1

Tiêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh lý phần mềm hay gặp, biểu hiện bằng đau tại vùng lồi cầu trong xương cánh tay. Lồi trong xương cánh tay là nơi bám của nhóm cơ trên lồi cầu. Điều trị nội khoa bao gồm: hạn chế vận động, dùng thuốc chống viêm không steroid tại chỗ và/ hoặc toàn thân, tiêm corticoid tại chỗ.
  • Viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay: biểu hiện bằng đau tại vùng lồi cầu trong. Đau tăng lên khi gấp cổ tay hoặc lật sấp cổ cẳng tay có đối lực, ấn lồi cầu trong đau chói.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Chống chỉ định tuyệt đối: nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp khuỷu ở vị trí tiêm.
  •  Chống chỉ định tương đối: bệnh lý nội khoa nặng như suy tim, xơ gan, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn toàn thân. Sau khi kiểm soát tốt các bệnh lý trên có thể tiêm.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  01 bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp.
  •  01 điều dưỡng.

2. Phương tiện

  •  Bộ dụng cụ tiêm khớp.
  •  Găng vô khuẩn.
  •  Kim tiêm 25-26 G, bơm tiêm 1-5 ml
  •  Bông, cồn Iod sát trùng, panh, băng dính.
  •  Thuốc tiêm khớp là thuốc corticoide tác dụng chậm như: methylprednisolon acetat 40mg/1ml (Depo Medrol); betamethasone dipropionate 5mg và betamethasone disodiumphosphate 2mg (Diprospan) hoặc hydrocotisol acetat 125mg/5ml...

3. Chuẩn bị người bệnh

  •  Bác sỹ khám người bệnh xác định lại chẩn đoán, kiểm tra các chỉ định và chống chỉ định.
  •  Giải thích cho người bệnh, mục đích tiêm cũng như các tai biến có thể xảy ra.

4. Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc

  •  Theo mẫu quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Thực hiện tại phòng thủ thuật xương khớp vô khuẩn theo quy định
  •  Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn về chỉ định, chống chỉ định.
  •  Tư thế người bệnh: tay người bệnh đặt trên mặt bàn tiêm, khuỷu tay gấp 450, cẳng tay xoay ra ngoài tối đa.
  •  Xác định vị trí tiêm: lồi cầu trong xương cánh tay, chỗ ấn đau nhiều nhất.
  •  Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn.
  •  Sát khuẩn bằng cồn Iod tại vị trí tiêm.
  •  Đưa kim vào vị trí đã xác định, tiêm khoảng 0,2-0,3 ml thuốc corticoide tác dụng chậm.
  •  Băng tại chỗ.
  •  Dặn dò người bệnh sau làm thủ thuật: tránh để ướt vị trí tiêm trong vòng 24 giờ. Hạn chế vận động khớp trong vòng 24 giờ.

Hình minh họa: Kỹ thuật tiêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay. Nguồn: internet

VI. THEO DÕI

  •  Chỉ số theo dõi: mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24 giờ.
  •  Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (bên dưới) sau 24 giờ.
  •  Theo dõi hiệu quả điều trị.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm với thuốc corticoid, thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung thuốc giảm đau paracetamol 0,5g-2g/ngày, mỗi lần uống 0,5g tùy theo mức độ đau.
  •  Nhiễm khuẩn phần mềm quanh khớp khuỷu do thủ thuật tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ cần điều trị kháng sinh thích hợp.
  •  Biến chứng hiếm gặp: tai biến do người bệnh quá sợ hãi, biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm. Người bệnh choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn...Cần đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tiêm điểm bám gân lồi cầu trong xương chày - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm điểm bám gân lồi cầu trong xương đùi - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương đùi - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chẩn đoán và điều trị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Tập luyện trong thai kỳ: Các dấu hiệu cảnh báo cần tập chậm lại hoặc dừng lại!
Tập luyện trong thai kỳ: Các dấu hiệu cảnh báo cần tập chậm lại hoặc dừng lại!

Cơ thể của bạn đang thay đổi: Không chỉ trọng tâm của trọng lực đã thay đổi, mà bạn còn mang trọng lượng nhiều hơn, do đó sẽ nhanh mệt mỏi hơn. Đó là lý do tại sao cần kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một phác đồ tập thể dục, tập luyện một cách cẩn thận và lắng nghe cơ thể của mình.

Loãng xương và sức khỏe xương khớp trong thời kỳ mãn kinh
Loãng xương và sức khỏe xương khớp trong thời kỳ mãn kinh

Vấn đề loãng xương thường không được phát hiện cho đến khi xương quá yếu và bị gãy. Khi đã bị gãy xương một lần do loãng xương thì sẽ rất dễ tiếp tục bị gãy trong tương lai.

Nên uống cà phê vào thời điểm nào trong ngày?
Nên uống cà phê vào thời điểm nào trong ngày?

Nên uống cà phê vào thời điểm nào trong ngày để có được lợi ích tối đa và giảm thiểu các vấn đề không mong muốn?

Nên uống vitamin D vào thời điểm nào trong ngày?
Nên uống vitamin D vào thời điểm nào trong ngày?

Hiệu quả của việc uống bổ sung vitamin D phụ thuộc vào một số yếu tố, gồm có thời điểm uống trong ngày và liều lượng. Vậy, nên uống vitamin D vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  838 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm vắc xin để đi du lịch trong khi mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  586 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai, tôi có thể tiêm vắc xin để đi du lịch không ạ? Việc tiêm vắc xin như vậy có an toàn cho tôi và thai nhi không, thưa bác sĩ?

Tiêm Botox trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  424 lượt xem

Tôi có thể tiêm botox khi đang mang thai không, thưa bác sĩ? Việc tiêm botox có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trước khi mang thai nên tiêm ngừa vào thời điểm nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  530 lượt xem

Trước khi mang thai, em chỉ muốn tiêm cảm cúm, không định tiêm thủy đậu, rubella. Vậy, nên tiêm ngừa cảm cúm thời điểm nào là tốt nhất? Em cao 1m623, chỉ nặng có 41 ký - Gày thế, liệu có ảnh hưởng đến quá trình mang thai không. Và, trước khi mang thai em nên bổ sung chế độ dinh dưỡng ra sao ạ?

Tiêm thuốc gây mê nội soi đại tràng trong thai kỳ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  719 lượt xem

Trễ kinh, em mua 3 que về thử thì đều thấy lên rõ 2 vạch. Nhưng 1 tuần trước đó, do không biết dính bầu nên em lại vừa tiêm thuốc gây mê vào tĩnh mạch để nội soi đại tràng. Vậy, bs cho em hỏi là thuốc gây mê dùng tiêm tĩnh mạch đó có làm ảnh hưởng đến em bé trong giai đoạn đầu của thai kì không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây