Khô miệng do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách khắc phục
Biểu hiện của khô miệng
Khô miệng xảy ra do giảm lượng nước bọt trong khoang miệng. Các biểu hiện của khô miệng gồm có:
- Lưỡi khô ráp
- Có rất ít nước bọt bên trong khoang miệng
- Thường xuyên bị đau bên trong miệng
- Môi khô nứt nẻ
- Dễ bị loét miệng hoặc nhiễm trùng trong khoang miệng
- Khó nuốt, nhai hoặc nói
Nguyên nhân gây khô miệng
Bất kỳ ai cũng có thể bị khô miệng nhưng đây là một triệu chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường type 1 và type 2. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định nhưng tình trạng khô miệng ở những người mắc bệnh đái tháo đường thường là do lượng đường trong máu cao gây ra. Một số loại thuốc điều trị đái tháo đường cũng có thể gây tác dụng phụ khô miệng.
Các nguyên nhân khác gây khô miệng còn có:
- Mất nước
- Lọc máu
- Thở bằng miệng
Các yếu tố làm tăng nguy cơ khô miệng
Khô miệng là do khoang miệng có quá ít nước bọt nhưng tình trạng này vẫn chưa được hiểu rõ do chưa có nhiều nghiên cứu. Một phân tích tổng hợp đã đánh giá kết quả của các nghiên cứu về tình trạng khô miệng từ năm 1992 đến năm 2013 nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra vấn đề. (1)
Biện pháp khắc phục khô miệng tại nhà
Có nhiều cách để khắc phục khô miệng tại nhà:
- Tránh các loại thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường, caffein hoặc chất làm ngọt nhân tạo
- Uống nhiều nước
- Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn
- Ăn trái cây và rau củ giàu chất xơ
- Dùng tăm cạo mảng bám trên răng
- Sử dụng nước súc miệng không cồn
- Nhai kẹo cao su
- Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng chứa fluor
- Ngậm kẹo bạc hà có chứa xylitol để giúp hơi thở thơm mát
Để điều trị khô miệng thì trước tiên cần xác định nguyên nhân gốc rễ. Nếu nguyên nhân do lượng đường trong máu cao thì kiểm soát ổn định đường trong máu sẽ giúp giảm khô miệng. Nếu nghi ngờ khô miêng là do tác dụng phụ của một loại thuốc đang dùng thì hãy báo cho bác sĩ để đổi sang loại thuốc khác hoặc điều chỉnh liều lượng.
Ngoài ra nên đi khám răng định kỳ. Vệ sinh răng định thường xuyên sẽ cải thiện sức khỏe răng miệng, điều này sẽ giúp làm giảm và ngăn ngừa khô miệng.
Giảm lượng đường trong máu có thể cải thiện đáng kể tình trạng khô miệng. Các cách để giảm lượng đường trong máu gồm có:
- Chọn thực phẩm và đồ uống ít đường
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ
- Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo tốt và protein
- Dùng thuốc theo chỉ định
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu những phương pháp mới để điều trị bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy sữa ong chúa giúp làm ẩm khoang miệng và giảm khô miệng ở 118 người lớn tuổi. Mặc dù cần nghiên cứu thêm nhưng phát hiện ban đầu của nghiên cứu này rất hứa hẹn.
Các vấn đề phát sinh do khô miệng
Khô miệng không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Nước bọt phân hủy carbohydrate và chứa các tế bào có khả năng chống lại mầm bệnh, nhờ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Khi có quá ít nước bọt, glucose và vi trùng có thể tích tụ trong miệng. Điều này dẫn đến sự hình thành mảng bám và sâu răng.
Theo thời gian, tình trạng khô miệng không được khắc phục có thể dẫn đến các vấn đề như:
- Viêm nướu (viêm lợi), khiến cho nướu sưng đỏ và chảy máu
- Viêm nha chu – tình trạng viêm mô quanh răng
- Nấm miệng hay tưa miệng, xảy ra do sự phát triển quá mức của nấm Candida trong khoang miệng
- Hơi thở có mùi khó chịu
Trong những trường hợp nghiêm trọng, tuyến nước bọt có thể bị nhiễm trùng và dẫn đến viêm tuyến nước bọt. Khô miệng còn có thể gây khó ngủ và ảnh hưởng đến vị giác.
Phòng ngừa khô miệng
Có thể ngăn ngừa khô miệng bằng các cách sau đây. Các cách này cũng giúp làm giảm khô miệng.
- Tránh đồ ăn cay và mặn
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà. Tăng độ ẩm trong không khí có thể giúp giảm và ngăn ngừa khô miệng.
- Hạn chế caffeine, thuốc lá và đồ uống có cồn. Những thứ này có thể khiến khoang miệng càng thêm khô hơn.
- Uống đủ 8 đến 10 chén nước mỗi ngày. Uống đủ nước có thể làm giảm nguy cơ khô miệng.
- Khám răng định kỳ hai lần mỗi năm để vệ sinh răng và kiểm tra các vấn đề về răng miệng.
Kết luận
Khô miệng hoàn toàn có thể điều trị được. Đối với những người bị đái tháo đường, kiểm soát đường huyết là cách tốt nhất để làm giảm và ngăn ngừa khô miệng. Uống thuốc theo chỉ định và tránh các loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường. Nếu tình trạng khô miệng vẫn tiếp diễn thì hãy đi khám. Đó có thể là một tác dụng phụ của thuốc. Khám răng thường xuyên cũng là điều cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề gây khô miệng.
Khô miệng không phải là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường nhưng nếu không điều trị thì khô miệng có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác.
Bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng khớp và dẫn đến một tình trạng gọi là bệnh khớp do đái tháo đường. Đau khớp do chấn thương xảy ra ngay lập tức nhưng triệu chứng đau của bệnh khớp do đái tháo đường tiến triển từ từ theo thời gian.
Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.
Không phải lúc nào tăng đường huyết biểu hiện triệu chứng rõ ràng ngay lập tức. Tuy nhiên, theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ gây ra các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều lần và gây tổn hại nhiều cơ thể trong cơ thể.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), bệnh võng mạc đái tháo đường là một trong nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng ngừa được phổ biến nhất. Đây cũng là bệnh về mắt phổ biến nhất ở người mắc bệnh tiểu đường.