Tiêm điểm bám gân lồi cầu trong xương đùi - Bộ y tế 2014
I. ĐẠI CƯƠNG
Viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương đùi là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh lý phần mềm hay gặp, biểu hiện bằng đau tại vùng lồi cầu trong xương đùi. Điều trị nội khoa bao gồm: hạn chế vận động, dùng thuốc chống viêm không steroid tại chỗ và/ hoặc toàn thân, tiêm corticoid tại chỗ, vật lý trị liệu trong đó tiêm corticoid tại chỗ cho hiệu quả tốt.
II. CHỈ ĐỊNH
- Viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương đùi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Chống chỉ định tuyệt đối: nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp gối ở vị trí tiêm.
- Chống chỉ định tương đối: bệnh lý nội khoa nặng như suy tim, xơ gan, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn toàn thân. Sau khi kiểm soát tốt các bệnh lý trên có thể tiêm.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện (chuyên khoa)
- 01 Bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp.
- 01 Điều dưỡng.
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ tiêm khớp.
- Găng tay vô khuẩn.
- Kim tiêm 26 Gauge (G), bơm tiêm 5 ml.
- Bông, cồn Iod sát trùng, panh, băng dính.
- Thuốc tiêm khớp: methylprednisolon acetat (Depo Medrol) loại 1ml=40 mg hoặc hydrocotisol acetat 1ml=125 mg.
3. Chuẩn bị người bệnh
- Cần được kiểm tra chẩn đoán xác định, các chỉ định, chống chỉ định.
- Giải thích BN: mục đích, tai biến của thủ thuật; ký giấy cam đoan làm thủ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc
- Theo mẫu quy định
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Thực hiện tại phòng thủ thuật vô khuẩn theo quy định
- Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn về chỉ định, chống chỉ định.
- Tư thế: người bệnh ngồi trên giường, đùi gấp 450, khớp gối gấp 900.
- Xác định vị trí : lồi cầu trong xương đùi.
- Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn.
- Sát khuẩn bằng cồn Iod tại vị trí tiêm lồi cầu trong xương đùi.
- Đưa kim vào vị trí đã xác định, hướng kim về phía lồi cầu, tạo với mặt da 1 góc khoảng 45 - 60 độ, đâm kim sâu 5mm, rút nhẹ piston kiểm tra không có máu, đẩy piston thấy nhẹ tay, tiêm khoảng 0,2-0,3 ml methylprednisolon acetat (Depo Medrol) loại 1ml=40 mg hoặc hydrocotisol acetat 1ml=125 mg.
- Băng tại chỗ.
- Dặn dò người bệnh sau làm thủ thuật: BN giữ sạch và không để ướt vi trí tiêm trong vòng 24h sau khi tiêm. Sau 24h mới bỏ băng dính và rửa nước bình thường vào chỗ tiêm. Tái khám nếu chảy dịch, viêm tấy tại vị trí tiêm, sốt ...
VI. THEO DÕI
- Chỉ số theo dõi: mạch, HA, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24 h.
- Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (bên dưới) sau 24 h.
- Theo dõi hiệu quả điều trị.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm với thuốc corticoid, thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung giảm đau paracetamol 0,5g-2g/ngày, mỗi lần uống 0,5g tùy mức độ đau.
- Nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, ; xử trí: điều trị bằng thuốc kháng sinh thích hợp.
- Biến chứng muộn: teo da, mất sắc tố da tại chỗ tiêm do tiêm nhiều lần vào một vị trí, hoặc tiêm quá nông. => Lưu ý không để thuốc trào ra khỏi vị trí tiêm. Nếu đã có tai biến, không cần xử trí gì thêm. Cần báo trước cho BN để tránh hoang mang.
- Biến chứng hiếm gặp: tai biến do BN quá sợ hãi- biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm, do tiêm thuốc vào mạch máu hoặc tiêm quá nhanh: BN choáng váng, vã mồ hôi, ho khàn, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn....xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Hình minh họa: Tiêm điểm bám gân lồi cầu trong xương đùi. Nguồn: internet.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.
Vấn đề loãng xương thường không được phát hiện cho đến khi xương quá yếu và bị gãy. Khi đã bị gãy xương một lần do loãng xương thì sẽ rất dễ tiếp tục bị gãy trong tương lai.
Nên uống cà phê vào thời điểm nào trong ngày để có được lợi ích tối đa và giảm thiểu các vấn đề không mong muốn?
Hiệu quả của việc uống bổ sung vitamin D phụ thuộc vào một số yếu tố, gồm có thời điểm uống trong ngày và liều lượng. Vậy, nên uống vitamin D vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
Bút tiêm insulin là một lựa chọn thuận tiện để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Những dụng cụ này có kích thước nhỏ gọn nên có thể dễ dàng mang theo và có chứa sẵn insulin nên đây là một giải pháp lý tưởng khi cần di chuyển.
- 1 trả lời
- 1011 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 730 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai, tôi có thể tiêm vắc xin để đi du lịch không ạ? Việc tiêm vắc xin như vậy có an toàn cho tôi và thai nhi không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 566 lượt xem
Tôi có thể tiêm botox khi đang mang thai không, thưa bác sĩ? Việc tiêm botox có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 639 lượt xem
Trước khi mang thai, em chỉ muốn tiêm cảm cúm, không định tiêm thủy đậu, rubella. Vậy, nên tiêm ngừa cảm cúm thời điểm nào là tốt nhất? Em cao 1m623, chỉ nặng có 41 ký - Gày thế, liệu có ảnh hưởng đến quá trình mang thai không. Và, trước khi mang thai em nên bổ sung chế độ dinh dưỡng ra sao ạ?
- 1 trả lời
- 846 lượt xem
Trễ kinh, em mua 3 que về thử thì đều thấy lên rõ 2 vạch. Nhưng 1 tuần trước đó, do không biết dính bầu nên em lại vừa tiêm thuốc gây mê vào tĩnh mạch để nội soi đại tràng. Vậy, bs cho em hỏi là thuốc gây mê dùng tiêm tĩnh mạch đó có làm ảnh hưởng đến em bé trong giai đoạn đầu của thai kì không ạ?