ nguyên liều dùng insulin tác dụng kéo dài hiện tại.

Người bệnh không nên đổi thuốc hoặc ngừng thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ.

Tác dụng phụ của Tresiba và Lantus

Giống như tất cả các loại thuốc khác, Tresiba và Lantus cũng có tác dụng phụ. Những loại thuốc này đều là insulin tác dụng kéo dài nên có các tác dụng phụ tương tự nhau.

Dưới đây là một số tác dụng phụ của Tresiba và Lantus. Để biết thêm thông tin về các tác dụng phụ, vui lòng đọc bài viết chuyên sâu về Tresiba và Lantus.

Tác dụng phụ nhẹ

Tresiba và Lantus có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ sau đây.

  Tresiba Lantus
Tăng cân X X
Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) X X
Nhiễm trùng đường hô hấp trên (chẳng hạn như cảm lạnh thông thường) X X
Đau đầu X X
Phản ứng tại vị trí tiêm* X X
Các triệu chứng giống như cúm (ớn lạnh, sốt, nôn mửa, đau bụng) X X
Loạn dưỡng mỡ (thay đổi độ dày của da ở vị trí tiêm) X X
Phù cẳng chân, mắt cá chân hoặc bàn chân X X
Tiêu chảy X X
Da mẩn đỏ hoặc ngứa ngáy   X

* Các phản ứng tại vị trí tiêm gồm có da đỏ, sưng, ngứa, đau hoặc nhạy cảm.

Trên đây chỉ là một vài tác dụng phụ nhẹ tiêu biểu của Tresiba và Lantus. Ngoài ra hai loại thuốc này còn có các tác dụng phụ nhẹ khác. Để biết thêm thông tin, bạn có thể đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Ngoài các tác dụng phụ nhẹ nêu trên, Tresiba và Lantus còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng nói chung, các tác dụng phụ nghiêm trọng đều rất hiếm khi xảy ra.

Các tác dụng phụ ngiêm trọng của Tresiba và Lantus

  • Hạ kali máu (nồng độ kali trong máu thấp)
  • Hạ đường huyết nghiêm trọng (lượng đường trong máu rất thấp)
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Nếu lo lắng về các tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng Tresiba hoặc Lantus, hãy trao đổi với bác sĩ để được giải đáp.

Hiệu quả của Tresiba và Lantus

Tresiba và Lantus đều sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị cả hai loại thuốc này làm phương pháp điều trị cho người mắc một trong hai loại bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, một tổng quan tài liệu gồm nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cả Tresiba và insulin glargine (hoạt chất trong Lantus) đều có hiệu quả như nhau trong việc cải thiện lượng đường trong máu ở người lớn và trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy Tresiba có thể hiệu quả hơn so với Lantus trong việc ngăn ngừa hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) vào ban đêm.

Cảnh báo về Tresiba và Lantus

Tresiba hoặc Lantus có thể không phù hợp với những người đang mắc một số bệnh lý nhất định hoặc có các yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh cần cho bác sĩ biết về bệnh sử trước khi dùng một trong hai loại thuốc này.

Trước khi sử dụng Tresiba hoặc Lantus, hãy cho bác sĩ biết nếu người bệnh đang mang thai, cho con bú hoặc có bất kỳ yếu tố nào dưới đây:

  • Hạ đường huyết
  • Hạ kali máu
  • Đang sử dụng thuốc nhóm thiazolidinedione
  • Mắc bệnh gan hoặc bệnh thận
  • Từng bị dị ứng với Tresiba hoặc Lantus

Ngoài ra, Tresiba và Lantus còn đi kèm một số cảnh báo khác. Để biết rõ hơn, vui lòng đọc bài viết chuyên sâu về Tresiba hoặc Lantus.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: insulin, Lantus, Tresiba
Tin liên quan
Sucrose, glucose và fructose có gì khác nhau?
Sucrose, glucose và fructose có gì khác nhau?

Sucrose, glucose và fructose là ba loại đường phổ biến được cơ thể hấp thụ theo cách khác nhau và có những tác động không giống nhau đến cơ thể. Ảnh hưởng của các loại đường này đến sức khỏe phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc (có tự nhiên trong thực phẩm hay được thêm vào trong quá trình chế biến).

Khô miệng do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách khắc phục
Khô miệng do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách khắc phục

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường là khô miệng. Khô miệng là một triệu chứng phổ biến của cả đái tháo đường type 1 và type 2. Tuy nhiên, không phải ai bị đái tháo đường cũng bị khô miệng và khô miệng có thể xảy ra ở cả những người không mắc bệnh. Nếu thường xuyên bị khô miệng và nghi ngờ mình bị đái tháo đường thì nên đi khám để được chẩn đoán sớm.

Lantus: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Lantus: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Lantus là một loại thuốc được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu cho người lớn mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 và trẻ em từ 6 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường type 1.

Tresiba: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Tresiba: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Tresiba được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2. Loại thuốc này được dùng cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.

Liều dùng thuốc Tresiba là bao nhiêu?
Liều dùng thuốc Tresiba là bao nhiêu?

Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về liều dùng khuyến nghị của Tresiba, gồm có dạng thuốc, hàm lượng thuốc và cách sử dụng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây