1

Tiêm trong da - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Tiêm trong da là tiêm một lượng thuốc rất nhỏ (1/10 ml) vào lớp thượng bì, chủ yếu để tạo phản ứng da cho tiêm thử phản ứng kháng sinh, tiêm vac xin BCG.

II. CHỈ ĐỊNH

- Thử phản ứng

  • Thuốc kháng sinh: penicilin, streptomycin.
  • Huyết thanh: kháng uốn ván, kháng nọc rắn.

- Phòng bệnh: tiêm vacxin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Không thử phản ứng khi người bệnh đang có cơn dị ứng cấp tính: viêmmũi, nổi mề đay, hen phế quản.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Điều dưỡng: có kiến thức, kỹ năng, tâm lý vững vàng và trang phục đầy đủ theo qui định.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ vô khuẩn

  • Khay tiêm, bơm tiêm 1ml, (bơm 10 nếu pha thử Test), kim rút thuốc, bông, gạc miếng, hộp đựng bông cồn.

2.2. Dụng cụ sạch

  •  Găng tay, kéo, băng dính, panh.
  •  Hộp chống shock.

2.3. Dụng cụ khác

  • Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải theo qui định
  • Bút ghi (trong trường hợp thử phản ứng)

2.4. Thuốc, dung dịch sát trùng

  •  Thuốc theo y lệnh
  •  Nước cất (trong trường hợp thử phản ứng), dung dịch sát trùng: cồn 70 O
  •  Dung dịch sát trùng tay nhanh

3. Bệnh nhi và gia đình bệnh nhi

  •  Nhận định tình trạng bệnh nhi, hỏi về tiền sử liên quan đến kỹ thuật.
  •  Giải thích về kỹ thuật sắp làm, gia đình bệnh nhi cam kết đồng ý kỹ thuật.
  •  Bôi kem EMLA giảm đau (nếu có), bôi trước 20-30 phút.
  •  Hướng dẫn những điều cần thiết (nếu cần).

4. Hồ sơ bệnh án

  • Phiếu chăm sóc, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật

2. Kiểm tra người bệnh

  • Tình trạng bệnh nhi

3. Thực hiện kỹ thuật

  •  Điều dưỡng rửa tay
  •  Thực hiện 5 đúng (kiểm tra thuốc lần 1)
  •  Pha và lấy thuốc đúng kỹ thuật, kiểm tra thuốc lần 2 trước khi bỏ vỏ ống thuốc.
  •  Xác định đúng vị trí tiêm, sát khuẩn vị trí tiêm
  •  Sát khuẩn tay nhanh/mang găng tay
  •  Thực hiện tiêm đúng kỹ thuật
  •  Rút kim, giúp bệnh nhi trở về tư thế thoải mái và hướng dẫn những điều cần thiết.
  •  Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ bệnh án.

Hình 1: Nốt sần tiêm trong da

Bảng 1: Đối chiếu kết quả thử phản ứng thuốc kháng sinh

Thuốc  Nước cất Kết quả
Đỏ Không đỏ Phản ứng (+): không tiêm được
Đỏ ít Đỏ ít (±): Tiêm được
Không đỏ Không đỏ (-): Tiêm được

VI. THEO DÕI

1. Theo dõi trong quá trình tiêm

  • Quan sát nét mặt, toàn trạng người bệnh, nếu có bất thường (dấu hiệu sốc phản vệ) báo bác sỹ.

2. Theo dõi sau tiêm

  • Nghỉ ngơi tại chỗ 15 phút, theo dõi chảy máu nơi tiêm.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Sốc phản vệ, dị ứng thuốc: xử trí theo phác đồ cấp cứu chống sốc phản vệ.
  •  Chảy máu, tụ máu nơi tiêm: cần vệ sinh tại chỗ, dùng bông vô khuẩn khô băng ép lại.
  •  Nhiễm trùng nơi tiêm, áp xe: cần vệ sinh sạch nơi tổn thương, trích rạch nếu có ổ áp xe.
  •  Gẫy kim: Rút kim bằng panh vô khuẩn nếu kim chưa ngập sâu, nếu kim ngập sâu gửi ngoại khoa.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khâu bảo tồn hoặc cắt thận bán phần trong chấn thân thận - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Định lượng IL-2R (hay CD25 hòa tan) trong huyết thanh bằng kỹ thuật miên dịch gắn men (Elisa) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Bóc phúc mạc kèm cắt các tạng khác và điều trị hóa chất với nhiệt độ cao trong phúc mạc trong mổ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Đưa niệu quản ra da đơn thuần và thắt động mạch chậu trong - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Cần Làm Gì Khi Bao Cao Su Bị Mắc Kẹt Trong Âm Đạo?
Cần Làm Gì Khi Bao Cao Su Bị Mắc Kẹt Trong Âm Đạo?

Bao cao su bị mắc kẹt trong âm đạo là một sự cố hi hữu nhưng không phải là không thể xảy ra. Vậy cần xử lý thế nào trong tình huống này?

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Quan hệ trong kỳ kinh có an toàn không?
Quan hệ trong kỳ kinh có an toàn không?

Không nhất thiết phải gác lại chuyện “thân mật” trong những ngày đèn đỏ. Nếu chuẩn bị kỹ càng thì vẫn hoàn toàn có thể vui vẻ trong thời gian này.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  832 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm vắc xin để đi du lịch trong khi mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  577 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai, tôi có thể tiêm vắc xin để đi du lịch không ạ? Việc tiêm vắc xin như vậy có an toàn cho tôi và thai nhi không, thưa bác sĩ?

Tiêm Botox trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  419 lượt xem

Tôi có thể tiêm botox khi đang mang thai không, thưa bác sĩ? Việc tiêm botox có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm thuốc gây mê nội soi đại tràng trong thai kỳ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  715 lượt xem

Trễ kinh, em mua 3 que về thử thì đều thấy lên rõ 2 vạch. Nhưng 1 tuần trước đó, do không biết dính bầu nên em lại vừa tiêm thuốc gây mê vào tĩnh mạch để nội soi đại tràng. Vậy, bs cho em hỏi là thuốc gây mê dùng tiêm tĩnh mạch đó có làm ảnh hưởng đến em bé trong giai đoạn đầu của thai kì không ạ?

Bé được 3 tháng mới tiêm 6 trong 1 có được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  943 lượt xem

Em muốn đợi cho bé nhà em được 3 tháng mới bắt đầu tiêm mũi chích ngừa 6 trong 1 được không, thưa bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây