1

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường bị rụng tóc trong sáu tháng đầu. Loại rụng tóc này được gọi là rụng tóc lan tỏa cấp tính (telogen effluvium).
Rụng tóc ở trẻ sơ sinh Rụng tóc ở trẻ sơ sinh

Con tôi bị rụng tóc. Tình trạng này có bình thường không?

Rụng tóc sớm hoàn toàn là điều bình thường và không có gì phải lo lắng. Trẻ sơ sinh thường bị rụng tóc trong sáu tháng đầu. Loại rụng tóc này được gọi là rụng tóc lan tỏa cấp tính (telogen effluvium).

Nguyên nhân của tình trạng này: Tóc có giai đoạn phát triển và giai đoạn nghỉ ngơi. Giai đoạn phát triển kéo dài khoảng ba năm và giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài khoảng ba tháng (mặc dù cũng có thể từ 1-6 tháng). Trong giai đoạn nghỉ ngơi, tóc vẫn còn trong nang cho đến khi tóc mới mọc ra. Khoảng 5 - 15% tóc trên da đầu thường ở giai đoạn nghỉ ngơi tại một thời điểm nào đó, nhưng sự căng thẳng, sốt hoặc thay đổi hormone có thể khiến một số lượng lớn tóc ngừng phát triển cùng một lúc. Việc rụng tóc bắt đầu khi giai đoạn tăng trưởng tiếp theo bắt đầu khoảng ba tháng sau đó. Mức hormone của trẻ sơ sinh giảm ngay sau khi sinh, có thể khiến bé bị rụng tóc sau khi sinh ra. (Những bà mẹ mới sinh thường rụng một lượng lớn tóc cũng vì lý do này).

Các bậc phụ huynh đôi khi ngạc nhiên phát hiện ra rằng, khi một đứa trẻ mọc tóc mới, tóc của bé lại có màu sắc và kết cấu hoàn toàn khác tóc sơ sinh. Nếu bạn nhận thấy con bạn bị hói đầu, hãy quan sát cách bé ngồi và ngủ. Nếu bé luôn nằm cùng một tư thế hoặc có xu hướng ngồi tựa phía sau đầu vào ghế, bé có thể bị rụng tóc ở vùng sau gáy. Bé cũng có thể bị hói nếu cọ đầu vào nệm. Có những vấn đề khác gây ra rụng tóc, nhưng chúng rất hiếm gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi:

  • Các vết hói có màu đỏ, có vảy (và đôi khi có chấm đen, nơi tóc đã rụng đi) có thể có nghĩa là con bạn bị nhiễm nấm gây truyền nhiễm gọi là nấm da; bị tổn thương - ví dụ như do cột tóc đuôi ngựa quá chặt - có thể dẫn đến rụng tóc được gọi là chứng rụng tóc do kéo giãn.
  • Mảng tóc không đều có thể rụng nếu con bạn kéo hoặc xoắn tóc quá mạnh. Đây được gọi là hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania); Nếu con bạn có các vùng da trơn, hói hoàn toàn, bé có thể bị chứng rụng tóc từng mảng (alopecia areata), một tình trạng trong đó hệ miễn dịch tấn công các nang tóc, làm chậm sự phát triển của tóc. Loại rụng tóc này thường xuất hiện ở những vùng da bị cô lập, mặc dù nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ lông/tóc trên cơ thể.
  • Một số bệnh trạng - như chứng suy giáp (rối loạn tuyến giáp) hoặc chứng giảm năng tuyến yên – cũng có thể gây rụng tóc ở trẻ.

Tôi có thể làm gì trước tình trạng rụng tóc của bé?

Bạn chẳng cần làm gì vì tình trạng này liên quan đến mức độ hormone. Nếu các mảng hói xuất hiện là do bé ngủ quá nhiều ở một tư thế thì hãy cố thay đổi tư thế ngủ cho bé khi ngủ trưa và ngủ vào ban đêm. Ngoài ra cũng chắc chắn bé có nằm sấp mỗi ngày. Ngoài việc để phần sau đầu nghỉ ngơi, nằm sấp còn rất cần thiết cho sự phát triển thể chất tổng thể của bé.

Nói cho bác sĩ về tình trạng rụng tóc của bé, đặc biệt là sau khi bé được 6 tháng. Rất có thể tình trạng này là bình thường, nhưng bác sĩ có thể giúp đảm bảo rằng không có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào và giúp điều trị nếu đó là một vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ, nếu con của bạn nấm da Ringworm, bé sẽ được kê toa thuốc kháng nấm.

Nếu bác sĩ nghi ngờ rụng tóc từng mảng, bé có thể được giới thiệu đến bác sĩ da liễu để được đánh giá thêm. Một số trẻ chỉ đơn giản là rụng tóc hơi nhiều mà không cần điều trị. Những trường hợp khác – thường là ở trẻ lớn hơn – thường được kê thuốc kích thích mọc tóc.

Nếu vết rách da đầu gây rụng tóc, bạn sẽ phải điều trị tóc và da đầu một cách nhẹ nhàng trong một thời gian cho đến khi vết rách lành lại.

Không chắc chắn nhưng trong nhiều trường hợp rụng tóc ở trẻ sơ sinh là tình trạng tạm thời. Bé có khả năng sẽ có một mái tóc dày dặn trong vòng một năm.

Nếu con tôi bị hói cả đầu thì sao?

Nhiều trẻ sơ sinh bị hói, mặc dù khi kiểm tra kỹ da đầu bé bạn vẫn có thể thấy các sợi tóc, lông màu nhạt, mượt. Tình trạng hói này đôi khi có thể kéo dài đến khi bé được 1 tuổi. Cho đến lúc ấy hãy cứ mặc bé và chờ đợi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh
Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh

Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.

Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha
Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha

Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.

Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng
Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng

Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.

Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa
Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa

“Sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?” Các cặp vợ chồng và cha mẹ của cặp song sinh luôn đặt câu hỏi này, và đó là một câu hỏi dễ trả lời. Trừ một tình huống: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  921 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5517 lượt xem

Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?

Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  764 lượt xem

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  752 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1588 lượt xem

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây